Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
3.1.3.1. Nguyên nhân kinh tế
Chúng ta bắt tay xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Khái niệm toàn cầu hoá (Globalization) dùng để chỉ "quá trình tăng lên mạnh mẽ, sự tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới" [81, tr.4]. Điều này, đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi tự đặt mình là một bộ phận trong cộng đồng thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây truyền của nền kinh tế toàn cầu.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Qua các nhiệm kỳ đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển và ngày càng hoàn thiện. Và đặc biệt là trong Đại hội XII, Đảng ta đã có những bước phát triển rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường , đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [41, tr.160].
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, với tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là trước sự tác động của tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phát huy lợi thế so sánh, đoàn kết một lòng, Thái Nguyên đã thu được những thành tựu quan trọng và đáng khích lệ. Kinh tế tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về lượng và chất, văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và tiến hành hội nhập quốc tế, một mặt đã mở ra cho chúng ta những cơ hội, những khả năng tham gia rộng rãi vào các hoạt động xã hội, tạo điều kiện hình thành và phát triển nhân cách sinh viên một cách tự do và độc lập. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để hình thành chuẩn mực đạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc chạy theo lợi ích tối đa của kinh tế thị trường sẽ dẫn đến khuynh hướng tôn sùng lợi ích cá nhân vị kỷ. Giá trị của con người không được đánh giá trên góc độ tinh thần và đạo đức mà ở mức độ thành đạt, thu nhập, quyền lực. Nó kích thích lòng ham lợi, khuyến khích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, thích hưởng thụ, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước, mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt đã có một số sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…
3.1.3.2. Sự biến động của thang giá trị đạo đức trong xã hội
Hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa đang trong quá trình nhìn nhận lại bản thân. Trong nội bộ một số nước có những ý kiến khác nhau, nghi ngờ về con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Các giá trị phương Tây, các giá trị tư
bản chủ nghĩa sau một thời gian dài được đề cao nay lại bị đem ra để mổ xẻ, phê phán và đánh giá lại.
Mặt khác, hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, cùng với kinh tế đã và đang hình thành những dòng chảy văn hoá đan xen nhau thông qua mạng lưới truyền thông đa phương tiện. "Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể sống tách rời, biệt lập với thế giới. Riêng với văn hoá, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hoá không thể tách rời với văn hoá thế giới" [130, tr.281].
Đặc biệt Đại hội XII đã nhận định:
Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thộc lấn nhau giữa các nước, nhất là các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia... [41, tr.71-72].
Đặc biệt, Đại hội XII cũng đã khẳng định bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn tồn tại nhất là:
Nguy cơ tụt hậu xã hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt
xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền biển đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định [41, tr.74-75].
Sự biến đổi của đời sống chính trị - xã hội trong nước và trên thế giới là một trong những nguyên nhân góp phần làm biến động thang giá trị đạo đức trong xã hội.
Thang giá trị hay còn gọi là thước đo giá trị là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. Thang giá trị được hình thành, thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển, biến đổi của xã hội loài người, của dân tộc, của cộng đồng và của từng cá nhân.
Thang giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội. Đó là những quan niệm, chuẩn mực, những quy tắc ứng xử của con người có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận đề cao. Thang giá trị đạo đức được biểu hiện tập trung trong hệ thống phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cơ bản dùng để điều chỉnh thái độ, hành vi của con người.
Giá trị đạo đức là những quan niệm, phẩm chất, chuẩn mực đạo đức đạt tới chân, thiện, mỹ. Hay nói cách khác, các quan niệm, phẩm chất, chuẩn mực đạo đức chỉ trở thành giá trị đạo đức khi nó có ý nghĩa tích cực đối với chủ thể đạo đức và với xã hội. Mọi giá trị đạo đức đều phải hướng tới tính nhân văn, phải hướng tới việc phát triển con người toàn diện, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa người với người, trên cơ sở đó xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. Giá trị đạo đức được hình thành, tồn tại, biến đổi trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người. Mặt khác, đến lượt mình, giá trị đạo đức lại giữ vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người.
Giá trị đạo đức được xác định bởi mức độ phù hợp của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đối với lợi ích xã hội, với yêu cầu của sự tiến bộ xã hội. Nhưng lợi ích xã hội và yêu cầu của sự tiến bộ xã hội có tính lịch sử, nghĩa là mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà có những yêu cầu riêng về lợi ích và sự tiến bộ xã hội, do đó giá trị đạo đức cũng biến đổi cùng sự vận động của xã hội. Khi nền tảng kinh tế - xã hội thay đổi tất yếu dẫn đến những thay đổi trong hệ thống giá trị tinh thần của xã hội nói chung, trong đó có giá trị đạo đức. Vì thế không thể có thứ đạo đức tồn tại vĩnh viễn, như Ph. Ăngghen đã viết:
Chúng ta gạt bỏ mọi mưu toan muốn buộc chúng ta phải nhận bất cứ một giáo điều đạo đức nào, coi đó là quy luật đạo đức vĩnh viễn, cuối cùng, mãi mãi không thay đổi, với cái lý do rằng thế giới đạo đức cũng có những nguyên lý vĩnh hằng của nó, những nguyên lý đứng trên lịch sử và trên những sự khác biệt về dân tộc [24, tr.137].
Có thể rút ra một số nhận xét về sự biến động của thang giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay như sau:
Một là, hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ vẫn là định hướng của sự phát triển đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hệ giá trị này vẫn tiếp tục được bảo tồn, được bồi đắp và phát huy.
