Chức năng các tuyến nội tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 91 - 103)

CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT

9.2. Chức năng các tuyến nội tiết

9.2.1. Tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm ở sàn não thất III trong hố yên của xương bướm. Ở người có đường kính khoảng 1cm, nặng 0,5-1 g, ở trẻ em tuyến yên nhỏ hơn nhiều. Tuyến yên có 3 thuỳ là thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau (Hình 9.1).

Thuỳ trước là thuỳ tuyến, gồm 3 loại tế bào tuyến: Tế bào ưa acid chiếm 40%.Tế bào ưa kiềm chiếm 10%. Tế bào không bắt màu chiếm 50%. Thuỳ giữa gồm những tổ chức gian chất. Thuỳ sau là thuỳ thần kinh.

Mỗi thuỳ tiết ra những hormone khác nhau và có chức năng sinh lý khác nhau.

86

Hình 9.1. Tuyến yên [11].

* Các hormon thuỳ trước tuyến yên:

- Hormone sinh trưởng (GH) có tác dụng sau:

Kích thích tăng trưởng hầu hết những mô có khả năng tăng trưởng của cơ thể. GH làm tăng kích thước tế bào, tăng quá trình phân chia tế bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng kích thước cơ quan nội tạng.

Kích thích mô sụn và xương phát triển: GH làm phát triển sụn ở đầu xương, sau đó mô sụn chuyển thành xương, dẫn đến thân xương dài ra. GH kích thích mạnh tế bào tạo xương làm xương dày lên.

GH kích thích gan tạo nhiều phân tử somatomedin (một loại protein) - chất này gây tác động lên xương làm xương phát triển.

Kích thích sinh tổng hợp protein: tăng quá trình vận chuyển acid amin qua màng tế bào, tăng quá trình phiên mã và dịch mã. Giảm quá trình thoái hóa protein và acid amin.

Tăng quá trình tạo năng lượng từ lipid: GH có tác dụng làm tăng giải phóng acid béo từ các mô dự trữ, tăng chuyển hóa acid béo thành acetyl-CoA để tạo năng lượng.

Tác dụng trên chuyển hóa glucid: giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng, tăng dự trữ glycogen ở tế bào, giảm vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng bài tiết insulin.

87

- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có tác dụng lên cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp: tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp, tăng biến đổi các tế bào năng giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết), tăng phát triển hệ thống mao mạch tuyến giáp. Tác dụng lên chức năng: tăng hoạt động bơm iod, tăng gắn iod và tyrosine để tạo hormone tuyến giáp, tăng quá trình phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng tuyến giáp để giải phóng hormone tuyến giáp vào máu và giảm chất keo trong lòng nang giáp.

- Hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận (ACTH) có tác dụng làm tăng sinh tế bào tuyến vỏ thượng thận; điều hòa sự bài tiết hormone của tuyến vỏ thượng thận; tăng quá trình học tập và tăng trí nhớ; kích thích tế bào sắc tố sản xuất sắc tố melanin rồi phân tán sắc tố này trên bề mặt da.

- Hormone kích thích tuyến sinh dục (FSH và LH) là các hormone cần thiết cho sự chín sinh dục, ở nam giới thì kích thích sự phân bào tạo thành tinh trùng, ở nữ giới thì kích thích sự chín và rụng trứng.

* Thuỳ Giữa

Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra một hormone có tên là melanin-stimulating hormone (MSH) còn gọi là kích tố giãn hắc bào. Dưới tác dụng của MSH những hạt sắc tố đen trong bào tương của tế bào biểu bì da từ dạng tập trung sẽ phân tán khắp bào tương làm cho da đen lại.

Ở người dang nắng cả ngày, da đen rám nắng, cũng do tác dụng của MSH để ngăn cản sự xâm nhập sâu vào cơ thể của tia hồng ngoại mặt trời kể cả tia tử ngoại.

* Thùy Sau

Thuỳ sau tuyến yên tiết ra 2 hormone là (1)Antidiuretic hormone (ADH) và (2) oxytocin.

