Các cơ quan sinh dục nữ

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT

8.2. Các cơ quan sinh dục nữ

8.1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nữ Cơ quan sinh dục nữ cái gồm hai phần:

- Phần trong có hai buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung (dạ con) và âm đạo.

- Phần bên ngoài có âm hộ, âm vật, môi lớn, môi bé và các tuyến sinh dục phụ

Hình 8.2. Các cơ quan sinh dục nữ [15].

77 a. Buồng trứng

Buồng trứng là một đôi tuyến hình bầu dục vừa có chức, nằm trong hố chậu giữa hai xương cánh chậu và được cố định bởi các dây chằng. Buồng trứng vừa có chức năng ngoại tiết sản xuất trứng và vừa có chức năng nội tiết sản xuất hormone.

Ở tuần thứ 30 của thai nhi, cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thuỷ. Sau đó phần lớn chúng bị thoái hoá để chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang vào lúc mới sinh và đến tuổi dậy thì chỉ còn lại khoảng 300.000 - 400.000 nang. Trong suốt thời kỳ sinh sản của phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ có khoảng 400 nang này phát triển tới chín và xuất noãn hàng tháng (hình 8.8). Số còn lại bị thoái hoá. Trứng chỉ bắt đầu chín và rụng kế từ tuổi dậy thì (8-13 tuổi) và trung bình một tháng chỉ có một trứng chín, kéo dài đến thời kỳ mãn kinh (khoảng 45 -55 tuổi).

Trứng chín là một tế bào hình cầu, có đường kính khoảng 0,2mm chứa đủ chất dinh dưỡng để nuôi tế bào trứng đã thụ tinh trong một thời gian ngắn, khi trứng chưa làm tổ được ở thành dạ con. Trứng đã rụng chỉ có khả năng thụ tinh trong một thời gian ngắn, trong vòng 24 giờ.

b. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng gồm một đôi ống dài một đầu thông với dạ con, đầu kia loe rộng thành hình phễu mở ra trước buồng trứng. Trứng chín và rụng sẽ được phễu đón nhận vào trong ống dấn trứng. Ở đây trứng được di chuyển dần về phía dạ con nhờ nhu động của lớp cơ trơn ở thành ống, phối hợp với sự hoạt động của các lông rung động trên các tế bào biểu bì thuộc lớp niêm mạc lót trong lòng ống.

c. Tử cung

Tử cung là nơi tiếp nhận trứng đã thụ tinh và nuôi dưỡng thai. Lúc đẻ, cơ thành tử cung có nhiệm vụ co bóp để đẩy thai ra ngoài. Tử cung nằm trong hố chậu, sau bàng quang và trước trực tràng. Bình thường tử cung có hình trái lê gồm phần đáy, phần thân và phần cổ. Đáy tử cung có hai lỗ thông với hai ống dẫn trứng, cổ tử cung thông với âm đạo.

Thành tử cung có 3 lớp: Ngoài cùng là lớp màng liên kết bao bọc; Giữa là lớp cơ trơn rất dày và là thành phần chủ yếu của tử cung gồm các sợi cơ đan chéo nhau theo mọi hướng và có khả năng dãn nở rất lớn; Trong cùng là niêm mạc chứa nhiều mạch máu và các tuyến tiết chất nhày (đặc biệt là ở phần cổ tử cung). Lớp này có nhiều thay đổi theo chu kỳ rụng trứng hàng tháng.

c. Âm đạo

Âm đạo là một ống dài có khả năng chun dãn rất lớn. Âm đạo tiếp liền với tử cung ở phía trong và thông với bên ngoài qua âm hộ được giới hạn bởi các môi bé và môi lớn. Phía trên âm hộ là lỗ tiểu. Như vậy, đường sinh dục và đường tiết niệu ở

78

nữ tách biệt nhau. Trên lỗ tiểu là âm vật (âm hạch), tương ứng với dương vật ở nam giới, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và có khả năng cương cứng khi bị kích thích.

d. Tuyến vú

Tuyến vú có hình mâm xôi, ở mặt giữa có một lồi tròn gọi là núm vú, nơi đây có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh núm vú là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú. Trên bề mặt quần vú có các tuyến bã. Mỗi tuyến vú có khoảng 15- 20 thuỳ nhỏ, đó là các tuyến sữa, mỗi tuyến sữa có ống dẫn thông ra núm vú. Các tuyến sữa nằm quanh núm vú, một số ống dẫn của các thuỳ được chập lại thành ống chung, do đó số lỗ trên núm vú ít hơn số tuyến. Chất đệm chung quanh các tuyến là mô mỡ. Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì dưới tác dụng của oestrogen và progesteron hai hormon này kích thích phát triển tuyến vú và lớp mỡ để chuẩn bị cho khả năng nuôi con. Khi có thai tuyến vú càng phát triển mạnh để có khả năng bài tiết sữa.

