Những tiêu chí để đánh giá về sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 59 - 70)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.2. Những tiêu chí để đánh giá về sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên Việt Nam hiện nay

Căn cứ vào mục tiêu của Đại hội sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2013 - 2018 là: "sinh viên Việt Nam thi đua học tập - sáng tạo - tình nguyện - hội

nhập" [119], căn cứ vào nội dung của chuẩn mực đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, có thể khái quát thành các tiêu chí để đánh giá sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên là:

- Giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng. Sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện vì cộng đồng, không ngại hy sinh gian khổ, cần cù sáng tạo dám nghĩ dám làm, có hoài bão lớn.

- Tích cực học tập để có đủ năng lực cũng như phẩm chất phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

- Có lối sống lành mạnh và nhân văn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế.

Hay nói cách khác, những sinh viên có biểu hiện đi ngược với những tiêu chí trên đây đều bị coi là có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội, phai nhạt về mục tiêu lý tưởng cách mạng.

Hiện nay, không ít sinh viên có sự nhận thức mơ hồ về chính trị - xã hội và phai nhạt về mục tiêu lý tưởng cách mạng. Họ thiếu đi niềm tin vào con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà người ta hay gọi chung những biểu hiện đó bẳng cụm từ là suy thoái về tư tưởng chính trị. Biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị nói chung theo Hướng dẫn kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI

"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã chỉ ra như sau:

Phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định mục tiêu, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; là dao động, mơ hồ,

mất phương hướng, cho rằng theo con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ hoạ theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc; là nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, thậm chí a dua, xuyên tạc, bôi đen… [7].

Đặc biệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đã chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị như sau:

Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái;

Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… [42].

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị ở sinh viên đó là sự dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là biểu hiện rõ nét nhất, tập trung nhất của sự suy thoái tư tưởng chính trị ở sinh viên. Từ dao động dẫn đến hoài nghi, không tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, không kiên định lập trường, quan điểm, làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội. Điều này đã được tác giả Hữu Thọ - Đào Duy Khánh đánh giá như sau: "Một bộ phận thanh niên còn mơ hồ về lý tưởng, chưa nhận thức được tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, chưa xác định được trách nhiệm của thanh niên nói chung và của bản thân nói riêng" [112, tr.309]. Theo báo cáo của Vụ Công tác

học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có hiện tượng "làn sóng ngầm"

trong sinh viên khi thể hiện thái độ đòi bỏ các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp [11, tr.66]. Trung ương hội sinh viên Việt Nam đã tổng kết:

Vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên nhận thức chính trị kém, không chịu phấn đấu rèn luyện, lập trường tư tưởng không vững vàng, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống buông thả chạy theo đồng tiền và những thị hiếu tầm thường, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội [118, tr.25].

Họ phủ nhận thành quả do cách mạng đem lại, điều này thường biểu hiện ở nhiều sinh viên khi họ thường ca cẩm về sự thiếu thốn, lạc hậu của đất nước, chê bai đất nước và con người Việt Nam. Tư tưởng này thường hay dẫn đến việc xét lại quá khứ, nặng về phê phán, chỉ trích các khuyết điểm mà không tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Từ đó dẫn tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự đúng đắn của đường lối.

Đặc biệt, có nơi một số sinh viên còn mơ hồ về âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch và đã bị kích động, lôi kéo, tiếp tay cho họ, tạo cơ hội cho họ thực hiên âm mưu "Diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.

Từ sự suy thoái về chính trị, ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội trong sinh viên nảy sinh và lan rộng tới mức chóng mặt, như: lô đề, cờ bạc, ma túy, bạo lực học đường, tội phạm xã hội...

Phần lớn sinh viên coi việc chơi lô đề là đơn giản, không nguy hiểm, chơi cho vui, không liên quan đến vi phạm đạo đức, pháp luật... Song trên thực tế hiện nay, nạn lô đề đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và để lại những hệ lụy đau lòng cho gia đình, nhà trường, xã hội và cho chính bản thân sinh viên.

Nạn cờ bạc trong sinh viên thường tập trung ở các phòng trọ bắt đầu từ những

ván bài chủ yếu để giải trí, cá cược nhau đi uống cà phê, hay ăn sáng, sinh viên lại bị cuốn vào tệ nạn đánh bạc ăn tiền. Điều này đã để lại những kết cục bi thảm trong sinh viên.

Bên cạnh nạn lô đề, cờ bạc là vấn đề ma tuý học đường. Hiện nay, vấn đề ma tuý học đường chưa được ngăn chặn triệt để. Theo Báo cáo của Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 1.366 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, trong số đó có 822 học sinh, sinh viên đang tiếp tục, 544 học sinh, sinh viên đã bỏ học hoặc theo học để cai nghiện [65, tr.35].