- Antidiuretic hormone (ADH) còn có tên vasopressin hay là kích tố kháng lợi niệu. Tác dụng sinh lý chính của ADH là thúc đẩy quá trình tái hấp thu chủ động nước ở ống lượn xa và ống góp để chống lại sự mất nhiều nước theo nước tiểu, giữ nước lại cho cơ thể. Tác dụng thứ hai của ADH là gây co mạch làm tăng huyết áp (trừ mạch máu não và thận).

- Oxytocin còn gọi là hormone thúc đẻ. Tác dụng sinh lý chính của oxytocin là gây co bóp cơ trơn tử cung ngoài ra còn gây co bóp của cơ trơn bàng quang và cơ ruột.

Ở trẻ em ưu năng tuyến yên thúc đẩy quá trình sinh trưởng, làm cho người lớn nhanh quá mức bình thường, thành người khổng lồ. Nhược năng tuyến yên ở trẻ em hạn chế quá trình sinh trưởng làm cho cơ thể kém phát triển, bé nhỏ nhưng cơ thể cân đối hoạt động sinh dục và trí tuệ bình thường.

88 9.2.2. Tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản vòng sụn 1-3 xếp thành đôi, giữa có eo nhỏ (Hình 9.2).

Hình 9.2. Tuyến giáp [15].

Ở trẻ sơ sinh tuyến giáp năng khoảng 1gam, 2 tuổi 3 gam, 5-7 tuổi nặng khoảng 6-10gam và ở tuổi dậy thì khoảng 25 gam đối với nữ và 30 gam đối với nam.

Tuyến giáp hoạt động mạnh lúc trẻ 5-7 tuổi và 13-15 tuổi. Sự phát triển tuyến giáp phụ thuộc vào hàm lượng iod trong cơ thể.

Tuyến giáp tiết hai hormone: Thyroxine và calcitonine Thyroxine có tác dụng sau:

- Tăng tạo nhiệt cho cơ thể.

- Kích thích sinh trưởng, phát dục: đối với cơ thể non đang lớn, thyroxine có tác dụng kích thích sự sinh trưởng phát dục của cơ thể, nó thúc đẩy phát triển tổ chức, biệt hoá tế bào. Thúc đẩy sự phát triển bào thai.

- Tác dụng đối với một số nội quan như: Cơ tim rất mẫn cảm với thyroxine, thiếu thyroxine tim đập chậm và yếu. Thừa thyroxine tim đập nhanh và dẫn đến chỗ loạn nhịp. Thyroxine có thể được xem như là chất dẫn nhịp tim. Vì vậy có thể nói thyroxine là hormon có liên quan đến trạng thái xúc cảm, hồi hộp và người ở trạng thái này dễ bị hao kiệt năng lượng, giảm cân. Bộ máy tiêu hoá cũng hoạt động tốt hơn nếu được tiêm thyroxine.

- Tac dụng đối vớí hệ thần kinh: hệ thần kinh được phát triển hoàn thiện hay không, phần lớn chịu ảnh hưởng chi phối của tuyến giáp.

89

Calcitonin: ảnh hưởng đến quả trình chuyển hóa calci và phospho trong máu, làm tăng calci và phospho trong nước tiểu. Do đó Calcitonin làm tắng quá trình tạo xương nên đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ em.

Nhược năng tuyến giáp nguyên nhân do trong thức ăn, nước uống thiếu iodine. Biểu hiện điển hình đó là chứng phù niêm dịch, trao đổi cơ sở giảm, thân nhiệt hạ, tim đập chậm, đần độn kém linh hoạt các loại phản xạ đều yếu và kéo dài.

Ở người xuất hiện bướu cổ (địa phương) hay bị run tay chân do thiếu nhiệt lượng, sợ rét. Bệnh bướu cổ ở người còn mang tính chất địa phương, thường xuất hiện ở những vùng cao do trong thức ăn, nước uống thiếu iodine.

