Chương 2: CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ LÝ HẠ VÀ CHẾ LAN VIÊN
2. Cảm thức cô đơn trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên
2.2. Cảm thức cô đơn trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên
2.2.1. Con người cô đơn, lạc lõng trước thời cuộc
Cuộc đời của Lý Hạ là chuỗi những ngày tháng tận cùng đau khổ, đối với một người “tài cao – phận thấp” như ông thì đó thực sự là một niềm bi kịch tinh thần lớn lao. Những ẩn ức chất chứa trong tâm hồn của con người Lý Hạ chủ yếu xuất phát từ thời đại mà ông sinh sống, nó có tác động vô cùng mạnh mẽ đến tư tưởng và tâm lý của ông - con người vốn dĩ xuất thân từ dòng dõi quý tộc và mang trong mình tinh thần trung quân ái quốc bất diệt. Đây là giai đoạn biến thiên trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, nó nằm giữa ranh giới giao thoa của quá trình vận động lịch sử, đi từ giai đoạn hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất (Thịnh Đường) đến giai đoạn tối tăm và u ám nhất (Vãn Đường). Sau
55
khi Loạn An Lộc Sơn kết thúc, đất nước Trung Quốc đã trở lại những năm tháng hòa bình, ổn định; song, nó không thể lấy lại vóc dáng hiên ngang, hùng vĩ bậc nhất như ở giai đoạn trước nữa. Tính chất ổn định ấy chỉ là bề nổi biểu hiện ngoài mặt hình thức, còn khi đi sâu vào tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ mới thấy được “phần chìm” với những cơn sóng ngầm cuộn trào âm thầm, chỉ trực chờ cơ hội để lật đổ giai cấp thống trị. Chính quyền phong kiến giai đoạn này không còn giữ được phong độ và uy quyền như những bậc đế vương thời kì trước, họ rơi vào trạng thái khủng hoảng và bế tắc về đường lối cai trị, dẫn đến việc “lòng dân không phục”, oán hờn xảy ra khắp mọi nơi trong lòng bách tính. Quyền lực của vua ngày càng hạn hẹp, tiết độ sứ các nơi thừa cơ chuyên quyền, tăng cường củng cố binh lực, sẵn sàng mọi động thái chống lại sức ảnh hưởng của vua. Trước tình hình đó, triều đình và nhà vua tỏ ra e ngại và hoang mang về vấn đề cưỡng đoạt quyền lực của các trọng thần trong triều nên không còn tin dùng văn võ, bá quan; đồng thời chỉ trọng hoạn quan, khiến cho tình hình triều chính ngày càng trở nên rối ren, bế tắc. Như vậy đất nước Trung Hoa thời kì này chẳng khắc nào là đế chế riêng của hoạn quan, cảnh tượng bát nháo, lộng hành diễn ra khắp trốn.
Sinh thời, chứng kiến sự loạn lạc của đất nước, đặc biệt là sự ô hợp, uế tạp của giai cấp thống trị, Lý Hạ không khỏi xót xa đau đớn, hơn hết là sự tủi hổ, nhục nhã, ê chề khi nhận thức được tài năng của bản thân mà không được trọng dụng, lại chịu sự chi phối, lãnh đạo bởi bọn quan hoạn bỉ ổi, bất tài vô nhân. Nhà thơ cảm thấy lạc lõng trước thời cuộc, sinh bất phùng thời:
長安風雨夜, “Trường An phong vũ dạ 書客夢昌谷。 Thư khách mộng Xương Cốc.
怡怡中堂笑, Di di trung đường tiếu, 小弟栽澗菉。 Tiểu đệ tài giản lục.
家門厚重意, Gia môn hậu trọng ý,
56
望我飽飢腹。 Vọng ngã bão cơ phúc.
勞勞一寸心, Lao lao nhất thốn tâm, 燈花照魚目, Đăng hoa chiếu ngư mục”.
