Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.2. Thực trạng lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
3.1.2.1. Một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay có sự nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội và mục tiêu lý tưởng cách mạng
Biểu hiện rõ nét nhất của sự nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội và mục tiêu lý tưởng cách mạng ở một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, đó là sự dao động về lý tưởng, mục tiêu, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với câu hỏi:
Bạn có tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn không? Qua phân tích số liệu, có 17,0% số sinh viên được hỏi vẫn còn băn khoăn về con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, thậm chí có 1,9% số sinh viên được hỏi đã tỏ rõ thái độ là không tin tưởng vào con đường cách mạng này. Còn với câu hỏi: Niềm tin của bạn đối với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? có 40,6% số sinh viên được hỏi cho rằng tin tưởng nhưng vẫn còn băn khoăn về sự nghiệp này, 3,8% số sinh viên được hỏi tỏ rõ thái độ là không tin tưởng vào thành công của công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [phụ lục 1]. Điều đó đã cho thấy, trong sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên có biểu hiện lệch chuẩn về nhận thức, về đạo đức.
Từ sự dao động, sự thiếu niềm tin vào vào con đường cách mạng của dân tộc, sự dao động đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dẫn đến động cơ vào đảng của sinh viên cũng mang tính chất thực dụng. Với câu hỏi: Bạn có mong muốn trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hay không? Có đến 91,8% số sinh viên được hỏi muốn trở thành đảng viên. Tuy nhiên, động cơ vào Đảng của 51,8% số sinh viên ấy là vào Đảng để sau khi ra trường dễ tìm kiếm công ăn, việc làm, để có cơ hội thăng
tiến, điều này trái ngược với mục tiêu lý tưởng khi phấn đấu vào Đảng của mỗi đoàn viên là để được cống hiến, rèn luyện và trưởng thành [phụ lục 1].
Cũng từ sự sự thiếu niềm tin vào vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nên khi được hỏi sinh viên nơi bạn đang học tập có nguyện vọng phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam không? Thì có tới 25,7% số sinh viên được hỏi cho rằng có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng nhưng không nhiều, hoặc rất ít. Thậm chí có tới 33,1% số sinh viên được hỏi đồng ý với quan điểm cho rằng sinh viên chỉ cần học giỏi còn việc vào Đảng hay không thì không quan trọng, 30,0% số sinh viên được hỏi vẫn còn phân vân với quan điểm trên. Từ đây số sinh viên này đi đến một nhận thức vô cùng ấu trĩ là việc học các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là không cần thiết và học cũng được và không học cũng không sao, đã có 25,8% số sinh viên được hỏi có quan điểm như vậy. Những biểu hiện trên đây thể hiện rõ nét nhất, tập trung nhất của sự nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội, về lý tưởng cách mạng và về sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế trong sáng của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay suy. Từ dao động dẫn đến hoài nghi, không tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, không kiên định lập trường, quan điểm, làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, trở thành kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam [phụ lục 1].
Một trong những cách thức mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng để chống phá cách mạng nước ta đó là thông qua mạng internet, họ dùng mạng để viết bài xuyên tạc, bôi nhọ Đảng ta và cách mạng nước ta với mục tiêu chia rẽ sự đoàn kết của dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Tuy nhiên, với câu hỏi: Trước những thông tin chính trị nhạy cảm do các tổ chức, thành phần không chính thống trên mạng internet đánh giá, bạn thấy thế nào? Đã có 42,0% số sinh viên được hỏi cho rằng đó cũng là những thông
tin cần thiết để nhìn nhận toàn cảnh sự việc. Đây là một con số đáng giật mình, bởi nó thể hiện sự mơ hồ mơ hồ của một bộ phận sinh viên về âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Chẳng hạn như lợi dụng một số vấn đề nóng của đất nước như vụ cá chết hàng loạt, vấn đề biển đảo... một số phần tử xấu đã kích động, lôi kéo sinh viên tụ tập biểu tình trái pháp luật, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự toàn xã hội. Nên trước câu hỏi: Tình hình căng thẳng ở biển Đông, trách nhiệm của bản thân bạn đối với vấn đề đó như thế nào? Có 35,6% sinh viên được hỏi cho rằng không quan tâm, ít quan tâm đó là công việc của người khác hoặc có hiểu rõ trách nhiệm nhưng cũng không tin tưởng vào vai trò của bản thân [phụ lục 1].
