Con người cô đơn trước lý tưởng cá nhân

Một phần của tài liệu Cảm thức sinh mệnh trong thơ lý hạ và chế lan viên (Trang 68 - 78)

Chương 2: CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ LÝ HẠ VÀ CHẾ LAN VIÊN

2. Cảm thức cô đơn trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên

2.2. Cảm thức cô đơn trong thơ Lý Hạ và Chế Lan Viên

2.2.2. Con người cô đơn trước lý tưởng cá nhân

Mỗi con người, bằng nhiều tư cách khác nhau, chúng ta đều có những lý tưởng sống cho riêng mình. Nhất là trong thời buổi đất nước ngày càng đi lên, phát triển hay gặp biến cố lớn trong lịch sử thì sứ mệnh của con người luôn được đặt ra một cách cấp thiết và quan trọng hơn. Với tư cách là một nhà văn nhà thơ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, lý tưởng của họ chính là làm đẹp cho đời, cho người…

Điều làm nên một nhà thơ lớn cho văn học nhân loại, trước tiên, văn thơ của họ phải làm được một điều gì đó lớn lao, mạnh mẽ - thứ văn chương vị nhân sinh, không chỉ là bộc lộ cảm xúc cá nhân thông thường mà hơn hết là cứu rỗi tinh thần nhân loại. Như vậy, một tác phẩm có giá trị và đi cùng năm tháng phải là một tác phẩm vượt lên trên mọi giới hạn thông thường, phải là một thứ có tác động tích cực đến tinh thần của người đọc. Để làm được điều đó, thì người viết hẳn phải là một nhà tư tưởng lớn, có lý tưởng sống cao đẹp.

Lý Hạ và Chế Lan Viên tất nhiên là những con người mang trong mình lý tưởng mãnh liệt, bùng cháy; song đôi lúc họ không chỉ cô đơn với thời cuộc, với cộng đồng mà họ còn cô đơn với chính những lý tưởng mà họ cho là cao quý và thiêng liêng ấy.

Suốt cả cuộc đời Lý Hạ, ông sống trong trạng thái dằn vặt đớn đau vì không mang được tài năng của mình để cống hiến được cho đất nước, bấy giờ đang đắm chìm trong loạn lạc, lầm than. Người có tài thì bị coi thường rẻ rúng, không được người quân chủ trân trọng; còn kẻ bạc nhược, bỉ ổi thì được trọng dụng, lạm quyền; mọi giá trị trong cuộc sống đều bị đảo lộn. Phẫn uất vì điều đó, nhà thơ chỉ còn biết bộc bạch những niềm riêng chua xót vào thơ

63

văn, ở đâu đó trong sự chán nản, tuyệt vọng ấy ánh lên một cảm giác cô độc tột cùng khi bất lực trước lý tưởng của mình:

大漠沙如雪, “Đại mạc sa như tuyết, 燕山月似鉤。 Yên sơn nguyệt tự câu.

何當金絡腦, Hà đương kim lạc não, 快走踏清秋? Khoái tẩu đạp thanh thu?”

(馬詩其五- Mã thi kì 5) Dịch nghĩa:

Sa mạc cát như tuyết Trăng khuyết treo đầu non Cần gì dây vàng buộc Vó lướt trời thu trong

(Bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến) Những con người cô đơn thường cảm nhận một cách rõ rệt về ý niệm không gian và thời gian, từng khoảnh khắc, từng quang cảnh đều gợi ra một thứ cảm giác vô hình bao bọc lấy con người mình, vùi lấp tâm hồn mình.

Càng cô đơn bao nhiêu thì họ càng cảm thấy không gian xung quanh mình trở nên rộng lớn, bao la bấy nhiêu. Không gian khoáng đạt không làm tâm hồn con người ta thêm rộng mở mà chỉ khiến cho bản thể nhỏ bé và lạc lõng hơn.

Sự đối lập giữa không gian và con người tạo một khoảng cách lớn trong tâm hồn,và vì thế lòng người khi đối diện với thiên nhiên trở nên vô cùng cô quạnh. Nhà thơ đặt mình đứng trước một không gian sa mạc rộng mênh mông bát ngát với cát trắng xóa, dường như mọi thứ khép kín trong tâm hồn bấy lâu nay đều bung xõa tất cả, nhà thơ như muốn hòa vào thiên nhiên mà vẫy vùng thỏa chí. Cái “chí” ở đây phải chăng là cái chí khí, lòng nhiệt huyết được nung nấu sục sôi trong con người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là một người dân yêu nước Lý Hạ, nay muốn mang cái tiết khí, trí tuệ và công sức của

64

mình những mong “chuyển rời giang sơn”. Hình ảnh “Yên sơn nguyệt tự câu”