Ưu năng tuyến giáp nguyên nhân do tuyến giáp hoạt động quá mức, trao đổi cơ sơ tăng có khi gấp đôi, dẫn đến làm thân nhiệt tăng, tim đập nhanh. Ở người xuất hiện bướu cổ, lồi mắt, thể trọng giảm, hay hồi hộp xúc động, hay cáu gắt. Nhiễm độc tuyến giáp là bệnh ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận và cơ quan trong cơ thể.

Nhiễm độc tuyến giáp có thể có thể xuất hiện một cách nguyên phát hoặc thứ phát do tổn thương tuyến giáp dẫn đến lượng thyroxine sản sinh ra nhiều, dư thừa nên làm xuất hiện trạng thái nhiễm độc cơ thể.

9.2.3. Tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp trạng có 4 tuyến hình quả xoan hay hình tròn (Hình 9.3). Ở người nó dài khoảng 6-7 mm, rộng 4-5 mm, dày 1,5-2 mm nằm lẫn sâu trong tuyến giáp. Khối lượng trung bình của các tuyến nhỏ thuộc tuyến cận giáp không vượt quá 0,13-0,36 gram.

Hình 9.3. Tuyến cận giáp [15].

90

Tuyến cận giáp tiết ra hormone có tên gọi là parathyroxine hay parahormone (PTH). Tác dụng sinh lý của parathyroxine là làm tăng calci huyết và giảm phospho huyết. Cơ chế tác động của nó là vừa tác dụng lên xương vừa tác dụng lên thận.

- Tác dụng trên xương: Parathyroxine kích thích sự đào thải calci từ xương đưa vào máu.

- Tác dụng lên thận: parathyroxine xúc tiến việc tái hấp thu calci ở ống thận và tăng đào thải phosphate (P).

- Ngoài ra Parathyroxine cũng có tác dụng làm tăng hấp thụ canlci ở ruột.

Ưu năng tuyến cận giáp là tình trạng cơ thể sản xuất ra nhiều hormone tuyến cận giáp làm mất cân bằng calci, phosphate, tăng cường giải phóng calci và phospho. Ưu năng tuyến cận giáp gây ra sự phá hủy xương mạnh do các tế bào hủy xương hoạt động quá mạnh dẫn đến tăng nồng độ ion calci trong máu, đồng thời xương bị rỗng, dễ gãy. Ngoài ra lượng calci và phosphate được đào thải qua thận nhiều và đây là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện sỏi thận.

Nhược năng tuyến cận giáp do tổn thương tuyến cận giáp hay do mắc các bệnh truyền nhiễm hay do bị nhiễm độc (chì, phospho…) dẫn đến nồng độ calci trong máu giảm (từ 9-12mg% xuống còn 5-7mg%). Nồng độ calci trong máu cần để đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh cơ. Khi nồng độ calci trong máu giảm, ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống hay nói cách khác là sợi thần kinh dễ hưng phấn hơn. Chức năng không bình thường của hệ thần kinh xảy ra không đồng thời với cả sợi thần kinh cảm giác và sợi vận động chính vì vậy làm tăng đáp ứng thần kinh-cơ. Trong một số trường hợp sẽ xuất hiện những cơn co cứng cơ. Hiện tượng co cứng cơ xảy ra ở đầu, tay, chân mặt dẫn đến bàn tay và bàn chân tay co quắp. Nhưng nguy hiểm nhất là sự co thắt cơ thanh quản gây ngừng thở có thể dẫn đến tử vong.

9.2.4. Tuyến tụy

Trong tuyến tuỵ có một số tế bào hợp thành đám sáng nổi không rõ, không có ống tiết (Hình 9.4). Những đám tế bào ấy, hợp thành đảo langerhan gọi là tuyến đảo tuỵ. Đảo tuỵ có kích thước từ 20 – 30 μ chiếm khoảng 1-3 % tổng khối lượng tuyến tuỵ. Tuyến đảo tuỵ được cung cấp nhiều mạch máu. Tuyến đảo tụy chứa 3 loại tế bào chính là tế bào alpha chiếm khoảng 25% tiết glucagon, beta chiếm khoảng 60%

tiết insulin và delta chiếm 10% tiết somatostatin. Ngoài ra trong tuyến đảo tủy còn một số ít tế bào khác được gọi là tế bào PP, chúng bài tiết hormone chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid của tụy. Thần kinh chi phối tuyến đảo tuỵ bao gồm cả đối giao cảm và giao cảm.