Từ sự nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội, về lý tưởng cách mạng của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, dẫn đến việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là chưa tốt.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy một thực tế đáng buồn là ngoài xã hội có những tệ nạn xã hội gì thì trong một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên có tệ nạn xã hội đó (xem bảng 3.1).
Qua bảng 3.1 chúng ta thấy, trong những biểu hiện về sự vi phạm pháp luật, nổi lên hai vi phạm mà sinh viên Đại học Thái Nguyên hay mắc phải, đó là: chơi lô đề, cá độ và vi phạm luật lệ giao thông. Có 40,0% số sinh viên được hỏi đồng ý với câu trả lời việc chơi lô đề, cá độ ở sinh viên Đại học Thái nguyên hiện nay là phổ biến và 40,5% số sinh viên được hỏi cho rằng hành vi vi phạm luật lệ giao thông ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là phổ biến. Bên cạnh đó hiện tượng đua xe trái phép, chơi cờ bạc, trộm cắp, bạo lực học đường, sử dụng thuốc lắc, ma túy, mại dâm cũng được sinh viên đánh giá là ít phổ biến, tuy nhiên vẫn có tồn tại những hiện tượng trên trong sinh viên Đại học Thái Nguyên [phụ lục 1]...
Bảng 3.1: Biểu hiện về sự suy thoái đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên Mức độ
Các biểu hiện Phổ
biến
Ít phổ biến
Không có
1. Chơi lô đề, cá độ 40,0% 41,2% 18,8%
2. Chơi bài ăn tiền (cờ bạc) 28,1% 48,8% 23,1%
3. Sử dụng ma túy 16,4% 37,7% 45,9%
4. Gây gổ, đánh nhau (bạo lực học đường) 19,5% 52,8% 27,7%
5. Vi phạm luật lệ giao thông 40,5% 48,7% 10,8%
6. Giết người, cướp của 7,5% 36,5% 56%
7. Trộm cắp, trấn lột 27,0% 45,3% 27,7%
8. Đua xe trái phép 16,5% 38,0% 45,6%
9. Tệ nạn mại dâm (bán dâm) 11,9% 45,3% 42,8%
10. Tiếp tay cho đường dây vận chuyển ma túy 11,3% 32,1% 56,6%
11. Sử dụng thuốc lắc 15,7% 42,8% 41,5%
12. Biểu hiện khác (ghi rõ):……… 30,0% 3,3% 66,7%
Nguồn: Tác giả khảo sát, điều tra [phụ lục 1].
3.1.2.2. Sự thiếu ý thức tập thể, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, tôn thờ lối sống vị kỷ ở một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Qua kết quả khảo sát cho thấy một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên đã có biểu hiện tôn thờ lối sống vị kỷ, họ đang hướng hoạt động của mình vào việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Khi được hỏi: Người ta có nhiều mục đích trong cuộc đời. Mục đích nào dưới đây gần nhất với bạn? có 32,3%
số sinh viên được hỏi cho rằng mục đích gần nhất với mình là làm giàu, 27,8% sinh viên chọn mục đích là sống như mình thích và mục đích phục vụ (cống hiến) cho xã hội có tỷ lệ sinh viên chọn thấp nhất 12,7%. Hay với câu
hỏi: Ý kiến nào dưới đây gần với suy nghĩ của bạn nhất? có 35,8% số sinh viên chọn ý kiến tôi quan tâm trước hết đến những việc của riêng tôi và 13,8% chọn ý kiến mỗi người hành động tùy theo sở thích của mình.
Để thực hiện mục đích lớn nhất của mình là làm giàu, nên khi được hỏi về nơi làm việc có 49,4% sinh viên được hỏi chọn làm ở các cơ quan ngoài nhà nước, bởi theo cách đánh giá của họ thì làm việc ở các cơ quan ngoài nhà nước sẽ môi trường làm việc tốt hơn (37,7%), lương và phúc lợi cũng sẽ cao hơn (20,1%) và họ cũng đã chọn quan điểm "điều quan trọng là nội dung và ý nghĩa của công việc nhưng cũng không quên thu nhập" (38,1%) [phụ lục 1].
