Chương 1: CẢM THỨC “ĐIÊU TÀN” TRONG THƠ LÝ HẠ VÀ CHẾ LAN VIÊN
2. Cảm thức điêu tàn trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên
2.2. Cảm thức “Điêu tàn” trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên
2.2.1. Điêu tàn từ thiên nhiên – vũ trụ
Không gian có một giá trị vô cùng đặc biệt trong tâm thức của con người thời trung đại. Họ sống lệ thuộc vào không gian tự nhiên, chịu sự chi phối trực tiếp bởi tự nhiên, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Bởi vậy mà họ tỏ ra vô cùng coi trọng thiên nhiên vũ trụ, luôn cầu cho mưa thuận gió hòa để cuộc sống no ấm, đủ đầy. Chính vì thế mà không gian tự nhiên đã sớm đi vào văn học như một điều tất yếu, thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên và mong muốn sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.
Là thi nhân nghĩa là đã trót trao con tim mình cho cái đẹp, đặc biệt là thiên nhiên xung quanh mình. Đã yêu rồi thì dù là những cảnh vật bình dị nhất cho đến vĩ đại nhất, hùng tráng nhất cũng trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với người nghệ sĩ. “Ông hoàng thơ tình” Việt Nam Xuân Diệu chẳng nói: “Là thi sĩ nghĩa là du với gió / Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, đủ thấy thiên nhiên vũ trụ gắn kết trong cuộc đời của người thi sĩ như thế nào. Dọc dài khắp văn học nhân loại, ta không khó để nhận ra niềm cảm mến sâu sắc của các nhà thơ dành cho thiên nhiên.
Thiên nhiên trong thơ ca cũng đa dạng như chính chất liệu của nó ở hiện thực: thiên nhiên lặng lẽ, bình dị và cô độc; thiên nhiên vũ trụ hùng vĩ và bi tráng, thiên nhiên lộng lẫy đắm say.... và thiên nhiên độc dị, lạ thường cũng có. Lý Hạ và Chế Lan Viên với phương châm sáng tạo của mình là “làm thơ là làm sự phi thường” để rồi tự tạo cho mình một con đường khác khó đi hơn rất nhiều, gập ghềnh chông gai, đầy bất trắc. Con đường thơ cũng truân chuyên như chính con đường đời mà họ đang bước, bước tiếp, bước mãi – càng bước càng trở nên cô độc, thương tâm. Trong tư duy sáng tạo của họ tồn tại những ý tượng đặc biệt đến nỗi tưởng chừng như họ phải trực tiếp đắm chìm trong tận cùng của khổ ải, lầm than mới có thể phát tiết và khơi dậy nên
23
chúng. Thiên nhiên – vũ trụ kì vĩ vào đến thơ Chế Lan Viên, Lý Hạ dường như cũng bị bóp méo, “nắn nót” theo khuôn hình của sự dị biệt.
Trước hết là thiên nhiên nhuốm bàn tay đầy tội lỗi của quỷ thần trong thơ Lý Hạ:
南山何其悲, “Nam sơn hà kỳ bi, 鬼雨灑空草。 Quỷ vũ sái không thảo.
長安夜半秋, Trường An dạ bán thu, 風前幾人老。 Phong tiền kỷ nhân lão.
低迷黃昏徑, Đê mê hoàng hôn kính, 裊裊青櫟道。 Niểu niểu thanh lịch đạo”.
(感諷其三) (Cảm phúng kì 3) Dịch nghĩa:
Núi Nam sao quá buồn Mưa quỷ tưới cây cỏ Trường An nửa đêm thu Người già theo ngọn gió Nhá nhem đường chiều muộn Hàng sồi xanh lốc cuốn
Cây soi, trăng chính ngọ Vằng vặc chiếu non tỏ Đuốc quỷ đón chào ma Lập loè đom đóm lượn
(Bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến)
Cảnh vật trong mắt nhà thơ đắm chìm một màu buồn, ai oán thê lương.
