Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lệch chuẩn đạo đức

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 21 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lệch chuẩn đạo đức

Nói đến những công trình nghiên cứu về sự lệch chuẩn đạo đức, phải kể đến cuốn sách của tác giả Edgar Morin "Trái đất tổ quốc chung, Tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới" [48]. Edgar Morin - một học giả xã hội học nổi tiếng người Pháp, Ông được biết đến như là "một trong các gương mặt hàng đầu của tư tưởng Châu Âu, Ông hiện là Giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) của Pháp. Trong cuốn sách

"Trái đất tổ quốc chung, Tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới", tác giả đã viết về tư duy phức hợp, đồng thời bằng tư duy phức hợp mà thấu hiểu về trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại, nơi mà toàn nhân loại cùng chia sẻ vận mệnh chung, sống và chết. Nó kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống và cư xử với nhau như anh em, chị em, thực hiện việc văn minh hóa trái đất. Tác giả gọi các hiện tượng sai lệch của xã hội như là một thứ "bi kịch của sự phát triển" [48, tr.199-200]. Những luận điểm của cuốn sách này là cơ sở để tác giả luận án đi sâu phân tích những nội dung về sự lệch chuẩn đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu về sự lệch chuẩn đạo đức, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có cuốn sách "Lệch chuẩn xã hội và tội phạm - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [31]. Trong cuốn sách này, trên cơ sở khái niệm chuẩn mực xã hội, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm lệch chuẩn dưới góc độ nghiên cứu của các nhà xã hội học, đó là: chuẩn mực xã hội là "quy tắc hành vi phổ biến, được các thành viên trong xã hội thừa nhận và tuân thủ và nó gắn với các hình thức thưởng - phạt nhất định. Chuẩn mực quy định tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hoặc cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi con người nhằm bảo đảm trật tự xã hội. Cùng với động cơ và hoàn

cảnh, chuẩn mực quy định, chi phối hành vi của con người"; lệch chuẩn xã hội "là sự vi phạm các chuẩn mực và sự mong đợi chung của cộng đồng xã hội " [31, tr.11 - 12]. Đây là một nguồn tư liệu quý để tác giả luận án phân tích đưa ra khái niệm lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Bàn về sự lệch chuẩn đạo đức còn có cuốn sách: "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" [94]. Của tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã luận giải sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường. Theo các tác giả "thang giá trị đạo đức Việt Nam hôm nay chưa được xác lập rõ ràng",…

có sự mâu thuẫn giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức (hành vi đạo đức),…

có sự mâu thuẫn giữa đạo đức truyền thống và đạo đức mới, giữa lý trí và tình cảm đạo đức. Vấn đề là cái chuẩn mực, cái lý tưởng đạo đức là gì, để con người hướng hành động và điều chỉnh quan hệ cho phù hợp. Vì chuẩn mực là phương thức thực hiện, là cái cần phải có của đạo đức. Từ chuẩn mực mới thấy được cần phủ định cái gì, khẳng định cái gì, khuyến khích cái gì, ngăn cản cái gì. Đặc biệt cần phải xác định cái gì là nguyên tắc đạo đức thời đại này. Cùng với việc xác định chuẩn mực đạo đức là những lý tưởng đạo đức hay giá trị đạo đức, biểu hiện khuynh hướng lịch sử của các chuẩn mực đạo đức riêng rẽ, đóng vai trò định hướng mục đích cho các hoạt động của con người [94, tr.73 - 74]. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này, trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức, tác giả luận án tiến hành phân tích, tổng hợp những tiêu chí để xác định sự lệch chuẩn đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

Bàn về một khía cạnh của sự lệch chuẩn đạo đức, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đã có cuốn sách: "Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa" [28], trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích giá trị truyền thống Việt Nam - một nội dung trong chuẩn mực đạo đức người Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, các tác giả đã nêu lên thực

trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả luận án xác định những nhân tố tác động làm lệch chuẩn đạo đức Việt Nam hiện nay.

Tác giả Lê Quý Đức và Hoàng Chí Bảo, trong cuốn sách "Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp" [47], đã phân tích khá sâu sắc thực trạng văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay trên nhiều bình diện, đặc biệt là những biến đổi trong các giá trị chuẩn mực đạo đức. Các tác giả đã khẳng định rằng:

Ngày nay hệ giá trị đạo đức dân tộc đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc mở cửa hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa... Các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo xu hướng tích và tiêu cực, tạo nên những mảng sáng tối của đời sống tinh thần đạo đức hiện nay [47, tr.85].