Sự thiếu ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng thể hiện ở sự quan tâm của cá nhân sinh viên đối với các hoạt động tập thể, ở thái độ của sinh viên trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và qua những hoạt động thực tiễn của cuộc sống. Nghiên cứu kết quả khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên Đại học Thái Nguyên (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên Đại học Thái Nguyên
1. Gặp gỡ bạn bè 70,0% 12. Nghe đài 8,80%
2. Học thêm nâng cao trình độ 27,5% 13. Nghe nhạc 46,9%
3. Tham gia các hoạt động xã hội 35,6% 14. Xem TV 29,4%
4. Lang thang ở các quán trà/ cà phê 6,9% 15. Chơi thể thao 36,9%
5. Chơi điện tử (game) 32,5% 16. Đi xem phim/ ca nhạc 18,1%
6. Chat, viết blog, trao đổi trên diễn đàn 16,9% 17. Học thêm ngoại ngữ 25,0%
7. Khai thác thông tin trên mạng 29,4% 18. Làm thêm 13,1%
8. Học tin học 18,1% 19. Hát Karaoke 12,5%
9. Học thêm kỹ năng mềm, kỹ năng sống 28,8% 20. Đánh bài 5,0%
10. Đọc sách, báo, tạp chí 28,1% 21. Ngủ 42,5%
11. Đi mua sắm 18,8% 22. Ý kiến khác (ghi rõ) … 0,6%
Nguồn: Tác giả khảo sát, điều tra [phụ lục 1].
Qua kết quả nghiên cứu nêu trên chúng ta thấy việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả trong việc trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống, góp sức mình vào sự phát triển của xã hội, của cộng đồng... Điều đó được thể hiện qua kết quả: có tới 70.0% sinh viên sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để đi gặp gỡ bạn bè, 42,5% dùng để ngủ, 46,9% dùng để nghe nhạc, 32,5% dùng để chơi điện tử,... chúng ta thấy đa số sinh viên sử dụng thời gian rỗi của mình chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu của bản thân [phụ lục 1].
Trong khi đó các hoạt động vì cộng đồng do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức có tỷ lệ sinh viên tham gia thường xuyên và tỷ lệ sinh viên không tham gia chiếm rất ít, số sinh viên thỉnh thoảng tham gia chiếm số lượng nhiều hơn, điều này thể hiện sự thiếu nhiệt tình, trách nhiệm của sinh viên tới tập thể, tới các phong trào vì cộng đồng, họ chỉ tham gia những hoạt động có lợi cho bản thân (xem bảng 3.3).
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ tham gia các hoạt động vì cộng đồng của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Mức độ tham gia
Các hoạt động Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không tham
gia
Không có hoạt động này
1. Các hoạt động tham gia phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương 19,5% 55,3% 16,4% 8,8%
2. Cuộc vận động: "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" 25,0% 57,5% 16,3% 1,3%
3. Các hoạt động đội hình thanh niên tham gia
bảo vệ môi trường 24,4% 64,1% 9,6% 1,9%
4. Chương trình: "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt
Nam" 13,1% 46,9% 30,0% 10,0%
Mức độ tham gia
Các hoạt động Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không tham
gia
Không có hoạt động này
5. Các hoạt động thanh niên tình nguyện 26,4% 58,5% 13,8% 1,3%
6. Các hoạt động trong Tháng Thanh niên 21,2% 57,1% 19,2% 2,6%
7. Hoạt động đảm nhận công trình, phần việc
thanh niên 13,2% 55,3% 25,8% 5,7%
8. Hoạt động "Nghĩa tình biên giới hải đảo" 13,0% 47,4% 25,3% 14,3%
9. Hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước
nhớ nguồn" 26,5% 54,8% 14,8% 3,9%
10. Hoạt động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội 31,6% 46,7% 19,7% 2,0%
11. Hoạt động hỗ trợ, khuyến khích thi đua học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn 29,0% 45,8% 20,0% 5,2%
12. Hoạt động truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản, tình yêu, hôn nhân gia đình, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội
27,6% 53,2% 14,7% 4,5%
13. Hoạt động thanh niên tham gia giữ gìn trật tự
an toàn giao thông 20,9% 52,3% 20,3% 6,5%
14. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp
và việc làm thanh niên 20,0% 47,7% 23,2% 8,4%
15. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục,
thể thao 27,1% 55,5% 16,1% 1,3%
16. Các hoạt động khác (ghi rõ):…………... 9,1% 45,5% 27,3% 18,2%
Nguồn: Tác giả khảo sát, điều tra [phụ lục 1].