Núi Nam hiện lên không phải là với một dáng vẻ oai phong, kì vĩ như những gì vốn có mà nó xuất hiện với tâm thế “bi” bởi tác nhân ngoại cảnh là “quỷ” –
24
quỷ tưới những ngọn cỏ gây ra trận mưa kinh hoàng và bi ai nơi vùng núi Nam sừng sững. Mưa vốn dĩ là lộc của trời, tạo hóa ban mưa cho nhân loại cốt là đem lại sự sống sinh sôi, nảy nở của vạn vật; cây cối không chỉ cần đất mà còn cần những giọt “thiên thủy” để duy trì vòng tuần hoàn của cuộc đời.
Song, tạo hóa trớ trêu bị giật giành thiên chức của mình để trao sang tay của thế lực yêu linh, tranh phần tưới tiêu cho vạn vật. Cốt dĩ, nguồn cội luôn là thứ trọng yếu quyết định mọi điều; cội nguồn có tốt đẹp thì tổng thể mới thuận theo mà phát triển, ngược lại nếu nguồn cội đại diện cho cái xấu, cái bĩ cực thì mọi thứ đều trở nên kém khởi sắc. Ở đây, ngọn nguồn của sự sống chính là giọt nước của trời, cây không thể sống nếu thiếu đi những cơn mưa.
Song, những trận mưa lại mang dáng dấp, hơi thở nồng ấp sặc mùi tính âm, u ám, tối tăm của cõi quỷ thần khiến cho thiên nhiên vạn vật không thể khoác lên mình chiếc áo rực rỡ tràn đầy nhựa sống. Bàn tay của quỷ đã chi phối đến tính năng của “thủy”, và “phong” cũng không ngoại lệ. Trước cơn gió lạnh lẽo mang tất cả những không khí cô quạnh, băng giá của thế giới của quỷ thần, con người dường như cũng dần dần bị quật ngã, cũng đã già đi nhiều phần. Cái gắng gỏi vật lộn, bon chen của kiếp người không thể chống chọi lại được những sóng to gió lớn, bão táp mưa sa giăng kín trong cuộc đời, để rồi tàn dần, lụi lần, lịm dần và đi đến cái chết. Con đường phía trước chỉ toàn là bóng tối mịt mờ, không kiếm tìm nổi một tia sáng của hi vọng, của niềm tin.
Cuộc đời nhà thơ Lý Hạ giống như một vòng xoáy của những mâu thuẫn và bất đồng về mọi mặt: khao khát được sống, được cống hiến tài sức của mình cho sự hưng thịnh của đất nước song sự cổ hủ và khiếp nhược trong định kiến, thể chế chính quyền Trung Quốc đã dìm khát vọng, lý tưởng một con người tài hoa như Lý Hạ xuống tận vực sâu của sự tuyệt vọng. Những sóng gió ngoại hiện trong cuộc đời nhà thơ cài lắp, đan xen những cơn sóng ngầm đấu tranh về mặt tư tưởng “vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Đặng Dung) đã
25
nhen nhóm, rồi lớn dần, ăn mòn thể xác và tinh thần Lý Hạ, xoáy vào trong ông những ảo vọng điêu tàn về vạn vật trong vũ trụ.
Lại nữa:
杜鵑口血老夫淚。 “Đỗ quyên khẩu huyết lão phu lệ.