(題歸夢 - Đề quy mộng) Dịch nghĩa:
Trường An một đêm mưa gió thốc
Khách văn chương Xương Cốc mộng về Trong nhà cười nói vui ghê
Ngoài khe cần mẫn em thì trồng rau Mọi người vì thương nhau ý tốt Mong cho ta luôn được no lòng Niềm riêng một tấc tổn thương Dưới đèn mắt đẫm lệ dòng tủi thân
(Bản dịch của Nguyễn Minh)
Sinh ra cùng một thời điểm, sống cùng một thời đại, chịu chung một số phận nhưng chỉ có Lý Hạ mới mang một nỗi niềm riêng sầu thảm. Vốn đã mang một tâm hồn lãng mạn, phiêu diêu với cuộc đời, lại gặp cái trái ngang, đắng cay của số phận càng làm bùng cháy mãnh liệt những chất chứa trong lòng. Ông trở nên nhạy cảm với thời cuộc hơn, thiên hạ đau – ông sẽ đau hơn nỗi đau ấy, thiên hạ buồn khổ - ông sẽ buồn khổ hơn gấp vạn lần… Tất cả những xúc cảm ấy không bao giờ có thể tìm được nhịp tim đồng cảm để sẻ chia cõi lòng, dù chỉ là một sự an ủi nho nhỏ. Đâu thể trách được thế gian vô tâm, vô tình; chỉ trách sao thiên mệnh lại tạo ra Lý Hạ rồi giáng ông xuống cõi trần gian đầy khổ ải, cùng với một trái tim chan chứa ân tình, để đến giờ mọi thứ đều có thể biến thành niềm đau. Nỗi niềm không ai hiểu thấu khiến cho sự cô đơn càng nhân rộng lên, bao trùm tâm trạng và cảnh vật xung quanh Lý Hạ. Ông trở nên chơ vơ, lạc lõng ngay trong chính căn nhà mình, đứng giữa những con người nói cười vui vẻ, an nhiên, phó mặc sự đời; cái tôi càng
57
cô quạnh hơn, càng thu mình vào trong những bức tường tinh thần để ngăn cách với thế giới. Đối với ông, việc không được tham dự khoa cử và suốt cuộc đời mình chỉ giữ một chức quan nhỏ trong triều là Phụng lễ lang thực sự là một bi kịch tinh thần rất lớn. Ông cảm thấy mình thật nhỏ bé, bất tài và bất lực trước cuộc đời, trên không vươn tới được mà thấp thì không cam lòng nên vị trí của ông lúc nào cũng chênh vênh, không có trốn tựa nương. Bởi vậy mà tinh thần cũng trở nên lung lạc và phập phồng.
Nỗi cô đơn giống như một thứ cảm giác mơ hồ mà sức mạnh hủy diệt thật kinh khủng, nó có thể giết chết một con người bởi chính sự lo lắng hoang, hoang mang từ nỗi cô đơn tự thân của họ. Nỗi cô đơn trong thơ Lý Hạ nhuốm cả vào trong cảnh vật, trong những triết lý suy tư về cuộc đời:
園中莫種樹, “Viên trung mạc chủng thụ 種樹四時愁。 Chủng thụ tứ thì sầu.
獨睡南床月, Độc thuỵ nam sàng nguyệt, 今秋似去秋, Kim thu tự khứ thu”.
(莫種樹 - Mạc chủng thụ) Dịch nghĩa:
Trong vườn xin chớ trồng cây Trồng cây sẽ bị buồn lây bốn mùa Giường nam ngủ dưới trăng soi Thu nay cùng với thu xưa khác gì?
(Bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến)
Thiên nhiên chính là cái đẹp mà tạo hóa ban tặng cho con người. Thiên nhiên giúp ta mở rộng khoái cảm thẩm mỹ, làm cho tâm hồn trở nên tinh tế hơn, trong sạch và tinh khiết hơn. Bởi vậy mà thơ ca từ xưa đến nay luôn có một cảm hứng bất diệt dành cho cảnh vật thiên nhiên, ví thiên nhiên giống như một nàng thơ làm say đắm bao con tim của thi sĩ. Nhưng ở đây, thiên
58
nhiên xuất hiện trong cảm quan của Lý Hạ lại mang một phong khí khác, người ta khao khát chan hòa với thiên nhiên bao nhiêu thì Lý Hạ lại trốn chạy, cản ngăn sự giao cảm với thiên nhiên bấy nhiêu: “Viên trung mạc chủng thụ”
( Trong vườn chớ trồng cây). Nhà thơ khước từ mọi sự giao thoa, hòa hợp với cảnh vật, ông không muốn mở lòng mình với thế giới xung quanh, chỉ muốn đóng khép tâm hồn mình trong vòng quẩn quanh của cái tôi vị kỉ đang cô đơn trước cuộc đời. Đó là cảm giác bất an thường thấy khi con người ta đối diện với một không gian rộng lớn hơn, đông đúc và xô bồ hơn; và khi đó con người ta sẽ nhận thức được sự nhỏ bé, hữu hạn trong quyền năng của bản thân, để rồi tự khắc sẽ rơi vào trạng thái tự cô lập mình trước sự vận động của thế giới. Đồng thời cây cối là một sinh vật tự nhiên, chúng cũng có quá trình sinh trưởng theo quy luật của tạo hóa. Vòng đời của cây cối khiến cho ta dễ dàng liên tưởng đến vòng đời khép kín của một con người: ươm mầm – sinh ra – lớn lên – già cỗi – chết. Bởi vậy mà trồng cây sẽ khiến ta chứng kiến quá trình sinh trưởng của chúng từng ngày, từng tháng, từng năm. Bốn mùa sẽ thấm thoắt trôi qua, cây cối sinh sôi nảy nở rồi sẽ đến lúc tàn lụi , giống như cuộc đời một con người. Sống trong một giai đoạn lịch sử bộn bề rối ren và loạn lạc như vậy, đời người liệu còn đến mấy nỗi, vua chết, dân chúng khổ cực, lầm than thì cái chết cũng chẳng còn là vấn đề xa xôi nữa. Những nỗi niềm trăn trở ấy Lý Hạ chỉ biết chôn giấu vào tận đáy lòng mình, ông tự biến mình trở thành một con người cô độc, sầu bi bởi nỗi buồn thời thế:
催榜渡烏江, “Thôi bảng độ Ô Giang,
神騅泣嚮風。 Thần truy khấp hướng phong.
君王今解劍, Quân vương kim giải kiếm, 何處逐英雄 Hà xứ trục anh hùng”.
(馬詩其十 - Mã thi kỳ 10)
Dịch nghĩa:
59
Xin vương hãy Ô giang mau vượt Ngựa thần đau khóc trước gió tây Kiếm vung tự vẫn lúc này
Về đâu theo chủ giờ đây không còn
(Bản dịch của Nguyễn Minh)
Cũng giống như Lý Hạ, Chế Lan Viên cũng mang tâm trạng lạc thời khi sinh ra đúng thời điểm lịch sử đất nước đang chuyển giao giữa hai thế kỷ.
Một thời đại mới khai sinh, kéo theo sự đổi thay về nhiều phương diện cuộc sống, trong đó có chế độ xã hội. Chế độ phong kiến đi qua và nhường chỗ cho một chế độ hoàn toàn mới; song sự tiến bộ xã hội vẫn còn bị kìm hãm bới sự đấu tranh gay gắt bởi nhiều luồng tư tưởng cũ – mới đan xen, mâu thuẫn với nhau. Đồng thời, sự đàn áp, chèn ép của của chủ nghĩa thực dân và bộ máy cai trị của triều đình phong kiến vẫn con rơi rớt lại đã dồn mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội vào con đường cùng quẫn và bất lực, trong đó có giai cấp tiểu tư sản trí thức. Họ là tầng lớp có tình thần yêu nước, yêu dân tộc song không có sức chiến đấu, hơn nữa lại mang tư tưởng cải lương, lãng mạn tiêu lực nên khi đứng trước bối cảnh xã hội hiện tại, họ tỏ ra nhạy cảm sâu sắc, sinh ra tâm trạng chán nản tuyệt vọng trước số phận chung của cộng đồng. Những trang thơ của Chế Lan Viên trước năm 1945 tràn ngập một màu u uất, thê lương;
trong đó thể hiện cái tôi cô đơn của một công dân “sinh bất phùng thời” lạc lõng, chới với, chỉ muốn rời xa mọi thứ để ẩn mình trong thế giới riêng như một niềm tự an ủi:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”
(Những sợi tơ lòng)
60
Cảm thức cô đơn gần như là một mẫu số chung trong thơ ca lãng mạn Việt Nam đầu thế kỉ XX như một bước tiến mới trong tư duy thẩm mỹ. Trải dài khắp những trang thơ, đâu đâu cũng thấy một tâm trạng lãng đãng, bâng khuâng bởi nỗi cô đơn không biết chia sẻ với ai, và rồi họ chọn cách nói lên nỗi cô đơn ấy thông qua những vần thơ – văn chương nói hộ lòng người.