Ngoài oestrogen các hormon khác cũng có tác dụng phát triển ống tuyến vú như GH, prolactin, hormon vỏ thượng thận, insulin.

8.2.2. Sinh lý sinh dục nữ a. Chức sinh sản trứng

Trứng được tạo thành trong buồng trứng từ các noãn nguyên bào. Quá trình phát triển từ noãn nguyên bào để thành trứng gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn tăng về số lượng các noãn nguyên bào: Trước khi bước vào tuổi dậy thì, các noãn nguyên bào được phân chia (nguyên phân) liên tiếp do đó số lượng noãn bào tăng lên. Do cơ chế nguyên phân nên các noãn bào được tạo thành đều có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và được bao bọc bởi lớp biểu mô. Đến tuổi dậy thì, noãn nguyên bào tiếp tục phát triển thành tế bào tế bào trứng theo hai giai đoạn kế tiếp.

- Giai đoạn sinh trưởng: Các noãn bào tích lũy chất dinh dưỡng, lớn lên về mặt kích thước, khối lượng và được tạo thành các noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) với 2n NST.

- Giai đoạn tạo thành tế bào trứng: Noãn bào cấp I tiến hành phân chia giảm nhiễm 2 lần liên tiếp. Qua phân chia giảm nhiễm giảm nhiễm lần 1, noãn bào cấp I được chia thành 1 noãn bào cấp II (noãn bào thứ cấp) và thể cực 1. Qua phân chia giảm nhiễm lần 2, noãn bào cấp II được chia thành 1 trứng và 1 thể cực 2, noãn bào cấp I phân chia thành 2 thể cực 2. Như vậy qua 2 lần phân chia giảm nhiễm, từ 2 noãn bào cấp I tạo thành 1 trứng và 3 thế cực.

79

Trứng là một tế bào chứa bộ đơn bội nhiễm sắc thể, là một tế bào có kích thước lớn, đường kớnh khoảng 100-150 àm và chứa nhiều tế bào chất, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển. Xung quanh trứng có lớp tế bào hạt gọi là màng lông.

b. Chức năng nội tiết

Hai hormone chính của buồng trứng là estrogen và progesteron. Ngoài ra hoàng thể còn bài tiết inhibin.

Estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng (trong giai đoạn không mang thai). Estrogen có các tác dụng sau:

- Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì: phát triển cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da…

- Tác dụng lên tử cung: làm tăng kích thước tử cung, kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tạo ra lớp chức năng trong nữa kỳ đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng. Kích thích sự phát triển của các tuyến niêm mạc, tăng khối lượng tử cung và tăng co bóp tử cung…

- Tác dụng lên cổ tử cung: làm cho tế bào cổ tử cung bài tiết dịch nhầy…

- Tác dụng lên ống dẫn trứng: làm tăng sinh các mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung và tang hoạt động của chúng theo một chiều hướng về phía tử cung…

- Tác dụng lên âm đạo: làm thay đổi các biểu mô của âm đạo, kích thích các tuyến âm đạo bài tiết acid…

- Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển hệ thống ống tuyến, phát triển mô đệm ở vú, tăng mỡ dự trữ ở vú…

- Tác dụng lên chuyển hóa như: tăng quá trình tổng hợp protein ở tử cung, tuyến vú…

- Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của các tế bào xương, lắng đọng chất Ca và làm xương chậu mở rộng….

Progesteron là hormone được bài tiết chủ yếu do hoàng thể trong nữa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Progesteron có tác dụng sinh lý như sa:

- Tác dụng lên tử cung: làm biến đổi cấu trúc lớp chức năng của niêm mạc tử cung, giảm co bóp cơ trơn tử cung…

- Tác dụng lên cổ tử cung: kích thích các tuyến niêm mạc cổ tử cung bài tiết dịch nhầy…

- Tác dụng lên ống dẫn trứng: kích thích lên niêm mạc ống dẫn trứng, bài tiết chất dịch có chứa các chất dinh dưỡng để trứng phát triển và thực hiện quá trình phân chia khi dịch chuyên về tử cung…

80

- Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển các thùy tuyến vú, làm cho các tế bào bọc quanh tuyến vú tăng sinh, to lên và có khả năng bài tiết…

- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ cơ thể…

c. Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc chức năng dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của hormone tuyến yên và buồng trứng. Độ dài của chu kỳ được tính bằng từ khi xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt của hai chu kỳ kế tiếp nhau. Độ dài chu kỳ ở phụ nữ Việt Nam trung bình khoảng 28-30 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tăng sinh và giai đoạn bài tiết.