Một vấn đề đang vô cùng nhức nhối trong một bộ phận sinh viên đó là bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Chỉ cần gõ chữ "Bạo lực học đường", trong 0,30 giây đã cho khoảng 2.320.000 kết quả, với những mức độ khác nhau, bạo lực không chỉ xuất hiện trong nam sinh mà cả các nữ sinh. Vấn đề tội phạm trong sinh viên cũng đang là những vấn đề nhức nhối.

Theo đánh giá của cơ quan công an, tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội trong sinh viên đã nghiêm trọng hơn cả về số lượng và tính chất. Tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông cũng là một vấn đề khá nhức nhối trong sinh viên, sinh viên vi phạm chủ yếu là các lỗi như điều khiển xe máy không giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, đi vào đường cấm, đường ngược chiều...

Thứ hai: Thiếu ý thức tập thể, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, tôn thờ lối sống vị kỷ

Là thanh niên có học thức, nhưng một bộ phận sinh viên không chỉ xem thường giá trị cuộc sống mà còn sống thiếu ý thức tập thể, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, tôn thờ lối sống vị kỷ. Đây là một điều thực sự đáng buồn, bởi sinh viên - họ là những chủ nhân tương lai của đất nước, họ nắm giữ vận mệnh của quốc gia, dân tộc nhưng họ lại mắc "bệnh vô cảm", mang trái tim

xơ cứng, không cảm xúc buồn, vui trước nỗi đau của đồng loại; không "dị ứng" trước cái ác, cái xấu, cái phi nhân tính đang diễn ra... Họ thường sống khép mình, đề cao và chạy theo lối sống thực dụng; sống gấp, sống vội, sống ích kỷ, ham hưởng thụ… Đặc biệt, một bộ phận sinh viên đang hướng hoạt động của bản thân vào việc vui chơi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Họ bộc lộ thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân; thiếu ý thức rèn luyện và lao động để trở thành người công dân tốt, có tri thức…

Thiếu ý thức trách nhiệm vì cộng đồng thể hiện ở sự quan tâm của cá nhân sinh viên đối với các hoạt động tập thể, ở thái độ của sinh viên trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và qua những hoạt động thực tiễn của cuộc sống. Qua một kết quả nghiên cứu của hai năm 2008 và 2013 đã cho thấy, với câu hỏi ý kiến của sinh viên trước một hiện tượng tiêu cực: năm 2008 có 25,4 % số sinh viên được hỏi trả lời sẽ tham gia cùng mọi người tích cực đấu tranh, 65,6% số sinh viên được hỏi trả lời thông báo cho những người có trách nhiệm và 7,3% số sinh viên được hỏi cho rằng chống tiêu cực là chuyện của xã hội; năm 2013 cũng với câu hỏi đó đã có 49,1% số sinh viên cho rằng sẽ tham gia cùng mọi người tích cực đấu tranh, 42,6% số sinh viên được hỏi cho rằng thông báo cho những người có trách nhiệm và 8,3% số sinh viên được hỏi cho rằng chống tiêu cực là chuyện của xã hội [65, tr.17]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên thông báo cho người có trách nhiệm trước một hiện tượng tiêu cực giảm xuống. Tỷ lệ sinh viên thờ ơ, cho rằng chống tiêu cực là chuyện của xã hội tăng lên, điều này đã cho thấy vẫn có một bộ phận sinh viên có biểu hiện bàng quan, không quan tâm đến những vấn đề xã hội xung quanh mình.

Thứ ba: Một bộ phận sinh viên chưa thực sự trau dồi học vấn, tri thức và nghiên cứu khoa học

Bên cạnh số đông sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, tu dưỡng, thì vẫn còn một bộ phận sinh viên xác định sai mục đích học hành, tu dưỡng; thiếu tinh thần rèn luyện vươn lên đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; không tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.

Đáng lo ngại là sự gia tăng những biểu hiện lệch chuẩn trong học tập của một bộ phận sinh viên. Họ thiếu cơ bản một tinh thần khai sáng, một phương pháp học để hoàn thiện, để có tri thức và định hướng tương lai. Việc học hành chỉ mang tính đối phó: đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình; đối phó với nội quy, quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô; coi thường nội quy, kỷ luật trong trường học... Vì thế, nhiều sinh viên đã thường xuyên trốn học, nhờ điểm danh, không chịu học tập nghiên cứu, mà quay cóp, thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp. Điều đáng lo ngại ở đây là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức, họ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến tiêu chí đạo đức, trong khi đó, ở các nước phát triển, việc lừa dối là hành vi bị lên án mạnh nhất trong môi trường học đường.

