Những đặc điểm cơ bản của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 70 - 74)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Những đặc điểm cơ bản của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

3.1.1. Những đặc điểm cơ bản của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31CP của Chính phủ. Là một trong số 5 đại học theo mô hình đại học hai cấp. Đại học Thái Nguyên được giao trọng trách là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc - vùng có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu tiềm năng phát triển và có địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước.

Trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đến nay, sau 17 năm xây dựng và phát triển, Đại học đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một Đại học vùng. Là một trường đại học vùng, đại học trọng điểm quốc gia, nên quy mô đào tạo của trường cũng không ngừng mở rộng. Đến nay tổng số sinh viên đại học chính quy của trường là 10.850 sinh viên.

Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng mang trong mình những đặc điểm của sinh viên Việt Nam, đó là:

- Họ là những người có trình độ văn hóa tương đối cao, vì họ đều đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, bổ túc hoặc tương đương, đang theo học đại học và cao đẳng, chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai.

- Chịu ảnh hưởng của tâm lý nhóm có tính học thuật và hướng đến nghề nghiệp chuyên môn.

- Sinh viên hôm nay, họ sống thực tế hơn, thể hiện ở sự lựa chọn ngành nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức cụ thể, thiết thực để học nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc trong thực tế, cố gắng chuẩn bị kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích làm những công việc đem lại thu nhập cao… Có thể khẳng định, sinh viên hiện nay đang có một sự thay đổi rất rõ nét về lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể, tính mục đích trong suy nghĩ và hành động.

- Sinh viên hôm nay, họ sống năng động hơn, thể hiện ở sự tích cực chủ động trong các hoạt động của mình, một số sinh viên đã hình thành tư duy kinh tế từ rất sớm, họ vừa đi học vừa đi làm. Việc đi làm thêm ngay từ khi còn đang đi học sẽ giúp sinh viên từng bước làm quen với thực tế cuộc sống, bổ sung kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội, rèn luyện bản lĩnh cũng như kỹ năng tự khẳng định mình, biết quý trọng lao động cũng như giá trị đồng tiền…

- Sinh viên hôm nay, họ có ý thức cá nhân ngày càng cao hơn, điều đó được thể hiện trong việc họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân trong các lĩnh vực sinh hoạt và học tập. Với họ, lợi ích thiết thực là vấn đề luôn được quan tâm và lợi ích ấy trước hết phải là lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình trong tương quan với lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng.

Và học trước hết là do mình, vì lợi ích của chính mình sau là góp phần vào sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng đất nước.

- Sinh viên hôm nay có sự đa dạng hóa về kinh tế (giàu - nghèo, chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình); trình độ học lực đầu vào (khá, giỏi, trung bình).

Ngoài những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam nói trên, sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhất là về khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, bởi xuất phát điểm của sinh viên nhà trường còn thấp, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc của Tổ quốc. Điều kiện sống của sinh viên Đại học Thái Nguyên nhìn chung còn thấp, số lượng sinh viên được cử tuyển vào học tại các trường đại học, cao đẳng tương đối nhiều, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, sinh viên Đại học Thái Nguyên chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc hội tụ về ngôi nhà chung Đại học Thái Nguyên, điều đó đã tạo ra một bức tranh đa màu sắc trong cách ứng xử, lối sống, điều kiện sinh hoạt hàng ngày của sinh viên. Theo thống kê, hiện nay Đại học Thái Nguyên có khoảng 34 dân tộc anh em cùng sống, học tập và sinh hoạt.

Điều này đã tạo ra những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh viên Đại học Thái Nguyên mang đậm bản sắc văn hoá đa tộc người.

Thứ ba, một thực tế đang diễn ra trong nội bộ sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, đó là có sự xa cách giữa sinh viên giàu và sinh viên nghèo, giữa sinh viên dân tộc thiểu số và sinh viên dân tộc kinh. Sở dĩ có hiện tượng này là do có sự khác biệt về văn hoá, về tập quán, sự chênh lệch về chỉ số IQ, về sự đầu tư cho giáo dục của các gia đình ở khu vực miền núi phía Bắc là khác nhau…

Để có được những số liệu xác thực nhất về thực trạng lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với công cụ là bảng hỏi. Tác giả đã phát 500 phiếu theo cách lấy xác xuất cụ thể như sau:

* Tỷ lệ sinh viên nam, nữ:

- 48,4% là sinh viên nam

- 51,6% là sinh viên nữ [phụ lục 1].

* Tỷ lệ sinh viên cư trú thường xuyên ở vùng nông thôn, vùng núi hay thành thị trước khi vào đại học:

- 64,1% là số sinh viên cư trú thường xuyên ở vùng nông thôn, vùng núi trước khi vào đại học

- 35,9% là số sinh viên cư trú thường xuyên ở thành thị trước khi vào đại học [phụ lục 1].

* Tỷ lệ sinh viên học năm thứ:

- 22,8% là sinh viên năm thứ nhất - 25,7% là sinh viên năm thứ hai - 17,1% là sinh viên năm thứ ba - 18,1% là sinh viên năm thứ tư

- 16,3% là sinh viên năm thứ năm [phụ lục 1].

* Tỷ lệ sinh viên thuộc các ngành, lĩnh vực:

- 16,0% sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên - 10,1% sinh viên thuộc lĩnh vực y dược

- 10,2% sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn - 20,0% sinh viên thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính

- 20,1% sinh viên thuộc khối sư phạm

- 29,0% sinh viên thuộc khối kỹ thuật, công nghệ [phụ lục 1].

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)