CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo án địa 9 hay (Trang 39 - 42)

phân bố công nghiệp

- PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm,...

- Hình thức tổ chức: học tập theo nhóm

- Định hướng năng lực, phẩm chất: tổng hợp kiến thức địa lí. Tự chủ.

GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1, 2,3:

- Dân cư và lao động nước ta có đặc điểm gì?

Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?

- Nhận xét về: Cơ sở vật chất- kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng nước ta?

- Nhóm 4,5,6:

- Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển công nghiệp?

- Hãy kể môt số đường giao thông nước ta mới đầu tư lớn?

- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có đặc điểm gì? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?

- Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp?

HS: Thảo luận 5 phút, đại diện nhóm 1,4 báo cáo kết quả, nhóm 2,3,5,6 góp ý bổ sung.

GV: nhận xét=> chuẩn kiến thức.

GV: Qua bài học, theo em nhân tố nào quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp?

1. Dân cư và lao động

- Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu KH-KT.

- Chất lượng lao động chưa cao

2. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế

+ Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp còn thấp

+ Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

3. Chính sách phát triển công nghiệp - Chính sách công nghiệp hóa và đầu tư.

- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

4. Thị trường

- Ngày càng mở rộng

- Đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập

=> Các nhân tố kinh tế- xã hội quyết định tới sự phát triển công nghiệp.

3. Hoạt động luyện tập:

- Hỏi và trả lời: Cho biết tầm quan trọng của các yếu tố chính sách đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.

+ Các yếu tố đầu vào: Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng. Lao động. Cơ sở VC kĩ thuật.

+ Các yếu tố đầu ra: Thị trường trong nước. Thị trường ngoài nước.

4. Hoạt động vận dụng:

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về công nghiệp nước ta. ( Tra Google/ công nghiệp VN) - Làm bài tập 1 SGK

- Học theo câu hỏi cuối bài.

Tuần: 6 NS: 3/10/ 2021

ND:14 /10/2021

Tiết:13 Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng, một số ngành công nghiệp chủ yếu .

- Trình bày được sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta, sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm. Thành tựu của sản xuất công nghiệp.

- Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường .

- Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp.

- Xác định được một số trung tâm công nghiệp vị trí nhà máy điện và các mỏ than dầu khí.

- Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên - môi trường - hoạt động công nghiệp . 2. Phẩm chất:

- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.

- Tự tin, tự chủ, tự lập.Yêu thiên nhiên.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Bản đồ công nghiệp Việt Nam - Một số tranh ảnh

2. Học sinh:

- Tìm hiểu trước bài mới

- Tư liệu, tranh ảnh về công nghiệp nước ta

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động:

- Trật tự, kiểm tra sĩ số:9A...

- Kiểm tra bài cũ:

+ Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta như thế nào?

GV: Hãy trình bày những hiểu biết của em vê sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta hiện nay?

HS: trả lời

GV: nhận xét, kết nối vào bài: Công nghiệp là một ngành kinh tế non trẻ của nước ta , song đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cả nước .Trong quá trình công nghiệp hóa , công nghiệp nước ta đang có những bước tiến rất mạnh mẽ . Sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam ra sao sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay .

2. Các hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta

- PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan, quan sát, hỏi và trả lời...

- Hình thức tổ chức: học tập cá nhân

- Định hướng năng lực, phẩm chất: đọc lược đồ, biểu đồ. Tự tin, tự chủ.

GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Hệ thống công nghiệp nước ta có các thành phần nào ?

- Quan sát hình 12. 1 em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta năm 2002?

- Nhắc lại thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?

- Các ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn dựa trên các thế mạnh nào? Vai tṛò?

- Quan sát h́ình 12.1, dựa vào tỉ lệ % hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm theo tỉ trọng % từ lớn đến nhỏ.

HS: dựa vào kênh chữ, kênh hình 12.1, 12.2 sgk trả lời, các em khác góp ý bổ sung.

GV: nhận xét=> chuẩn kiến thức

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta - PPDH, KTDH: Phát hiện và GQVĐ, thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, chia nhóm,...

- Hình thức tổ chức: học tập theo nhóm

- Định hướng năng lực, phẩm chất: đọc lược đồ, sử dụng tranh ảnh địa lí. Yêu thiên nhiên.

GV: Treo lược đồ công nghiệp sau đó hướng dẫn hs đọc lược đồ rồi chia nhóm, giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1,2,3:

+ Nêu tình h́ình phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu , công nghiệp điện Nơi phân

Một phần của tài liệu Giáo án địa 9 hay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w