Đây cũng là cơ sở để tác giả luận án xác định những tiêu chí của sự lệch chuẩn đạo đức.

Tác giả Nguyễn Duy Bắc với cuốn sách "Sự biến đổi của giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay"

[14] đã chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay, góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống đường lối, chính sách phát triển văn hóa, hình thành các giá trị văn hóa mới. Trong cuốn sách này tác giả cũng mới chỉ dành một phần nhỏ để bàn đến sự biến đổi giá trị đạo đức với tư cách là một trong những giá trị tinh thần chủ yếu. Tuy nhiên nó cũng là cơ sở để tác giả luận án xác định những nội dung về sự lệch chuẩn đạo đức hiện nay.

"Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" [29] là cuốn sách tập hợp các bài viết chọn lọc được trình bày trong hội

thảo khoa học "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", do Viện Triết học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức tại Hà Nội, tháng 8 năm 2001. Các bài viết được tập hợp trong cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu về những biến đổi về đạo đức do sự tác động của nền kinh tế thị trường. Đây là cơ sở giúp tác giả luận án có những luận chứng để phân tích nguyên nhân của sự lệch chuẩn đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài: "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp", của tác giả Nguyễn Duy Quý [106], trên cơ sở phân tích, mổ xẻ hiện thực cuộc sống trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công trình nghiên cứu đã phác họa một cách tương đối trung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực, với những số liệu điều tra xã hội học phong phú, làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên công chức, thanh niên...

Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức trong xã hội. Từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng đạo đức xã hội.

Các Đề tài của Ban Tuyên giáo Trung ương: "Tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng tới xã hội" [9];

"Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công cuộc phòng, chống" [10], gồm các chuyên đề do các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu đánh giá thực trạng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên ảnh hưởng đến các đối tượng trong xã hội trong đó có sinh viên.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, trong bài "Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay" [67], đã lý giải nguy cơ suy thoái đạo đức của con người Việt Nam hiện nay là do quá trình toàn cầu hóa…

Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức"

[27] đã cho rằng: Tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan với sự biến động trong nền kinh tế - xã hội thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [27, tr.19].

Tác giả Nguyễn Ngọc Long trong bài viết "Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay" [78]

đã luận giải mối quan hệ và những tác động qua lại giữa đạo đức và kinh tế cũng như vấn đề xây dựng đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Theo đó kinh tế thị trường được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biến đổi quan trọng về mặt đạo đức.

Tóm lại, vấn đề lệch chuẩn đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ khái niệm toàn cầu hóa, sự tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến các quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam; làm rõ biểu hiện các giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường: quá trình thay đổi các giá trị trong cuộc sống, biểu hiện lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người, lối sống thực dụng đề cao đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân đang làm băng hoại đạo đức xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới đạo đức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta. Có công trình đã đề cập đến khái niệm "lệch chuẩn đạo đức" song chưa sâu sắc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý trong quá trình thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án.

1.2. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Nghiên cứu liên quan đến sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên có công trình khoa học về "Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội sinh viên và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2008 - 2013" do Bùi Quang Huy làm chủ nhiệm [65], đã nghiên cứu tình hình sinh viên về các mặt: tư tưởng chính trị của sinh viên; định hướng giá trị và đạo đức lối sống của sinh viên; tình hình học tập của sinh viên; sức khỏe và thể chất của sinh viên; tác động của các chính sách đối với sinh viên...

Trung ương Hội sinh viên Việt Nam có Báo cáo về Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên Việt Nam (1993 -1998) [118]. Trong Báo cáo đã đánh giá: "Vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên nhận thức chính trị kém, không chịu phấn đấu rèn luyện, lập trường tư tưởng không vững vàng, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống buông thả chạy theo đồng tiền và những thị hiếu tầm thường, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội" [118, tr.5].

