I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực trạng độ che phủ rừng nước ta, vai trò của từng loại rừng.
- Lợi ích của mô hình nông lâm kết hợp
- Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp;
- Nguồn lợi hải sản; sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản.
- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố các loại rừng, các bãi tôm, bãi cá....
- Phân tích tranh ảnh về tác dụng mô hình nông lâm kết hợp 2. Phẩm chất:
- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản.
- Yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: đọc lược đồ, bảng số liệu,tranh ảnh địa lí.
- Yêu gia đình, quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế Việt Nam.
2. Học sinh: - Tài liệu, hình ảnh về hoạt động lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Khởi động
- Trật tự, kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’
ĐỀ I
I. Trắc nghiệm khách quan ( 5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt thuộc nhóm cây:
A. Cây công nghiệp C. Cây rau màu B. Cây ăn quả D. Cây lương thực Câu 2: Trong nhóm cây lương thực cây chủ yếu là:
a. Lúa b. Ngô c. Khoai d. Sắn
Câu 3:
Câu 1: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta:
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc B. Cơ cấu dân số trẻ, dân số tăng nhanh
C. Phân bố dân cư đồng đều giữa thành thị và nông thôn
D. Cơ cấu dân số theo tuổi đang có sự biến đổi nhanh chóng Câu 2: Việt Nam có tất tất cả bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A. 52 B. 53 C. 51 D. 54
Câu 3: Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở:
A. vùng Duyên hải B. đồng bằng sông Hồng C. vùng trung du và miền núi D. đồng bằng sông Cửu Long Câu 4: Vùng có mật độ dân số trung bình thấp nhất ở nước ta là:
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng D. Đông Nam Bộ Câu 5: Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 6: Năm 2003, mật độ dân số trung bình của nước ta là:
A. 195 người / km2 B. 246 người / km2 C. 137 người / km2 D. 289 người / km2 Câu 7: Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nước ta là:
A. tỉ lệ người lớn biết chữ cao
B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt nhất C. không còn tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em D. mức thu nhập bình quân trên đầu người cao
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta hiện nay:
A. tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm B. tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng
C. tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao nhưng còn biến động D. tỉ trọng khu vực dịch vụ liên tục tăng
Câu 9: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là:
A. khuyến khích dân cư ra đô thị tìm kiếm việc làm B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn C. đẩy mạnh thâm canh
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở đô thị
Câu 10: Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng số người gia tăng hàng năm ở nước ta vẫn rất lớn là do:
A. tác động của chính sách di cư B. quy mô dân số của nước ta lớn C. ttốc độ đô thị hóa ngày càng cao D. cơ cấu dân số có xu hướng già đi
Tự luận ( 5 điểm)
Câu 11: Hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa năm 2002? Kể tên hai vùng trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta?
ĐỀ I I
I. Trắc nghiệm khách quan ( 5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở:
A. đồng bằng sông Cửu Long B. vùng trung du và miền núi C. đồng bằng sông Hồng D. vùng Duyên hải
Câu 2: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là:
A. đẩy mạnh thâm canh
B. khuyến khích dân cư ra đô thị tìm kiếm việc làm C. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở đô thị
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta:
A. cơ cấu dân số trẻ, dân số tăng nhanh B. dân số đông, nhiều thành phần dân tộc
C. cơ cấu dân số theo tuổi đang có sự biến đổi nhanh chóng D. phân bố dân cư đồng đều giữa thành thị và nông thôn
Câu 4: Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta là:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 5: Việt Nam có tất tất cả bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A. 51 B. 53 C. 54 D. 52
Câu 6: Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nước ta là:
A. tỉ lệ người lớn biết chữ cao
B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt nhất C. không còn tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em D. mức thu nhập bình quân trên đầu người cao
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta hiện nay:
A. tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm B. tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng
C. tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao nhưng còn biến động D. tỉ trọng khu vực dịch vụ liên tục tăng
Câu 8: Vùng có mật độ dân số trung bình thấp nhất ở nước ta là:
A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng D. Đông Nam Bộ
Câu 9: Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm nhưng số người gia tăng hàng năm ở nước ta vẫn rất lớn là do:
A. quy mô dân số của nước ta lớn B. tác động của chính sách di cư C. cơ cấu dân số có xu hướng già đi D. tốc độ đô thị hóa ngày càng cao Câu 10: Năm 2003, mật độ dân số trung bình của nước ta là:
A. 289 người / km2 B. 246 người / km2 C. 195 người / km2 D. 137 người / km2 Tự luận ( 5 điểm)
Câu 11: Hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa năm 2002? Kể tên hai vùng trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan ( 5 điểm) M i câu tr l i đúng: 0,5 đi mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm ả lời đúng: 0,5 điểm ời đúng: 0,5 điểm ểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đề I C D C A A B A D B B
Đề II B C D D C A D B A B
Tự luận ( 5 điểm) Câu 11: (5 đ)
* Thành tựu: (3 đ)
- Diện tích: 7504 nghìn ha.
- Năng suất: 45,9 tạ/ha.
- Sản lượng: 34,4 triệu tấn.
- Sản lượng bình quân đầu người: 432 kg/ người
* Hai vùng trọng điểm: (2 đ) - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
* Nối tiếp :
GV: Hãy nêu hiểu biết của em về tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản của nước ta. Cho dẫn chứng?