(Trăng treo hình móc câu trên núi Yên Nhiên) là một hình ảnh đẹp về chí con người. Đó là khát vọng, là mơ ước, là niềm tin vào bản thân và cuộc đời; khát khao cháy bỏng về một đất nước “thanh thu” (trời quanh mây tạnh) rũ bỏ hết những đám mây đen giông tố đang bao trùm đất nước trong giai đoạn hiện tại đẻ hướng tới một tương lai mới tươi sáng và vẹn nguyên hơn. Song, khát vọng thì cũng chỉ là những ảo tưởng mơ hồ. Khi bất lực trước thực tại nghiệt ngã thì lý tưởng chỉ là một hư ảo khiến trái tim nhà thơ thêm đau đớn. Lý tưởng cao đẹp để làm gì khi người ta không thể tìm ra con đường để nuôi dưỡng, duy trì và thực hiện chúng, cuối cùng thì cũng sẽ phải chôn vùi mọi thứ xuống hố cát sâu thẳm, rộng khắp kia mà thôi. Câu hỏi của nhà thơ “biết đến bao giờ?” dường như chứa chất mọi niềm hoang mang, lo lắng và bất lực trước số phận.

Tất nhiên, lý tưởng dù chỉ là trong tiềm thức, vẫn luôn là một điều đáng quý, đáng trân trọng. Bởi đó là điểm khởi đầu cho mọi sự tươi sáng ở phía trước:

不從桓公獵, “Bất tòng Hoàn Công liệp, 何能伏虎威。 Hà năng phục hổ uy.

一朝溝隴出, Nhất triêu câu lũng xuất, 看取拂雲飛。 Khán thủ phất vân phi.

(馬詩其十五 Mã thi kì 15) Dịch nghĩa:

Không theo Hoàn Công săn Lấy uy đâu đánh hổ

Một sáng ra khỏi gò Phi như mây cuốn gió

65

(Bản dịch của Nguyễn Minh)

Có lẽ “xoải vó phi ngựa” là hình ảnh đem đến khoái cảm thẩm mỹ đặc biệt trong thơ ca Lý Hạ, sau thế giới yêu ma quỷ quái. Ông luôn mượn hình ảnh ngựa phi để nói lên những nỗi niềm khao khát mãnh liệt ẩn giấu trong lòng về một ý chí lớn được giúp dân, giúp đời, mang về những chiến công hiển hách, đó cũng là mơ ước chung duy nhất trong cuộc đời của người quân tử ở xã hội phong kiến. Khi lòng đã trót mang nghiệp lớn mà bị giam hãm, tù đày trong tận cùng của sự hèn mọn, thấp kém thì lòng người càng thêm phẫn hận, không thể giải tỏa. Lý Hạ đã trải qua hai mươi bảy năm “nằm gai nếm mật” mà không tìm được vinh quang cho sự nghiệp của mình. Tất lẽ, sự cô đơn sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tâm hồn và tư tưởng của ông.

Là một người nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm, ông đến với thơ ca như một sự tình cờ, và cùng gần như là định mệnh. Cô đơn trước cuộc đời, đối với ông, giờ đây chỉ có văn thơ mới có thể xoa dịu nỗi đau tinh thần về thời thế và nhân thế. Song, cái ước vọng giản đơn cũng không có được. Đôi khi, nhà thơ cũng cảm thấy cô đơn với chính lý tưởng riêng của người nghệ sĩ khi không thể tìm được những trái tim đồng cảm và mến mộ tài hoa, đức hạnh ấy. Văn chương đối với Lý Hạ thiêng liêng như sự sống, như hơi thở. Nhưng rồi văn chương mà không có người cảm thấu và đồng điệu thì cuối cùng cũng trở thành hư vô, bỏ lại đó là một tâm hồn trơ trụi, đơn côi của người nghệ sĩ già:

尋章摘句老雕蟲, “Tầm chương trích cú lão điêu trùng 曉月當簾掛玉弓。 Hiểu nguyệt đương liêm quải ngọc cung 不見年年遼海上, Bất kiến niên niên Liêu hải thượng 文章何處哭秋風 Văn chương hà xứ khốc thu phong”

(南園其六 - Nam viên kì 6) Dịch nghĩa:

66

Soi văn nấu chữ nát cõi lòng

Trăng sớm làm cung ngọc trước song Chẳng thấy năm năm trên Liêu hải Văn chương lúc nào khóc thu phong?

(Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng) Người nghệ sĩ hiểu đời, nhưng đời đâu có hiểu họ. Mỗi người đứng về một phía, cao hơn hoặc thấp hơn người kia tạo ta một khoảng trống tâm hồn sâu sắc. Rốt cục thì cũng chỉ có những tâm hồn hòa hợp giữa những người nghệ sĩ với nhau mới đem lại những tiếng nói đồng cảm. Như Nguyễn Du xưa kia cũng đã từng cảm thương cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, thì ở đây Lý Hạ cũng đã động lòng tắc ẩn với nàng danh kĩ tài hoa Tô Tiểu Tiểu.

Xót cho người con gái bạc mệnh ấy bao nhiêu thì xót cho nỗi lòng cô đơn của mình bấy nhiêu:

天上分金鏡, “Thiên thượng phân kim kính, 人間望玉鉤, Nhân gian vọng ngọc câu.

錢塘蘇小小, Tiền Đường Tô Tiểu Tiểu, 更值一年秋。 Cánh trị nhất niên thu”.

(七夕- Thất tịch) Dịch nghĩa:

Gương vàng trời chia nửa Nhân gian buồn trăng soi Tiền Đường Tô Tiểu Tiểu Thương nhớ mấy mùa thu.

(Bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến) Do sự phụ thuộc vào mô thức sáng tác nên trong văn học phong kiến, tư tưởng của nhà văn vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ tư tưởng chung của thời đại. Khi ấy, chức năng của văn chương chính là vũ khí chiến đấu và khả

67

năng giáo lý, và giá trị của một tác phẩm văn học cũng được đánh giá dựa trên yếu tố này. Chính vì vậy mà cái tôi cá nhân trong văn thơ cổ rất ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, có chăng chỉ là những nỗi niềm, tâm trạng được gửi gắm một cách tinh tế và khéo léo thông qua cảnh vật thiên nhiên hay những câu chuyện khác, một sự kiện lịch sử khác. Những xúc cảm thầm kín là một văn hóa thẩm mĩ của văn chương ở thời đại đó. Sang đến đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã có bước tiến mới trong lịch sử văn học, khi mà lần đầu tiên con người ta được phóng khoáng, được cởi mở hết mình trong văn chương. Thi nhân không hoàn toàn nói lên tiếng nói của số đông, tiếng nói của cả dân tộc nữa mà họ có thể phát tiết hết những ẩn ức trong sâu thẳm tâm hồn mình để thỏa chí, thỏa lòng. Tư tưởng giao tranh giữa cái mới và cái cũ đã tạo nên một cuộc tranh luận lớn trong văn đàn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX với hai trường phái “văn học vị nghệ thuật” và “văn học vị nhân sinh”. Chế Lan Viên cũng như các người đồng nghiệp trong phong trào thơ Mới tiên phong cho hơi hướng văn thơ đề cao tính nghệ thuật trong các tác phẩm. Đối với ông, làm văn là phải khoác lên mình những “chất liệu hiện thực” xưa cũ bởi “tấm áo”

sáng tạo không ngừng nghỉ. Nếu văn chương không có tính nghệ thuật thì nó không còn là cái đẹp, sẽ chỉ là những cuốn sách giáo lý hay những thiên anh hùng ca cổ động chiến đấu, không hơn không kém. Tuy nhiên, nói như vậy để thấy, đã đến lúc văn chương cần tìm về đúng bản thể của nó là tính chất thẩm mỹ thay vì nhồi nhét qáu nhiều tư tưởng làm mất đi chất thơ trong văn học.

Song, như vậy không có nghĩa văn chương chỉ là một thứ thiếu giá trị khi không mang trong mình một tác động mãnh liệt nào đến cho người đọc. Chế Lan Viên sáng tạo thơ ca và tìm mọi cách để trung thàng với tôn chỉ đó, nhưng rõ ràng đọc thơ ông ta vẫn thấy được những lý tưởng, hoài bão của tuổi trẻ, của một thế hệ gửi vào trong đó – một cách thầm lặng và sâu kín. Đó là những lý tưởng chìm đắm trong cô đơn, nỗi cô đơn của một người nghệ sĩ:

68

“Có ai không, nắm giùm tay ta lại!

Hay bẻ giùm cán bút của ta đi Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi Đầy hơi thịt, ý ma, cùng sắc chết

Nỡ nào để hung tàn ghi dấu vết

Trên Hư Vô muôn nghĩa với muôn tên Của làn giấy ấp đầy hơi Trinh Tiết?

Như trinh nữ ngàn năm không dấu vết”.