91

Hình 9.4. Tuyến tụy [11].

- Insulin: là hormone tham gia làm giảm đường huyết tăng quá trình vận chuyển glucose vào các mô, tăng dự trữ glycogen ở gan, cơ, tăng sự phân hủy glucosse ở mô, tăng sự chuyển hóa glucose thành acid béo. Insulin còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid thông qua hoạt động tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo đến các mô mỡ, tăng tổng hợp triglycerid từ acid béo để tăng dự trữ lipid ở mô mỡ. Insulin tác dụng lên chuyển hóa protein và sự tăng trưởng thông qua hoạt động tăng vận chuyển tích cực acid amin vào trong tế bào, tăng sao chép chọn lọc phân tử ADN mới ở nhân tế bào đích để tạo thành ARN thông tin; tăng dịch mã ARN thông tin tại ribosom để tạo các protein mới do đó làm phát triển cơ thể.

- Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết (tương tự tác dụng của adrenaline và ngược với insulin). Cơ chế tác động thông qua việc xúc tác sự phân giải glycogen thành glucose, nhưng nó chỉ hoạt hoá enzyme phosphorylase ở gan mà không hoạt hoá phosphorylase ở cơ. Glucagon cũng có tác dụng lên trao đổi lipid làm hạ lipid máu và ức chế gan trong sự tổng hợp acid béo và cholesterol.

- Bệnh đái tháo đường phần lớn nguyên nhân là do giảm bài tiết insulin từ tế bào beta của tuyến đảo tụy, trong một số trường hợp là do tế bào beta tăng nhạy cảm với tác dụng phá hủy của virus hoặc có thể do các kháng thể tự miễn chống lại tế bào beta. Trong một số trường hợp khác bệnh xuất hiện do yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự sinh sản tế bào beta. Bệnh béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường do làm giảm nhạy cảm của các recpetor tiếp nhận insulin tại các tế bào đích, do đó làm giảm hiệu quả thúc đẩy chuyển hóa của insulin bình thường. Người bị đái tháo đường thường ăn nhiều nhưng vẫn gầy, mệt mỏi do glucose không được sử dụng chính vì vậy cơ thể thiếu năng lượng để hoạt

92

động. Người bị đái tháo đường dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt ngoài da, lao phổi và có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh về mạch vành.

- Hạ đường huyết do tăng tiết insulin nguyên nhân thường do có khối u ở tế bào beta nên lượng insulin bài tiết quá mức đã làm giảm nồng độ glucose trong máu. Khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống mức 50-70mg/dl hệ thần kinh trung ương trở nên bị kích thích, người bị hạ đường huyết trở nên bồn chồn, lo lắng, run rẫy, vã mồ hôi. Trong trường hợp glucose trong máu giảm xuống ở mức 20- 50mg/dl sẽ dẫn đến hiện tượng co giật và mất ý thức, còn nếu glucose trong máu giảm xuống thấp hơn nữa người bị hạ đường huyết sẽ rơi vào trạng thái hôn mê.

9.2.5. Tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận (Hình 9.5).

Tuyến chia làm hai miền: miền tuỷ và miền vỏ. Mỗi miền tiết ra các loại hormone khác nhau. Miền tuỷ thuộc loại mô ưa crôm, miền vỏ thuộc loại tổ chức gian thận.

Miền tuỷ chịu sự chi phối trực tiếp của thần kinh giao cảm. Những sợi giao cảm sau khi vào tuyến thì tạo thành bó thần kinh dày đặc ở dưới màng của miền tuỷ. Mỗi một sợi chi phối một số lượng tế bào ưa crom nhất định. Sự chi phối thần kinh đối với miền tuỷ biến miền tuỷ thượng thận như là một hạch giao cảm lớn. Những sợi giao cảm vào miền tuỷ là sợi trước hạch.