Đồng cảm với những hồn thơ sinh cùng thời, Chế Lan Viên cũng mang trong mình một nỗi buồn thời thế. Ông chán nản trước thời cuộc rối ren, đầy biến loạn; song lại ý thức được bản thân mình chỉ là vật thể nhỏ bé đơn độc trong cuộc đời này, dù yêu cuộc sống, yêu đất nước, yêu dân tộc, không ít lần hoài niệm về một vương quốc hùng mạnh xa xưa với nỗi niềm tiếc thương vô hạn nhưng thực tế lại không thể làm gì cho Tổ quốc. Bởi vậy, ông mang tâm thế của một kẻ lạc loài, bất lực trước sóng gió bủa vây dân tộc. Đó là trạng thái tâm lý cô đơn, tự ti của một con người không hợp thời, khiến cho lúc nào trong ông cũng khao khát một thế giới khác “hợp thời” hơn, vừa vặn với khuôn hình tâm thức của chính mình. Với ông thì đó là một “tinh cầu”, một
“vì sao” cô độc, lạnh lẽo, đơn côi – nơi ấy sẽ không có bóng dáng của con người của thời đại này. Nhà thơ muốn dày vò nỗi cô đơn của mình, càng cô đơn lại càng cố gắng cách li, “nuôi nhốt” nỗi cô đơn ấy vào tận cùng của sự đơn độc, làm cho nó không còn có cơ hội giao cảm để phóng thích nỗi niềm ấy nữa. Mục đích của sự nuôi dưỡng cô đơn cũng là để lẩn tránh hiện thực nghiệt ngã đang diễn ra trước mắt, khi mà bản thân con người không thể làm được gì để hiện thực đó mĩ miều hơn. Và cho dù đó là thế giới do chính nhà thơ tạo ra thì ông vẫn hoàn toàn cô độc trong đó:
“Chiều hôm nay, bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây, thế giới vạn cô hồn
Hơi người chết toả đầy trong gió lướt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non”
(Xương khô)
61
Tâm hồn Chế Lan Viên đã gửi cả vào trong âm hồn của ma quỷ, hay nói cách khác thì ma quỷ chính là hiện thân độc đáo nhất của nhà thơ dùng để giao tiếp với cõi đời này. Đến với thế giới đó, nhà thơ vừa như chết đi, đoạn tuyệt với cuộc sống nơi cõi trần, lại vừa như sống lại phần bản thể trong con người mình. Phần hồn ấy kinh sợ trần gian, chỉ muốn đắm chìm trong cõi vô hình để tự vuốt ve nỗi đau buồn trong sự cô đơn. Ít nhất cảm giác cô đơn vẫn dễ chịu hơn cái cảm giác khổ ải mà ông cũng như bao người khác đã gồng gánh được nửa đời người:
“Các cô hồn lặng ngắm cõi Hư Vô Rồi đua nhau trở lại trong trăm mồ Để kinh khủng Trần Gian niềm sợ hãi”
(Tiếng trống)
Sự cô đơn luôn bắt nguồn từ những phút giây lầm đường lạc lối, không tìm được con đường cho riêng mình:
Lòng hỡi lòng! biết đâu là Âm giới?
Biết nơi đâu Cõi Sống của muôn người?
Trong U Minh hồn ta đương lạc lối Trông tháng ngày, yên để lệ sầu rơi!
(Bóng tối)
Rõ ràng, lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tư duy của những con người đương thời. Đặc biệt đối với các văn nhân thi sĩ thì điều đó càng co sức tác động mãnh liệt đến tư duy và cảm quan của họ, bởi họ vốn đã mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm với thế giới. Sự bất ổn trong chính trị, xã hội cùng sự chi phối bởi nhiểu luồn tư tưởng đã tạo cầu nối để tâm hồn thi nhân có cơ hội bộc lộ và phát tiết những tâm tư, tình cảm của mình vào trong văn chương. Xét cho cùng, dù sống ở thời đại nào, hoàn cảnh nào thì con người vẫn luôn tiềm ẩn một nỗi cô đơn vô hình, giống như Lý Hạ và Chế Lan Viên, chỉ chờ đợi một sự chuyển biến trong thời đại khiến cho họ
62
trở nên chông chênh, lạc bước; dần dần họ trở nên cô quạnh trước những cơn sóng gió cuộc đời hơn.