藍溪之水厭生人, Lam khê chi thuỷ yếm sinh nhân,
身死千年恨溪水。 Thân tử thiên niên hận khê thuỷ
斜山柏風雨如嘯 Tà sơn bách phong vũ như khiếu”
(Lão phu thái ngọc ca) Dịch nghĩa:
Đỗ quyên miệng máu, thợ rơi lệ Dòng nước suối lam ghét người sống Người chết ngàn năm giận suối lam Núi nghiêng gió thét rừng bách ngả
(Bản dịch của Nguyễn Khắc Phi)
Nếu như ở trên nhà thơ bộc lộc nỗi u hoài về ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết thì đến đây, nó không còn là cảm thức mơ hồ nữa, mọi thứ dường như đã khẳng định sự thắng thế của cõi âm. Cái chết vươn lên, ngự trị trước sự quẫy đạp, vùng vẫy, khao khát tồn tại của sự sống. Lý Hạ mượn câu chuyện bi thương của những người thợ dành cả phần đời của mình đi mò ngọc dưới biển sâu chỉ đề phục vụ cho mục đích ăn chơi, hưởng lạc của giới quý tộc đương thời. Con đường đi đến sự thăng hoa, lạc thú đầy rẫy những bước chân của thần Chết. Ông ta canh chừng những khoảnh khắc mong manh để tước đoạt đi linh hồn của con người, bỏ lại sau đó là những oán hận khôn cùng của kiếp lầm than. Cặp đối xứng “lam khê – sinh nhân”( suối lam – người sống) và “thân tử - khê thủy” (người chết – nước suối) cùng những
“huyết” (máu), những “yếm” (ghét), rồi “hận” (giận) càng khắc sâu thêm
26
những mâu thuẫn vô giải giữa thiên nhiên và con người. Sông lam thì ghét người sống, còn người chết ngàn năm vẫn còn oán giận dòng nước sông lam.
Mối thâm thù giữa sự tước đoạt và bị tước đoạt truyền từ kiếp này sang kiếp khác như phần nào nói lên nỗi niềm của nhà thơ Lý Hạ trước những bất công giày xéo của cuộc đời. Nỗi oán hờn sâu sắc trong tâm hồn của con người “tài cao – phận thấp – chí khí uất” đã bóp nghẹt mọi định mức về tiêu chuẩn và quan niệm thẩm mỹ trước thiên nhiên, vũ trụ. Thiên nhiên không phải chỉ để tôn thờ, nâng niu những dáng nét tuyệt hảo, mà thiên nhiên cần vươn tới một giới hạn cao cả hơn, đó là phản ánh đôi mắt huyễn hoặc của thi nhân. Với Lý Hạ thì thiên nhiên lại trót mang phong vị của sự “điêu tàn”, là hạn mức mà ông đang hướng tới về mặt thể hiện.
Thế giới trong cảm quan riêng của Lý Hạ luôn nằm ngoài cái thực tại, cái hiện hữu. Bản thân nhà thơ là người của đương thời, song tâm thế lại vất vưởng, khi thì bay bổng trời cao, lúc lại ngụp lặn dưới những lớp tầng của địa ngục. Nơi đó có những nấm mồ với xương cốt, có linh hồn tha hương. Chẳng rõ vì mối duyên nặng nghiệp với cõi âm hay vì điều vi diệu nào mà thế giới đó cứ vận vào người Lý Hạ, khiến ông say sưa chìm đắm đến vậy:
草如茵松如蓋 “Thảo như nhân, tùng như cái.
[…]
冷翠燭勞光彩, Lãnh thuý chúc, lao quang thái 西陵下風吹雨, Tây lăng hạ, phong xuy vũ”
(蘇小小墓 - Tô Tiểu Tiểu mộ) Dịch nghĩa:
Cỏ như tơ, thông che mát […]
27
Lửa ma trơi, mưa ngậm ngùi Chốn Tây lăng, trong gió thổi
(Bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến)
Người nghệ sĩ vốn mang trong mình trái tim nhạy cảm hơn những người khác, tinh tế hơn những trái tim khác, để rồi dễ dàng đau đớn, xót xa, u hoài trước nỗi đau và bất hạnh của những con người cùng cảnh ngộ. Nguyễn Du cũng đã từng rơi lệ trước nấm mồ của nàng Tiểu Thanh, người con gái tài hoa, bạc mệnh: “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư/ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. / Chi phấn hữu thần liên tử hậu, / Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.”. Lý Hạ cũng không nằm ngoài quy luật của xúc cảm, huống hồ trong ông lại thường trực những chất chứa mãnh liệt nhất, bi phẫn nhất đang cần thêm một duyên cớ để được bung tỏa. Nấm mồ của nàng Tô Tiểu Tiểu chính là ngọn nguồn khơi dậy những nỗi niềm của nhà thơ. Đứng trước người con gái tài hoa giờ chỉ còn là cát bụi, ông như tìm được sợi dây đồng cảm gắn kết tinh thần sâu sắc. Cái tinh tế và sâu sắc của Lý Hạ thấm nhuần vào trong từng vần thơ, câu chữ. Ông không trực tiếp gọi tên sự vật (nấm mộ) mà tô vẽ cho nó bởi hệ thống những hình tượng gợi tả khiến cho người đọc liên tưởng suy tư ra được dấu vết của sự chết chóc: “Cỏ như tơ, thông che mát” , rồi “Lửa ma trơi, mưa ngậm ngùi”. Đó chính là biệt tài của Lý Hạ - tả mà không tả, thể hiện mà không thể hiện; những trường nghĩa liên tục ẩn hiện, đan xen, gợi mở góp phần thể hiện tư duy sắc bén của nhà thơ. Khi đạt đến cảnh giới đó, sự
“điêu tàn” trong thơ ông trở nên ma mị, trong trẻo đến kì lạ.
