Chương 2 41 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Quy trình siêu âm Doppler hệ ĐM chi dưới
Địa điểm: Phòng siêu âm Doppler mạch máu Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai.
Phương tiện: máy siêu âm Doppler màu Phillips HD II. Các loại đầu dò tần số khác nhau (đầu dò 7,5 MHz để thăm dò động mạch chi, đầu dò 3,5 MHz để thăm dò động mạch ổ bụng).
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, thư giãn hoàn toàn. Bệnh nhân nằm duỗi hai chân trong lúc thăm dò các ĐM trong ổ bụng; khi thăm dò các động mạch ở đùi và cẳng chân, bên chân thăm khám hơi gấp lại và xoay ra ngoài.
Quy trình siêu âm:
-Siêu âm 2D và Doppler màu, Doppler xung: giúp đánh giá đặc điểm tổn thương, mức độ, vị trí hẹp, xơ vữa động mạch, tuần hoàn bàng hệ, ảnh hưởng huyết động, tốc độ dòng chảy,...
-Dùng nghiệm pháp ấn trong trường hợp đánh giá vai trò thay thế của động mạch đùi sâu khi tổn thương ĐM đùi nông, hoặc để đánh giá tình trạng cấp máu cho bàn chân.
- Các tổn thương được đánh giá về: Vị trí tổn thương, đặc điểm tổn thương (mảng xơ vữa mềm hay không, huyết khối mới hay cũ,...), mức độ tổn thương, tuần hoàn bàng hệ.
2.2.4. Quy trình chẩn đoán tổn thương của hệ thống ĐM chi dưới trên chụp CLVT [88]
Phương tiện: máy chụp CLVT đa dãy đầu dò (64 dãy trở lên), máy bơm áp lực cao đường tĩnh mạch, các dụng cụ: bông cồn, bơm kim tiêm, thuốc chống sốc…
- Bệnh nhân được giải thích đầy đủ trình tự của một quy trình chụp chẩn đoán, được giải thích các nguy cơ có thể xảy ra do việc sử dụng thuốc cản quang, bệnh nhân và gia đình cần phải ký cam kết chấp nhận các rủi ro không may có thể xảy ra.
Kỹ thuật:
- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân vào trước.
- Lấy hết từ L1 đến bàn chân.
- Chụp thì trước tiêm: đánh giá mức độ vôi hóa thành mạch.
- Thì tiêm thuốc chụp một thì động mạch theo các lát cắt xoắn ốc từ trên xuống dưới đến hết bàn chân.
2.2.5. Quy trình can thiệp nội mạch chi dưới [89]
2.2.5.1. Chuẩn bị Nhân lực:
- 1 bác sĩ chính được đào tạo chuyên sâu về tim mạch can thiệp.
- 1 bác sĩ phụ chuyên ngành tim mạch can thiệp, 1 điều dưỡng.
Phương tiện:
- Máy tăng sáng truyền hình hoặc máy chụp mạch máu DSA.
- Máy siêu âm Doppler trong một số trường hợp.
- Dụng cụ mở đường vào động mạch.
- Catheter chụp mạch chẩn đoán và catheter trợ giúp can thiệp mạch.
- Dây dẫn đường cho bóng và stent.
- Bóng nong động mạch ngoại biên.
- Khung giá đỡ động mạch ngoại biên.
Người bệnh.
- Bệnh nhân được giải thích đầy đủ về lợi ích cũng như nguy cơ, kinh phí của thủ thuật, ký giấy cam đoan thủ thuật.
- Bệnh nhân được làm thủ thuật tại đơn vị Tim mạch can thiệp - Viện Tim mạch Việt Nam (Chỉ định tái tưới máu bằng can thiệp ĐM chi dưới qua da theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch học Việt Nam 2010 về các bệnh lý Tim mạch và chuyển hóa).
2.2.5.2. Các bước tiến hành.
- Gây tê tại chỗ: Bộc lộ vị trí đường vào ĐM: thường là ĐM đùi chung cùng bên hoặc đối bên tổn thương. Trong trường hợp không thể xác định được cả hai ĐM đùi chung do tắc hoàn toàn, có thể tiến hành chọc ĐM quay. Xác định và gây tê vị trí chọc ĐM.
- Mở đường vào ĐM: Dùng kim chọc động mạch để đưa guide wire vào lòng mạch.
- Đưa sheath vào trong lòng mạch theo guide wire.
- Đưa catheter chụp mạch chẩn đoán theo guide wire dưới hướng dẫn của màn hình tăng sáng đến vị trí mạch máu tổn thương.
- Cài Catheter can thiệp vào vị trí mạch tổn thương.
- Lái guide wire can thiệp qua vị trí mạch máu bị hẹp tắc.
- Đưa bóng nong động mạch trượt trên guide wire đến vị trí tổn thương và dùng bơm áp lực bơm bóng nở tối đa.
- Đưa stent động mạch tới vị trị tổn thương và dùng bơm áp lực bơm cho stent áp sát vào thành mạch.
- Kiểm tra stent nở tối đa. Trường hợp stent chưa nở hoàn toàn có thể dùng bóng áp lực cao nong lại cho stent nở hoàn toàn.
- Chụp kiểm tra lại lần cuối mạch máu trước khi kết thúc thủ thuật.
- Rút các thiết bị can thiệp.
- Băng ép cầm máu đường vào động mạch và chuyển bệnh nhân về phòng theo dõi.