Tác giả Phạm Thị Kim Anh với bài viết "Đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta - Thực trạng và giải pháp giáo dục" [1] đã cho rằng: Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta mấy năm gần đây trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội... Bên cạnh số ít những em vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có mục đích, có hoài bão thì phần lớn thế hệ trẻ hôm nay không xác định được mục đích cần làm, nhầm lẫn các giá trị trong cuộc sống, sống thực dụng, buông thả, phóng đãng, ích kỷ, lạnh lùng, vô cảm, thiếu trách nhiệm... [1, tr.4], sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng không nằm ngoài những nhận định đó.

Tại hội thảo khoa học toàn quốc về "Giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp" [122], do Hội Tâm lý - Giáo dục

Việt Nam tổ chức tại Đồng Nai, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thầy cô giáo đến từ các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Dưới nhiều góc độ khác nhau các nhà khoa học đã phân tích rõ nét thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Trong bài viết của mình tác giả Trần Thị Kim đã đánh giá:

Vẫn còn một bộ phận không chịu khó tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, học tập chỉ mang tính chất đối phó. Chưa thấy hết được trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên trong nhà trường đại học. Chính vì vậy họ đã có những hành vi lệch chuẩn làm ảnh hưởng đến nhóm, đến cộng đồng nói chung. Cụ thể, không có ý thức tham gia học hỏi, ngại đến thư viện, ít đến giảng đường, nên đi thi thường trông chờ ỷ lại..., Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Có em tỏ ra lười lao động thích ăn nhậu, cờ bạc, nên đã dẫn đến trộm cắp. Trong các cuộc họp bàn tập thể, có những sinh viên không dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, ngang nhiên bao che, chia bè kéo cánh... [122, tr.49].

Qua kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã chỉ ra những biểu hiện lệch chuẩn của sinh viên hiện nay nói chung, trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên. Chính vì vậy, đó là cơ sở khoa học để tác giả luận án phân tích, khái quát những biểu hiện về sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Đại học Thái Nguyên là một trường đại học vùng, trong đó gồm nhiều trường đại học và các khoa thành viên, chính vì vậy các công trình nghiên cứu riêng về sinh viên Đại học Thái Nguyên còn mang tính chất nhỏ lẻ và chủ yếu là các bài báo phản ánh những khía cạnh những biểu hiện của sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay. Trong đó có bài viết của tác giả Phạm Khắc Hùng - Phạm Hồng Quang, "Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên" [68]. Trong bài viết này các tác giả đã chỉ ra đại đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức "rèn đức, luyện tài vì ngày

mai lập nghiệp", song bên cạnh đó vẫn còn không ít sinh viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, một số giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống có nguy cơ ngày càng mai một…

Ngoài ra còn có bài viết của tác giả Hoài Thu về "Báo động tình trạng nghiện game online ở sinh viên" [113], đã phản ánh về tình trạng nghiện game của sinh viên – một trong những biểu hiện của sự lệch chuẩn đạo đức sinh ở viên hiện nay. Qua bài viết này tác giả đã chỉ ra:

Tại các cổng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn T.P Thái Nguyên có rất nhiều quán Game hoạt động thâu đêm, suốt sáng.

Trong đó tỉ lệ sinh viên đến những quán Game này tương đối nhiều.... Những người đến đây chơi game đa phần là các bạn học sinh, sinh viên. Vào những giờ cao điểm từ 11 giờ trưa đến 21 giờ tối quán Game thường không còn đủ máy tính để phục vụ các bạn sinh viên" và việc nghiện game online "không chỉ dừng lại ở việc gây tổn hại về sức khỏe, tốn kém thời gian lẫn tiền bạc game online còn gây ra những ảnh hưởng tới nhân cách sống và văn hoá của giới trẻ. Sinh viên trở nên cục cằn, khó tính và có những hành vi ứng xử thiếu văn hoá. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng học hành, học tập sút kém dẫn đến chán học... [113].

Phản ánh một khía cạnh về thực trạng lệch chuẩn đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên các tác giả Đàm Khải Hoàn – Phạm Trung Kiên có bài viết "Thực trạng lối "sống thử" trong sinh viên y khoa hệ chính quy Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên" [60], đã chỉ ra:

Tỉ lệ sinh viên “sống thử” trong sinh viên của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là 6,5%. Nam giới, lứa tuổi trên 22 và sinh viên người dân tộc Tày có tỉ lệ “sống thử”cao nhất. Sinh viên thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá đều có tỉ lệ “sống thử” đáng

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 21 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)