Hai là, hệ giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống nổi bật như: yêu nước, gắn kết cộng đồng, ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc, vị tha, nhân ái, khoan dung, thủy chung, tình nghĩa, lòng tự trọng và nêu cao phẩm giá, đạo lý làm người… vẫn có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, trở thành chuẩn mực đạo đức của dân tộc, là cốt cách tinh thần và tâm hồn người Việt Nam.
Ba là, sự biến động hệ giá trị chuẩn mực đạo đức Việt Nam từ các tác nhân kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vừa tạo ra những nội dung mới,
phù hợp với yêu cầu phát triển mới của dân tộc và thời đại, vừa làm xuất hiện tình trạng suy đồi đạo đức xã hội, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, sự tha hóa đạo đức, nhân cách trong một bộ phận dân cư xã hội, thậm chí cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và sinh viên.
Bốn là, hệ giá trị chuẩn mực đạo đức không còn như cũ, hệ giá trị chuẩn mực đạo đức mới chưa hình thành đầy đủ, chưa định hình trong điều kiện xã hội đang chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại. Do đó, dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống đạo đức, trong đánh giá, quan niệm khác nhau về xây dựng đạo đức mới, xác lập hệ chuẩn mực đạo đức mới và tìm kiếm những giải pháp chấn hưng đạo đức, chấn hưng giáo dục để chấn hưng dân tộc.
Năm là, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một chiến lược mới về phát triển văn hóa, phát triển con người Việt Nam, trong đó đạo đức, lối sống, nhân cách con người Việt Nam là cốt lõi, là định hướng mục tiêu hàng đầu của sự phát triển bền vững.
Dự báo hệ chuẩn mực đạo đức nước ta trong vòng từ 10 đến 15 năm tới (khoảng năm 2030), với những bước tiến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta có thể hoàn thành bước chuyển cơ bản từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Nếu thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào thời điểm đó sẽ là một nền kinh tế thị trường hiện đại, với lực lượng sản xuất phát triển, khoa học - công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế mở rộng quy mô, phạm vi và đi vào chiều sâu, kinh tế tri thức phát triển, năng suất, chất lượng lao động và mức độ tăng trưởng kinh tế tăng một cách đáng kể so với hiện nay, mức sống và chất lượng sống của cư dân đạt được chỉ số của nước phát triển. Tình hình và bối cảnh đó cho phép đữa ra những dự báo về sự biến động trong hệ chuẩn mực đạo đức ở nước ta đến năm 2030 như sau:
Thứ nhất, tranh chấp về chủ quyền giữa các nước trong vấn đề biển đảo với sự chi phối giữa các nước lớn sẽ thức tỉnh ý thức dân tộc mạnh mẽ và sâu xa hơn. Trong phát triển đất nước phải xem lợi ích của quốc gia - dân tộc là cốt lõi, nhưng phải đề phòng những biến thể cực đoan khi xử lý không đúng quan hệ quốc gia - quốc tế, dân tộc - thế giới, có thể phát triển thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường cùng với trình độ mới của kinh tế tri thức sẽ tiếp tục phát triển chủ nghĩa cá nhân, thậm chí là chủ nghĩa cá nhân cực đoan với tham vọng lợi ích, hưởng thụ, tiêu dùng vật chất mang đậm nét vị kỷ, vụ lợi. Song, sự phát triển của xã hội hiện đại, của văn hóa và văn minh cũng làm tăng khát vọng tự do cá nhân và tự do vẫn là giá trị hàng đầu của nhân cách cá thể - chủ thể, hiểu một cách lành mạnh, hợp lý.
Những biến động nêu trên đã và đang hàng ngày, hàng giờ tác động mạnh mẽ đến đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên. Nhiều sinh viên có bản lĩnh, có lập trường chính trị vững vàng, kế thừa được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Nhưng cũng không ít sinh viên dao động dẫn đến lệch lạch lầm tưởng về nhận thức, từ đó hạn chế về tư tưởng, đạo đức, tiếp thu thiếu chọn lọc những quan niệm đạo đức không phù hợp từ bên ngoài, trong đó có cả những quan niệm, lối sống đã bị chính những nước nơi chúng xuất hiện từ bỏ hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chẳng hạn như, con người hành động, con người cá nhân, sản phẩm của quá trình biến đổi từ một xã hội khép kín "ấm áp đến ngột thở"
sang một xã hội mở, xã hội văn minh "tự do và lạnh lùng". Aleksan drovich (2003) gọi đấy là một thế giới công nghiệp kỹ thuật cao, bao gồm những nhân tố và mối quan hệ qua lại của những người vận hành máy móc đối với từng cỗ máy cụ thể" [75, tr.153].
3.1.3.3. Nguyên nhân do chính sách đào tạo và sử dụng, do công tác giáo dục đạo đức và quản lý sinh viên
* Do chính sách đào tạo và sử dụng:
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong văn kiện Đại hội IX (2001), Đảng ta đã nhận định:
Công tác giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu; mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo, trình độ quản lý còn nhiều thiếu sót, các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục và đào tạo còn nhiều, chậm được khắc phục; đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí, chi phí học tập cao so với khả năng thu nhập của người dân [34, tr.74].
Đại hội XII (2016) cũng đã chỉ ra:
Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc... Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả... [41, tr.113-114].
Sinh viên Đại học Thái Nguyên đa số xuất thân là con em đồng bào các dân tộc thiếu số, điều kiện kinh tế của đa số các gia đình đó còn gặp rất nhiều khó khăn, nên họ không đủ lực để cung cấp tài chính cho các nhu cầu của con em mình trong quá trình học tập. Nên có nhiều sinh viên của Đại học vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong quá trình học tập. Mặc dù đã có