3.1.2.3. Sự trau dồi học vấn, tri thức và nghiên cứu khoa học của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Đại học Thái Nguyên là một trường đại học vùng, trường có số lượng sinh viên khá đông, bên cạnh một bộ phận sinh viên đã có ý thức phấn đấu đạt
thành tích cao trong học tập, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên do xác định sai mục đích học tập, tu dưỡng, rèn luyện của mình nên chưa tích cực trong học tập cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học. Với câu hỏi bạn tự đánh giá về tình hình học tập của bản thân, có 56,7% sinh viên được hỏi cho rằng bản thân không lười học nhưng cũng chưa thực sự chăm học, 19,1% sinh viên thừa nhận rằng chưa có sự cố gắng trong học tập. Một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình học tập của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay là chỉ học khi chuẩn bị đến kỳ thi, 20,0% số sinh viên được hỏi thừa nhận điều này, trong khi đó học tập là một quá trình không phải ngày một, ngày hai. Để khẳng định lại hiện tượng này, với câu hỏi: Bạn nhận thấy thái độ học tập của sinh viên trường mình như thế nào? Có 34,6% sinh viên được hỏi khẳng định rằng sinh viên trường mình có hiện tượng học tập còn mang tính chất đối phó và chỉ học tập khi phải thi cử. Điều này được thể hiện rõ nét trong quá trình học tập của sinh viên (xem bảng 3.4).
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát quá trình học tập của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Nội dung công việc học tập Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ 1. Ghi chép nguyên văn lời giảng viên giảng trên lớp 55,7% 34,8% 9,5%
2. Chủ động xung phong phát biểu thảo luận 29,9% 64,3% 5,7%
3. Trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về bài giảng
khi giảng viên đang giảng 34,0% 53,8% 12,2%
4. Trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về các vấn
đề ngoài bài giảng khi giảng viên đang giảng 23,7% 61,5% 14,7%
5. Ngồi im lặng nghe giảng 54,1% 41,4% 4,5%
6. Tranh luận với quan điểm của giảng viên khi bạn
thấy không đồng tình 17,1% 63,9% 19,0%
7. Giờ môn này học bài môn khác 8,2% 41,8% 50%
Nội dung công việc học tập Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ 8. Đọc truyện, đọc báo, xem phim trong giờ học 10,8% 36,1% 53,2%
9. Ngủ, chơi bài hoặc chơi cờ trong lớp 7,0% 35,0% 58,0%
10. Đi học muộn 8,9% 64,6% 26,6%
11. Nghỉ học 8,3% 54,1% 37,6%
12. Hỏi giảng viên thêm về môn học 15,2% 67,7% 17,1%
13. Ôn bài một mình ngoài giờ lên lớp 28,2% 63,5% 8,3%
14. Tổ chức học theo nhóm sau buổi học 22,3% 66,2% 11,5%
15. Đến thư viện đọc tài liệu 22,9% 66,2% 10,8%
16. Mua, chụp hoặc mượn tài liệu học tập 28,2% 66,0% 5,8%
Nguồn: Tác giả khảo sát, điều tra [phụ lục 1].
Qua kết quả nghiên cứu về quá trình học tập của sinh viên với các mức độ đánh giá là thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ, chúng ta thấy tính chủ động trong quá trình học tập của sinh viên chưa được cao, sức ỳ của sinh viên còn lớn thể hiện rõ nét trong hoạt động xung phong phát biểu thảo luận, có tới 64,3% sinh viên thỉnh thoảng mới tham gia vào hoạt động này, 54,1% sinh viên thừa nhận thường xuyên ngồi im lặng nghe giảng, song lại có tới 61,5% sinh viên được hỏi thừa nhận là có trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về các vấn đề ngoài bài giảng khi giảng viên đang giảng, trong khi đó có tới 63,9% sinh viên thỉnh thoảng mới tranh luận với quan điểm của giảng viên khi thấy không đồng tình, 19,0% sinh viên không bao giờ tranh luận với quan điểm của giảng viên khi thấy không đồng tình. 67,7% sinh viên thỉnh thoảng có hỏi giảng viên thêm về môn học, điều này thể hiện sự bàng quang của sinh viên đối với môn học và cả những kiến thức chứa đựng trong đó. Hiện tượng này của sinh viên Đại học Thái Nguyên lại càng được khẳng định khi số sinh viên thỉnh thoảng đến thư viện đọc tài liệu là 66,2%. Do đó khi khảo sát về chất lượng học tập của sinh viên hiện nay, với câu hỏi: Có ý