1. Công nghiệp
- Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng.
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như:công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm.
- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển : Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)
HS: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chất lượng môi trường suy giảm...
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm nông nghiệp của ĐNB
- PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.
- KTDH: đọc tích cực, hỏi và trả lời.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, đọc lược đồ, bảng số liệu và tranh ảnh địa lí.
GV: Dựa vào bảng 32.2, hãy nhận xét về tình hình phân bố cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức
GV: Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn ở nước ta?
HS: dựa vào kiến thức đã học trả lời
GV: dựa vào bảng 32.2 và hình 32.1 đồng thời vận dụng kiến thức đã học, cho biết vì sao việc sản xuất cây cao su lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
HS: Khí hậu nóng ẩm, đất xám, nguyên liệu cho công nghiệp.
GV: Nhận xét về ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng Đông Nam Bộ?
HS: dựa vào sgk trả lời GV: chuẩn kiến thức
GV: Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển?
HS: dựa vào kiến thức đã học trả lời
GV gọi HS lên chỉ vị trí của hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An trên lược đồ
GV: Nêu giá trị kinh tế của các hồ nêu trên?
HS: Hồ Trị An, hồ Thác Mơ ngoài cung cấp nước để sản xuất ra điện, còn có giá trị cung cấp nước tưới cho cây trồng; Hồ Dầu Tiếng ngoài cung cấp nước tưới còn có giá trị nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
GV: Khó khăn về mặt tự nhiên đối với nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là gì? Giải pháp khắc phục những khó khăn đó?
HS: trả lời
2. Nông nghiệp
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa..).
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp.
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
- Khó khăn: mùa khô kéo dài gây thiếu nước.
- Giải pháp: Phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng, Trị An.
GV: chuẩn kiến thức 3. Hoạt động luyện tập:
- Hỏi và trả lời: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi – đáp các câu hỏi liên quan đến bài học:
+ Tình hình sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
+ Những thay đổi quan trọng trong kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
4. Hoạt động vận dụng:
- Sưu tầm và kể chuyện về cây cao su.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Chuẩn bị bài 33:Vùng Đông Nam Bộ (tt)
+ Hoạt động dịch vụ của vùng phát triển như thế nào?
+ Vùng có những trung tâm kinh tế nào? Đặc điểm phát triển ra sao?
- Học bài trả lời các câu hỏi sgk.
______________________________________________________________________
Ngày…..tháng….năm 2022
Vũ Văn Thạo
Tuần: 21
NS: 16/1/ 2022 ND: 26 /1/2022
Tiết: 38 Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ.
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn, vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước.
2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên 4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: đọc hiểu văn bản, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: đọc lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ.
- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, ĐBS Cửu Long.
2. Học sinh:
- Soạn trước bài mới.