(Tiết trinh)

“Làm thơ là đi tìm sự khác người”. Càng khác người bao nhiêu thì bản thân người thi sĩ càng cô độc, hiu quạnh bấy nhiêu. Ở thời đại đó, mấy ai hiểu thấu được nỗi lòng bi thiết, sầu muộn của người thi sĩ họ Chế thông qua thế giới điêu tàn, ma mị đầy chết chóc ấy. Để rồi, nhà thơ là người tạo ra thế giới đó và cũng chính ông lại là người tự dằn vặt, khổ đau và cô đơn cùng cực trước những sự kinh dị trong văn thơ của mình. Nhà thơ văn nài một cách thống thiết “nắm giùm tay ta lại”, rồi lại “bẻ giùm cán bút của ta đi” như một sự đấu tranh gay gắt ở trong tư tưởng; vừa muốn sáng tạo và bộc lộ cái tôi riêng của mình lại vừa muốn đập tan tất cả những sáng tạo đó để trở về với bản thể nguyên sơ nhất, chỉ mong được đồng cảm, sẻ chia tâm tư tình cảm của mình. Tâm hồn nhà thơ là một khối tràn đầy mâu thuẫn không có cách nào lí giải được, bởi vậy nó trở thành bi kịch. Rõ ràng, cái lý tưởng cao đẹp của một người nghệ sĩ trên con đường sự nghiệp sáng tác đã vấp phải sựu phản ứng trái chiều của người đọc tạo nên tâm thế cô đơn, lạc lõng đối với họ:

“Bên tháp vắng, còn người thi si hỡi Sao không lên tiếng hát đi, người ơi?

69

Mà buồn bã, âu sầu trong đêm tối Người vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?”

(Đêm xuân sầu)

Ngoài sứ mệnh là một thi nhân làm đẹp cho cuộc đời, Chế Lan Viên cũng là một công dân của đất nước. Chứng kiến những giây phút kinh hoàng của lịch sử, nhà thơ không khỏi đau đớn, vật vã trước số phận của dân tộc, song trái tim lớn lao đi cùng với sức lực nhỏ bé chỉ làm cho nỗi niềm bất mãn và bất lực trước chính mình và cuộc đời trở nên ngày một sâu sắc:

“Tội ác còn chuyển rung bao thớ thịt Tiếng gươm đưa thấu đến não cân ta Có phải chăng còn trào bao suối huyết?

Có phải chăng còn dội tiếng đầu sa?

[…]

Trường chinh chiến đang còn, vòng tranh đấu Vẫn tháng ngày dày xé xác muôn người Bày ra chi tấn trò đầy xương máu

Trong pháp trường u uất khí tanh hôi?”

(Đầu rơi)

Nhà thơ có một lý tưởng đẹp, nhưng tất cả mới chỉ tồn tại ở dạng tiềm thức, chưa thể nâng lên thành một hệ thống tư duy lí trí để giải quyết vấn đề.

Bởi thế mọi thứ đều trở nên hư ảo, mong manh:

“Ôi biết làm sao cho ta thoát khỏi

Ngoài Cõi Ta ngập chìm trong bóng tối?

Cho linh hồn vụt đến xứ Trăng Mây Cho ta là không phải của ta đây Mà sáp nhập vào tuổi tên cây cỏ!

Ôi! Mơ Mộng dìm ta trong suối Khổ”

70

(Cõi ta)

71 Tiểu kết:

Tác giả Trần Triều Linh trong bài “Đọc Đi ngược đám đông” đã nói:

Đi ngược đám đông cũng có nghĩa là đi đến ốc đảo của sự cô đơn, quay mặt lại với đám đông để mong tìm đến cái khác, cái lạc loài và tất nhiên ở đây, thơ và nhà thơ đang đi vào địa hạt của sự cô đơn, sự cô đơn sâu thẳm luôn hiện hữu trong những kẻ khát sống, khát yêu và khát thông hiểu thế giới”. Lý Hạ và Chế Lan Viên cũng là hai trong số những con người tự tìm cho mình một lối đi khác, đi ngược lại đám đông, không tuân theo quy luật vận động chung của cộng đồng. Để đi đến tận cùng của con đường đó, họ đã phải trải qua biết bao những trắc trở, truân chuyên của cuộc đời, trong đó là sự gặm nhấm nỗi cô đơn một cách thầm lặng và chua xót. Đã xác định lựa chọn một hướng đi khác đời là đã phải chấp nhận sự lạc lõng, chơ vơ, một mình đối diện với chính mình, độc thoại nội tâm với cái tôi bản thể của mình. Khi đạt đến trạng thái cực điểm của khoái cảm thẩm mĩ cô đơn, tinh thần nghệ sĩ sẽ thăng hoa tột cùng, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật xuất chúng. Không thể biết đó có phải là kết quả, là món quà tinh thần mà họ có được sau chuỗi ngày dài “nuôi dưỡng nỗi cô đơn” trong mình hay không, chỉ biết rằng cuộc đời họ là những tháng ngày hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời và cho người.

72

Một phần của tài liệu Cảm thức sinh mệnh trong thơ lý hạ và chế lan viên (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)