Sáng tạo ra cái thế giới điêu tàn, chung quy lại, cũng là để thoát ly hiện thực. Thoát ly ở đây không đơn thuần là một dạng thức tâm lý – xã hội mà nó mang một bản chất khác, đó là vươn tới khám phá thế giới không cùng của bản thể, xóa đi ranh giới hữu hạn giữa nhận thức và lý trí. Muốn làm được điều đó thì trước hết bản thân tư duy thẩm mỹ của người nghệ sĩ phải đạt đến
28
sự vô hạn, sáng tạo không ngừng nghỉ. Về khía cạnh này, Lý Hạ đã tìm được một “người bạn tâm giao” hài hòa và vừa vặn đến không ngờ, hài hòa từ tư duy sáng tạo nghệ thuật cho đến nội dung biểu hiện. Chế Lan Viên xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam như một luồng gió mới, một hơi hướng mới như “một niềm kinh dị”. “Với Chế Lan Viên, sáng tạo thi ca là một cuộc phân ly kinh dị giữa xác và hồn, là sự nghiệm sinh cái chết của hữu thể để sống phần Tâm linh, Vô thức. Không một nhà thơ nào của Thơ mới - kể cả Hàn Mặc Tử - diễn tả đầy đủ quá trình này như Chế Lan Viên. (Phải nói thêm rằng, thơ Hàn Mặc Tử là cõi mê sảng tự thân và thường trực, còn ở Chế Lan Viên, là sự nhập thân vừa mê cuồng vừa tỉnh táo vào thế giới ấy). Chắp nhặt những đứt nối, mê sảng của hành trình này có thể tìm thấy một mạch liền gợi ra phác đồ của tâm lý sáng tạo thi ca được thể hiện trong Điêu tàn.”.
Lẽ thường, không một nhà thơ Mới nào mà không có mối rung cảm đặc biệt dành cho thiên nhiên. Chế Lan Viên cũng yêu thiên nhiên, cần thiên nhiên như một lẽ sống, song, cách ông “cảm” thiên nhiên lại trở thành một nỗi ám ảnh khôn cùng đối với nhiều người. Vì yêu, coi nó như một nơi chốn để thoát ly hiện thực, để trốn chạy những bão tố giăng kín bủa vây nên thiên nhiên phải khác thường, xa cách hoàn toàn với thiên nhiên thực tại. Trong sự khác thường ấy, dáng vẻ “điêu tàn” phải chăng là một sự lựa chọn?
“Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy!
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ!
29
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!”
(Những sợi tơ lòng)
Đọc thơ Chế Lan Viên trước 1945, ta như thấy được hồn cốt của Lý Hạ trong đó, mọi thứ thuộc về phong vị thơ dường như lẩn khuất trong từng vần thơ câu chữ, từng ý tượng nghệ thuật. Vẫn nỗi sầu não riêng tư ấy, vẫn cái dáng hình tàn lụi, phai nhạt, sàn sụp của cảnh vật trước thời gian, vẫn những sắc màu lở loét, rỉ rói loang lổ…; song, cái làm nên chất Lý Hạ trong thơ lại là tính huyền bí, ảo vọng, là sự kết nối tâm linh với những thế lực siêu hình, còn với Chế Lan Viên lại khác, đó là lại một quá trình dài đi tìm bản thể bên trong những phạm trù hoài cổ, thơ ông luôn đắm chìm trong dấu vết xưa cũ của thời gian. Ông đào sâu vào tận gốc rễ, khai quật những giá trị tinh thần đã mất.