Hiện tượng mua bằng, bán điểm, chạy thầy, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp hiện nay. Sinh viên cho rằng, trong trường học hiện nay, chuyện "chạy thầy, chạy điểm" là chuyện bình thường, không chỉ sảy ra với sinh viên có điều kiện, mà ngay cả sinh viên không có điều kiện cũng phải cố gắng "chạy đua" và vì thế đã tạo nên áp lực lớn cho gia đình sinh viên. Đồng thời cũng hình thành tư duy ỷ lại trong một bộ phận sinh viên, rằng không cần học tập, rèn luyện và có tiền là sẽ có tất cả...

Thứ tư: Đời sống văn hoá đạo đức của một bộ phận sinh viên diễn biến theo chiều hướng phức tạp, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc (nhân ái, vị tha, nghĩa tình, trung thực)

Hiện nay, sinh viên đang ngày càng gia tăng về số lượng đa dạng về cơ cấu và ngày càng tham gia một cách khá toàn diện vào đời sống kinh tế - xã hội. Điều đó đã làm cho đời sống văn hóa đạo đức sinh viên có những diễn biến khá phức tạp. Sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, sống trong sự đan xen giữa những hệ giá trị truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, nên hệ quy chiếu của sinh viên đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Những giá trị xã hội mà trước đây được các thế hệ sinh viên đi trước tôn thờ thì nay, đã và đang được thay thế bằng những giá trị mới. Sự biến đổi trong định hướng giá trị của sinh viên nói trên rất đáng lưu ý, bởi nó "thể hiện sự vận động nội tại của bản thân thanh niên học sinh sinh viên cũng như phản ánh những biến đổi trong hệ quy chiếu, trong nhu cầu và lợi ích trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay" [2, tr.25].

Trong nhiều sinh viên xuất hiện thái độ đòi hỏi công bằng hơn là sự hy sinh đặc biệt khi cho rằng việc làm và hưởng thụ đi đôi với nhau mà quên mất nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Việc đề cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động, sử dụng đồng tiền làm thước đo phổ biến, công khai đã ảnh hưởng mạnh đến mục đích lựa chọn ngành nghề, trường học, động cơ học tập, thái độ và quan hệ giữa sinh viên với cán bộ giảng viên, tạo điều kiện cho sự hình thành và lan toả mạnh của xu hướng thực dụng, coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể xã hội, coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, quan tâm đến lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, lấy hiệu quả đặt lên trên đạo đức, ít chú ý đến phát triển bền vững "những người trẻ trong đà say sưa đổi mới xã hội, dễ có xu hướng xoá sạch quá khứ, xem mọi cái cũ đều gắn liền với một xã hội lạc hậu" [97, tr.150].

Yếu tố tiêu cực rõ nét nhất trong đạo đức của một bộ phận sinh viên là lối sống cá nhân thực dụng, xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Giáo sư Vũ Khiêu đã từng trăn trở: "Thanh niên là hình ảnh tương lai, là niềm hy vọng của hiện tại nhưng vì sao khắp nơi trên thế giới nảy sinh ngày một nhiều những hiện tượng vô đạo đức, sống hư hỏng, không niềm tin" [71, tr.9].

Khi xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, họ tìm đến thứ văn hóa lai căng thiếu chọn lọc. Bên cạnh đó là sự tầm thường hóa thị hiếu ở nhiều sinh viên, trong việc hưởng thụ văn hoá.

Văn hóa ứng xử của sinh viên cũng có nhiều vấn đề đáng báo động, nhiều sinh viên tỏ ra là người thanh lịch, nhưng vẫn vi phạm những nguyên tắc của ứng xử, đặc biệt là trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, họ thường lạm dụng ngôn ngữ pha tạp làm méo mó và vẩn đục ngôn ngữ cuộc sống và sự trong sáng của tiếng Việt. Cũng trong giao tiếp, một bộ phận sinh viên còn thiếu các kỹ năng ứng xử văn hóa, thái độ thường không hòa nhã, thiếu thân thiện, thậm chí còn vô lễ, thiếu tôn trọng với cán bộ, giảng viên, người lao động trong nhà trường.

Về trang phục, do được sử dụng trang phục tự chọn, nên một bộ phận sinh viên, nhất là sinh viên khối nghệ thuật, xây dựng, kiến trúc… mặc khá tùy tiện, không phù hợp với lứa tuổi sinh viên và với thuần phong mỹ tục của người Việt, thể hiện sự thiếu lịch sự, phản cảm, mất mỹ quan học đường. Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức giữ gìn trang thiết bị, tài sản nhà trường, làm hư hỏng tài sản, trang thiết bị làm việc, dạy học…

Do sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay, game online đang dần trở thành trò giải trí rẻ tiền và có sức hút rất lớn đối với lớp trẻ, nhất là sinh viên, Do đam mê và thiếu ý thức, lại thiếu sự quản lý của gia đình, không ít sinh viên mắc chứng nghiện game. Bên cạnh game online là vấn đề xem phim sex qua mạng tintrnet, đây cũng là một trong những vấn đề đáng báo

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên đại học thái nguyên hiện nay (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)