* Giai đoạn tăng sinh (còn gọi là giai đoạn estrogen)

Tuyến yên tăng tiết FSH và LH làm khoảng 6-12 nang trứng phát triển. Đầu tiên, FSH và LH làm tăng sinh tế bào hạt của các nang, sau đó tạo ra lớp vỏ cho các nang trứng. Lớp vỏ được chia thành 2 lớp: lớp áo trong và lớp áo ngoài, trong đó lớp áo trong của nang trứng này tiết estrogen.

Dưới tác dụng của estrogen, kích thích sự phát triển cơ trơn thành tử cung.

Lớp nền tăng sinh nhanh chóng do đó, niêm mạc tử cung dày dần lên. Cuối giai đoạn tăng sinh, niêm mạc tử cung dày khoảng 3-4 mm. Bên cạnh đó, các tuyến ở niêm mạc tử cung dài ra, mạch máu phát triển theo. Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo tử cung. Lớp dịch này tạo điều kiện để tinh trùng dịch chuyển vào cổ tử cung.

Sau 7-8 ngày phát triển thông thường có một nang trứng phát triển nhanh, còn các nang khác bị thoái hóa. Ở nang trứng phát triển, kích thước tăng lên, lượng estrogen bài tiết cũng nhiều hơn các nang còn lại. Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao gây điều hòa ngược dương tính đối với tuyến yên làm tăng bài tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của FSH và LH, các tế bào hạt và lớp áo trong tăng sinh mạnh, estrogen được bài tiết tăng lên kết quả làm tăng kích thước nang trứng (đường kính nang trứng đạt 1-1,5 cm). Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn, lượng LH được bài tiết từ tuyến yên tăng đột ngột gấp 6-10 lần và nồng độ LH đạt giá trị cao nhất trước thời điểm phóng noãn 16 giờ. Nồng độ FHS cũng tăng khoảng 2-3 lần. LH và FSH tác dụng phối hợp làm nang trứng căng phồng lên. LH kích thích tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng bài tiết progesteron đồng thời, lượng bài tiết estrogen giảm trước khi phóng noãn một ngày. Các thay đổi nồng độ hormone trên làm nang trứng vỡ ra và giải phóng noãn ra khỏi nang trứng.

* Giai đoạn bài tiết (còn gọi là giai đoạn progesteron)

81

Tuyến yên vẫn tiếp tục tiết hormone FSH và LH. Dưới tác dụng của LH, một số tế bào hạt còn lại ở vỏ nang vỡ được biến đổi thành hoàng thể. Các tế bào hoàng thể tiết ra progesteron và estrogen. Về sau hoàng thể bắt đầu thoái hóa, giảm dần chức năng bài tiết.

Dưới tác dụng của estrogen, lớp niêm mạc tử cug tiếp tục được tăng sinh.

Dưới tác dụng của progesteron, niêm mạc tử cung dày lên nhanh và bài tiết dịch, các tuyến phát triển chứa đầy dịch. Niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh.

Nếu không có hiện tượng thụ tinh sau khi phóng noãng thì khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, hoàng thể bị thoái hóa. Nồng độ estrogen và progestenron giảm xuống thấp, niêm mạc tử cung bị thoái hóa, động mạch niêm mạc xoắn và co thắt lại và gây nên hiện tượng kinh nguyệt. Lượng máu trung bình trong một chu kỳ là 38,13 ± 24,76 ml và máu kinh nguyệt là máu không đông. Thời gian xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt là 3-5 ngày.

8.2.3. Dậy thì ở nữ giới

Trong giai đoạn bào thai và sau khi sinh, buồng trứng không hoạt động. Khi nhận được kích thích từ tuyến yên, hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng khả năng sinh giao tử, bài tiết hormone sinh dục. Kết quả dẫn đến sự thay đổi về thể chất, tâm lý, hoàn thiện về chức năng sinh dục ở trẻ em nữ.

Chức năng sinh giao tử của buồng trứng cũng bắt đầu hoạt động, dưới tác dụng của hormone tuyến yên, các nang trứng phát triển dẫn đến hiện tượng chín và phóng noãn. Buồng trứng tiết estrogen và progestenron, làm tăng quá trình chuyển hóa cơ thể do đó cơ thể trẻ em nữ phát triển mạnh và cân đối, các cơ quan sinh dục phát triển về mặt kích thước và hoàn thiện về mặt chức năng. Một số đặc tính sinh dục nữ thứ phát xuất hiện như mọc lông mu, lông nách, giọng nói trong hơn và có những thay đổi về mặt tâm lý…

Tuổi dậy thì kéo dài khoảng 3-4 năm. Thời điểm bắt đầu dậy thì được đánh dấu bằng sự phát triển của tuyến vú, trẻ em Việt Nam giai đoạn này thường từ 8-11 tuổi. Thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh nguyệt đầu tiên, trẻ em Việt Nam giai đoạn này khoảng 12-14 tuổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)