Chương 2 41 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp động mạch chi dưới
3.2.1. Mức độ đau cách hồi theo thang điểm Fontain trước và sau can thiệp Bảng 3.8: Mức độ đau cách hồi theo thang điểm Fontain trước và sau CT
Điểm Fontain
Trước can thiệp Sau can thiệp
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p
Loại I 0 0,00 8 13,33
< 0,05
Loại IIa 9 15,00 32 53,33
Loại IIb 33 55,00 13 21,67
Loại III 11 18,33 2 3,33
Loại IV 7 11,67 5 8,33
Tổng 60 100,0 60 100,0
Nhận xét:
Bảng trên chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về chỉ số Fontain trước và sau can thiệp. Cụ thể, trước can thiệp, Fontain loại IIb chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,0%. Tuy nhiên sau can thiệp, chỉ số Fontain đã được cải thiện hơn đó là: chiếm tỷ lệ cao nhất lại là Fontain loại IIa với 46,67%, Fontain loại I đã đạt khoảng 13,33%.
3.2.2. Mức độ đau cách hồi theo thang điểm Rutherford trước và sau CT.
Bảng 3.9: Mức độ đau cách hồi theo thang điểm Rutherford
Thang điểm Rutherford Trước can thiệp Sau can thiệp n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p
Không triệu chứng 0 0,00 7 12,07
<0,05
Đau cách hồi nhẹ 9 15,00 31 51,67
Đau cách hồi vừa 18 30,00 9 15,00
Đau cách hồi nặng 14 23,33 6 10,00
Đau cách hồi khi nghỉ 12 20,00 2 3,33
Mất tổ chức ít 4 6,67 3 5,00
Mất tổ chức nhiều 3 5,00 2 3,00
Tổng 60 100,0 60 100,0
Nhận xét:
Bảng 3.9 chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về chỉ số Rutherford trước và sau can thiệp. Cụ thể, trước can thiệp, giá trị Rutherford loại đau cách hồi vừa chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,0%, tiếp theo là đau cách hồi nặng với 23,33%. Tuy nhiên sau can thiệp, chỉ số Rutherford đã được cải thiện hơn, chiếm tỷ lệ cao nhất là Rutherford loại đau cách hồi nhẹ với 51,67%. Tỷ lệ bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng đạt 12,07%.
3.2.3. Đánh giá giá trị ABI trước và sau can thiệp
Bảng 3.10. Phân loại mức độ bệnh của động mạch theo chỉ số ABI
Phân loại chỉ số ABI
Trước can thiệp Sau can thiệp
p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ
% ĐM cứng, vôi hóa (> 1,4) 0 0,00 1 1,67
Bình thường (0,9 - 1,4) 0 0,00 24 40,00
<0,05 BĐMCD mức độ nhẹ (0,7 - 0,9) 4 6,67 22 36,67
BĐMCD mức độ vừa (0,4 - 0,7) 37 61,67 12 20,00 BDMCD mức độ nặng (< 0,4) 19 31,67 1 1,67
Tổng 60 100,0 60 100,0
Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy kết quả phân loại về chỉ số ABI. Trước can thiệp, chỉ số ABI ở loại BĐMCD mức độ vừa và nặng lần lượt chiếm các tỷ lệ cao nhất với 61,67% và 31,67%. Tuy nhiên, sau can thiệp, chỉ số ABI ở loại bình thường đã chiếm tỷ lệ cao, đạt 40,00% và sau là BĐMCD ở mức độ nhẹ (36,67%).
Bảng 3.11. Giá trị ABI trước và sau can thiệp
Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp
X ± SD X ± SD p
ABI chân phải 0,48 ± 0,24 0,83 ± 0,23 < 0,05 ABI chân trái 0,43 ± 0,28 0,86 ± 0,14 < 0,05 ABI chung 0,45 ± 0,25 0,85 ± 0,25 < 0,05 Nhận xét: Nhìn chung, chỉ số ABI sau can thiệp của chân phải, chân trái và chung cho cả hai chân tổn thương đều cao gần gấp đôi so với ABI trước can thiệp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.4. Đánh giá chụp DSA trước và sau can thiệp
Bảng 3.12: Đánh giá chụp DSA trước và sau can thiệp Chụp
DSA
Trước can thiệp Sau can thiệp
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p
Tắc 39 65,00 0 0,00
< 0,05
Hẹp nặng 21 35,00 0 0,00
Hẹp vừa 0 0,00 17 28,33
Hẹp nhẹ 0 0,00 43 71,67
Tổng 60 100,0 60 100,0
Nhận xét:
Bảng trên cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả chụp DSA sau can thiệp với trước can thiệp (p < 0,05). Trong khi chụp DSA trước can thiệp chỉ có hai loại kết quả là tắc vừa (65%) và tắc nặng (35%) thì sau can thiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất là hẹp nhẹ với 71,67%, còn lại là hẹp vừa.
3.2.5. Khoảng cách đi bộ 6 phút của người bệnh trước và sau can thiệp Bảng 3.13: Khoảng cách đi bộ của người bệnh trước và sau can thiệp
Nội dung
Trước can thiệp Sau can thiệp
X ± SD p (đơn vị: m)
X ± SD (đơn vị: m) Khoảng cách người bệnh đi
được (đơn vị: m) 137,72 ± 106,98 295,83 ± 143,90 < 0,05
Giá trị nhỏ nhất (m) 5 25
Giá trị lớn nhất (m) 412 498
Khoảng cách xuất hiện đau
cách hồi trước can thiệp 128,57 ± 62,92 Nhận xét:
Bảng trên chỉ ra rằng: Khoảng cách người bị bệnh động mạch chi dưới thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút là 295,83 ± 143,90 mét, cao hơn đáng kể so với khoảng cách họ đi được trước can thiệp (137,72 ± 106,98 mét). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ngoài ra còn tính được khoảng cách trung bình ở bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau cách hồi là:
128,57 ± 62,92 mét.
Biểu đồ 3.3: Khoảng cách đi bộ 6 phút của bệnh nhân BĐMCD trước và sau can thiệp (đơn vị: m)