HS trả lời => GV khái quát ý kiến hs và kết nối: Lâm nghiệp và thủy sản là hai ngành kinh tế có tiềm năng to lớn . Sự phát triển và phân bố của hai ngành kinh tế này hiện nay ra sao ? Đó là các vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu bài 9: …..
2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngành lâm nghiệp ở nước ta
- PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan, hỏi và trả lời, tính toán,đọc tích cực...
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Định hướng năng lực, phẩm chất: sử dụng lược đồ, bảng số liệu và tranh ảnh địa lí.Yêu gia đình, quê hương đất nước.
Bước 1: hs dựa vào bảng 9.1 và hình 9.2 kết hợp đọc kênh chữ mục 1, trả lời các câu hỏi sau:
- Độ che phủ rừng của nước ta là bao nhiêu? Tỉ lệ này cao hay thấp? Vì sao?
- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
- Vai trò của từng loại rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta?
Bước 2: GV chỉ định một vài HS phát biểu Bước 3: GV nhận xét=> chuẩn kiến thức, sau đó đặt câu hỏi: Với 3/4 diện tích là đồi núi nhưng độ che phủ chỉ chiếm 35%, chúng ta đã khai thác và bảo vệ như thế nào?
HS: liên hệ thực tế trả lời
GV gọi một vài hs kể tên và xác định những rừng đặc dụng ở nước ta?
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào?
- Tình hình phát triển lâm nghiệp như thế nào ? - Quan sát hình 9.1 và hình 9.2 hoạt động lâm nghiệp nước ta phân bố như thế nào ?
- Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì ? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ
I. LÂM NGHIỆP
Vai trò: có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế- xã hôi và giữ gìn môi trường sinh thái 1. Tài nguyên rừng
- Diện tích: 11,6 triệu ha, độ che phủ cả nước là 35% ( 2000) chiếm tỉ lệ thấp.
- Rừng bị cạn kiệt nhiều nơi, chất lượng không cao.
- Cơ cấu gồm:
+ Rừng sản xuất.
+ Rừng phòng hộ.
+ Rừng đặc dụng.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Ngành lâm nghiệp bao gồm: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản, hoạt động trồng và bảo vệ rừng.
rừng?
HS: trả lời kết hợp sử dụng bản đồ treo tường.
GV: nhận xét=> chuẩn kiến thức
GV: yêu cầu HS quan sát H 9.1 và hướng dẫn phân tích sự hợp lý và ý nghĩa của mô hình nông – lâm kết hợp: Mô hình H9.1 đem lại hiệu quả giữa khai thác, bảo vệ tái tạo đất rừng, tài nguyên rừng ở nước ta và nâng cao đời sống cho nhân dân.
? Hãy nêu lợi ích của mô hình nông lâm kết hợp?
H:
G: Chuẩn kiến thức và kết luận
+ Khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ / năm.
+ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển ở miền núi, trung du.
+ Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng với mô hình nông lâm kết hợp.
- Trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs ìm hiểu ngành thủy sản ở nước ta
- PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, tính toán, chia nhóm, hỏi và trả lời, đặt câu hỏi...
- Hình thức tổ chức: học tập theo nhóm
- Định hướng năng lực, phẩm chất: đọc bảng số liệu, lược đồ. Yêu gia đình, quê hương đất nước.
GV: Nêu vai trò của ngành thủy sản?
HS: trả lời theo SGK GV: chuẩn kiến thức
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1,2,3: Dưạ vào hình 9.2 và kiến thức đã học:
+ Đọc tên 4 ngư trường lớn của nước ta?
+ Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành thủy sản?
- Nhóm 4,5,6: Dưạ vào hình 9.2,bảng 9.2 và kiến thức đã học:
+Nhận xét về sự phát triển các ngành thủy sản nước ta từ 1990-2002.Giải thích?
+ Đọc tên các tỉnh có sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản lướn ở nước ta?
+ Tiến bộ của xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của ngành?
Bước 2: HS làm việc cá nhân Bước 3: HS thảo luận 5 phút
Bước 4: GV chỉ định đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả kết hợp sử dụng bản đồ
Bước 5: GV bổ sung=> chuẩn kiến thức
GDMT: GV giáo dục HS chống ô nhiễm nước và mở rộng: Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu
II. NGÀNH THỦY SẢN
- Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta.
1. Nguồn lợi thủy sản
* Thuận lợi:
- Có vùng biển rộng với 4 ngư trường trọng điểm, nguồn lợi thủy sản phong phú …
- Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn…
- Có nhiều sông, suối, ao, hồ ….
* Khó khăn:
- Thiếu vốn, kĩ thuật … - Thiên tai trên biển: bão …
- Môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm …
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản - Khai thác chiếm tỉ trọng lớn, nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh.
- Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thuỷ sản: gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá: Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc đạt trên 2 tỉ USD.
thủy sản vào thị trường EU đã tăng mạnh với mức tăng trưởng 84,6% về khối lượng và 88,1%
về giá trị.
3. Hoạt động luyện tập:
- Hỏi và trả lời:
+ Nguồn lợi thủy sản nước ta phong phú như thế nào? Tình hình phát triển ra sao?
4. Hoạt động vận dụng:
- Phân tích giá trị thủy sản ở địa phương em.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 10 Thực hành:
+ Mang dụng cụ: Com pa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính, bút chì, bút màu...
+ Học kĩ kiến thức ngành trồng trọt và chăn nuôi.
- Về nhà học bài cũ theo câu hỏi SGK và làm bài tập 3
--- NS: 26/9 /2021
ND: 7/ 10 /2021