Hình 9.5. Tuyến thượng thận [15].

Miền vỏ chia làm 3 lớp và tính từ ngoài vào trong là các lớp cầu, dậu, lưới và mỗi lớp tiết ra các loại hormone khác nhau.

* Chức năng miền tuỷ

Miền tuỷ thượng thận tiết ra 2 hormone: adrenaline (epinephrin) và noradrenaline (norepinephrin).

Tác dụng sinh lý của hai hormone này giống nhau nhiều chỗ và chỉ khác về mức độ và phạm vi tác dụng. Tác dụng của adrenaline và noradrenaline như sau:

93

- Đối với hệ tuần hoàn: Adrenaline làm tim đập nhanh, mạnh, tăng dẫn truyền hưng phấn cho tim. Noradrenaline ảnh hưởng đến tim không rõ. Đối với mạch máu và huyết áp thì ngược lại noradrenaline có tác dụng mạnh hơn nhiều so với adrenaline.

Cả adrenaline và noradrenaline đều gây co mạch, nhưng adrenaline chỉ gây co mạch máu da, còn noradrenaline gây co mạch toàn thân làm cho áp suất tâm thu và áp suất tâm trương đều tăng, sức cản ngoại vi cũng tăng làm huyết áp tăng mạnh.

Adrenaline làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn, tăng áp suất tâm thu nhưng không ảnh hưởng đến áp suất tâm trương.

- Đối với cơ trơn nội tạng: Cả hai hormone đều có tác dụng như nhau nhưng noradrenaline thì yếu hơn. Hai hormone làm giãn cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, khí quản nhánh và bàng quang. Làm co hoặc dãn cơ trơn tử cung, và tác dụng này khác nhau từng loại động vật và trạng thái sinh lý. Làm co cơ phản xạ đồng tử mắt gây giãn đồng tử, làm co cơ dựng lông. Riêng adrenaline làm co cơ trơn lá lách, gây co nhỏ lá lách (để tống máu vào hệ tuần hoàn khi cơ thể hoạt động, khi hưng phấn).

Tăng bài tiết mồ hôi.

- Đối với trao đổi đường: Cả hai hormone đều làm tăng đường huyết, nhưng tác dụng của adrenaline mạnh gấp 20 lần noradrenaline. Hormone nhóm này kích thích phân giải glycogen dự trữ ở gan thành glucose, làm tăng đường huyết. Ở cơ, nó xúc tác phân giải glycogen thành acid lactic. Làm tăng cao nồng độ acid lactic huyết.

- Đối với máu: Adrenaline làm giảm bạch cầu ái toan. Tác dụng này của noradrenaline không rõ.

- Đối với hệ thần kinh trung ương: Adrenaline làm tăng tính hưng phấn của hệ thần kinh trung ương. Nó kích thích sự tăng tiết ACTH của thuỳ trước tuyến yên.

Từ đó kích thích hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận, làm tăng phản ứng phòng vệ của cơ thể. Adrenaline còn tăng khả năng xúc tác cho phản ứng ôxi hoá - khử trong cơ thể. Tác dụng của adrenaline và noradrenaline trên các cơ quan nó trên thường không bền vì chúng nhanh chóng bị phá huỷ bởi các enzyme aminoxidase, tyrosinase.

- Điều hoà hoạt động miền tuỷ thượng thận: hoạt động của miền tuỷ thượng thận chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm. Những kích thích đau, lạnh, nóng, xuất huyết, vận động, thay đổi môi trường đột ngột đều tác dụng lên các thụ quan tương ứng, theo đường cảm giác vào thần kinh trung ương (tuỷ sống, hành tuỷ, vùng dưới đồi, vỏ não) lệnh truyền ra theo dây thần kinh nội tạng (sợi giao cảm trước hạch) đến kích thích miền tuỷ thượng thận tiết adrenaline và noradrenaline. Những

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)