Hình tượng Tháp Chàm chính là dấu vết còn sót lại sau một thời hoàng kim rực rỡ trong quá khứ của vương triều hoa lệ. Khái niệm “vĩnh cửu” là điều mà bất cứ ai đều mong muốn và khao khát có được, song tất cả chỉ là hữu hạn, vượt qua hạn mức của tạo hóa thì tất cả chỉ là hư vô. Nuối tiếc những gì đã mất là một trạng thái tâm lý cơ bản của con người, nhất là khi
“cái đã mất” đã từng hưng thịnh, sinh sôi, phát triển rực rỡ, đồng thời “cái hiện tại” đang dần trở nên bế tắc và tàn lụi - “Gạch Chàm đua nhau rụng”,
“Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ” làm hiện lên khung cảnh đổ nát hoang sơ. “Điêu tàn” của thiên nhiên cảnh vật cũng như chính là sự sụp đổ của một vương triều trong quá khứ. Bất giác tất cả những điều đó gợi ra cảm quan đầy xót xa, cay đắng về tình hình đất nước ta giai đoạn đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 tràn ngập không khí tang thương, tăm tối và bế tắc. Sự u ám trong tâm thức ám ảnh vào cả vạn vật trước mắt. Bốn mùa trong năm, dĩ thường, mỗi mùa một dáng vẻ, một hương vị, nhưng tất thảy đều hòa chung một phong khí ảm đạm, chua xót, tức tưởi vì nước mất
30
nhà tan, nhân dân đói khổ. Mùa hè oi nồng nhưng rực rỡ tràn đầy sức sống với “hồng liên trì đã tiễn mùi hương” trong thơ Nguyễn Trãi năm xưa nay lại trở nên gay gắt, bức bối, thổi bừng lên ngọn lửa căm hận, giằng xé tâm can của Chế Lan Viên. Mùa thu man mác buồn, se lạnh gợi ra hơi ấm trong trẻo trong tâm hồn như thơ Nguyễn Khuyến “ao thu lạnh lẽo nước trong veo” nay đã không còn nữa, nhường chỗ cho luồng khí hậu đang đột ngột biến đổi –
“gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ”. Mùa đông cũng không thể khởi sắc hơn, nó đang tàn lụi dần vào cõi hư vô, cho đến khi chẳng còn bóng dáng… Bức tranh thiên nhiên tứ bình trong thơ của người thi sĩ Bình Định vô tình mà hữu ý, chỉ mang hai gam màu, hai sắc thái độc dị: đó là nóng và lạnh. Tồn tại ở thái cực nào thì nó cũng vươn đến mức tuyệt đỉnh – nóng thì nóng gắt, còn lạnh thì lạnh đến thấu xương. Thế mới thấy cảm xúc trong lòng nhà thơ luôn bị dồn lên đến cao trào đỉnh điểm.
Thơ của Chế Lan Viên liên tục chứa chấp những linh hồn vất vưởng ẩn nấp trong những sọ người, những xương, những huyết… Thế giới âm tính nhập vào hồn thơ ông để tìm một chỗ trú ngụ; nó sinh sôi, nảy nở và cuồng loạn trong đó để thỏa mãn niềm say mê, si đắm cùng khát khao giao hòa với cuộc đời. Dẫu rằng đối với đời chúng chỉ như một sự “kinh dị”.
“Chiều hôm nay, bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây, thế giới vạn cô hồn
Hơi người chết toả đầy trong gió lướt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non
Trên một nấm mộ tàn ta nhặt được Khớp xương ma trắng tựa não cân người Tủy đã cạn, nhưng vẫn đầm hơi ướt Máu tuy khô, còn đượm khí tanh hôi”.