1. Công nghiệp:
GV: Vùng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp nào? Ngành công nghiệp nào phát triển nhất? Xác định nơi phân bố các ngành công nghiệp đó?
HS: trình bày
GV: chuẩn kiến thức
GV: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
HS: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, đầu nguồn có nhiều hệ thống sông lớn, địa thế khu vực cao, nhiều thác ghềnh.
GV hướng dẫn HS: Xác định vị trí các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất trên bản đồ.
GV: Việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa gì?
HS: Hồ thuỷ điện Hoà Bình điều tiết lũ cho sông Hồng, du lịch, thuỷ sản, điều hoà khí hậu.
GV: Minh họa hình ảnh về thủy điện Hòa Bình.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979 sau 15 năm xây dựng 12/1994 công suất 1920MW sản xuất 8160 KWh.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Hãy kể tên các loại cây trồng chủ yếu của vùng?
- Xác định nơi phân bố cây: chè, hồi.
- Vì sao chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
- Tình hình ngành chăn nuôi như thế nào?
- Mô hình nông lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Trong sản suất nông nghiệp của vùng gặp những khó khăn gì?
Bước 2: HS chia sẻ cặp đôi, một vài cặp đôi báo cáo kết quả, cả lớp chia sẻ.
Bước 3: GV: đánh giá=> chuẩn kiến thức.
- Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
- Các ngành phát triển:
+ Khai thác khoáng sản: than, sắt ….
+ Năng lượng: Nhiệt điện ( Uông Bí 150 MW ), thủy điện ( Hòa Bình 1920MW), (Sơn La 2400 MW )…
- Các ngành khác: luyện kim( Thái Nguyên ), cơ khí( Hạ Long ), hóa chất( Việt Trì ), công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm.
2. Nông nghiệp:
- Sản phẩm đa dạng, qui mô tập trung.
- Một số sản phẩm có giá trị: chè , hồi ..
- Là vùng nuôi nhiều trâu, lợn.
-Trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.
3. Hoạt động luyện tập:
Hỏi và trả lời: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học
- HS thứ 1 đặt câu hỏi 1: Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn?
- HS thứ 2 trả lời rồi đặt câu hỏi 2: Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào?
- HS thứ 3 trả lời câu hỏi rồi đặt câu hỏi 3: ...
4. Hoạt động vận dụng:
- Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế ở địa phương em 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu ngành DV và các TTKT của vùng
--- --- Tuần: 11
NS: 7/11/ 2021 ND: 18/11/2021
Tiết: 22 Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT) I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế.
- Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp ,nông nghiệp của vùng.
- Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. - Tự tin, tự chủ, tự lập trong phát triển kinh tế
3. Năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: đọc lược đồ và tranh ảnh địa lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Khởi động
- Trật tự, kiểm tra sĩ số:9A...
- Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Các yếu tố tự nhiên, dân cư xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng. Trên cơ sở đó vùng đã phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
2. Các hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành DV G chia làm 3 nhóm. Nội dung:
+ Kể tên và xác định quốc lộ 1,2,3,6.. ý nghĩa của các tuyến đường trên? Nếu em đi du lịch đến Móng Cái, Lạng sơn, Lào Cai em phải đi tuyến đường nào?
+ Tìm cửa khẩu quốc tế như: Móng Cái, Lào Cai, Hữu Nghị, Tây Trang. Ý nghĩa các cửa khẩu này?
+ Kể tên các địa danh du lịch ở vùng này?
H: Làm việc 10 phút
G: Gọi đại diện nhóm lên TB H: Nhận xét, bổ sung
GV: Cho biết vai trò các tuyến đường và các cửa khẩu?
HS: trao đổi hàng hóa trong nước và ngaòi nước.
GV: Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng?
HS: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể…
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tìm hiểu các trung tâm kinh tế
- PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan, quan sát, hỏi và trả lời...
- Hình thức tổ chức: cả lớp
- Định hướng năng lực, phẩm chất: Đọc lược đồ.
Tự tin, tự chủ.
GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ hình 18.1 vị trí các trung tâm kinh tế.
HS: xác định các trung tâm kinh tế trên BĐ
GV: Hãy nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?
HS:
- Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí - Việt Trì: Hóa chất, vật liệu xây dựng - Hạ Long là công nghiệp than, du lịch.
- Lạng Sơn là cửa khẩu quốc tế quan trọng
3. Dịch vụ:
- Dịch vụ: thương mại, giao thông, du lịch có nhiều điều kiện phát triển.
- Thế mạnh là du lịch.
- Các địa danh du lịch nổi tiếng như : Hạ Long, Sapa, Phú Thọ…