ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo án địa 9 hay (Trang 134 - 141)

V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA

3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI

- Tỉ lệ GTDSTN: 1,4%

- Là vùng đông dân, có nhiều dân tộc

HS: trả lời

GV: chuẩn kiến thức

GV: Đặc điểm đó có ý nghĩa gì?

HS: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,trình độ dân trí và tốc độ đô thị hoá thấp...

GV: Chỉ tiêu nào cao hơn cả nước? ý nghĩa? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long?

HS: Yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng vùng động lực kinh tế...

sinh sống như người Kinh, người Khơme, Chăm và Hoa.

=> thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất nông nghiệp hàng hoá,với lũ hàng năm.

- Mặt bằng dân trí chưa cao: tỉ lệ người lớn biết chữ là 88,1%.

3. Hoạt động luyện tập:

- Hỏi và trả lời: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi – đáp các câu hỏi liên quan đến bài học

+ Nếu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xh ở đồng bằng sông Cửu Long?

+ Nêu cách cải tạo đất phèn ở địa phương em? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn,đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long?

4. Hoạt động vận dụng:

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Chuẩn bị bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long ( TT ) + Điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệpcủa vùng.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng.

+ Đặc điểm sản xuất công nghiệp của vùng.

- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng ĐBSCL.

- Học bài cũ theo nội dung bài học.

Ngày …..tháng 2 năm 2022

Vũ Văn Thạo

_________________________________________________________________________

Tuần: 24

NS:13/2/ 2022 ND:23 /2/2022

Tiết: 41 Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm lớn nhất cả nước. Đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.

- Biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển.Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng: cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngặp mặn.

- Công nghiệp dịch vụ bắt đầu phát triển. Các Thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế của vùng.

2. Kĩ năng:

- Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ để khai thác kiến thức theo câu hỏi.

- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tế để phân tích và giải thích được một số bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng .

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực, phẩm chất chung: giải quyết vấn đề, tính toán.

- Năng lực, phẩm chất riêng: đọc lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh địa lí.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long 2. Học sinh:

- Soạn trước bài mới.

- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.

- KTDH: đặt câu hỏi, tính toán, hỏi và trả lời, quan sát.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Hoạt động khởi động:

- Trật tự, kiểm tra sĩ số:9A..., 9B...

- Kiểm tra bài cũ:

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào để phát triển nông nghiệp?

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản?

-Vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu về vị trí địa lí điều kiện tự nhiên ĐBSCL, đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho vùng phát triển kinh tế. Vậy vùng ĐBSCL tình hình phát triển kinh tế như thế nào chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Nông nghiệp - PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.

- KTDH: Phát hiện và GQVĐ, quan sát, đặt câu hỏi, tính toán, hỏi và trả lời.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, tính toán, đọc bảng số liệu và tranh ảnh địa lí.

GV: Căn cứ vào bảng 36.1: Hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này? Nêu tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?

HS: trả lời

GV: chuẩn kiến thức

GV: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

HS: dựa vào kiến thức đã học trả lời

GV: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

HS: vì có nhiều sông nước, khí hậu ấm áp

GV: Em có nhận xét gì về nghề rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long?

HS: rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất- Phòng cháy rừng bảo vệ tính đa dạng sinh thái, môi trường

Tích hợp giáo dục môi trường: bảo vệ rừng.

GV mở rộng: vùng Đồng bằng sông Cửu Long có

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nông nghiệp

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước (2002)

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.

- Có tiềm năng cây công nghiệp.

- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh:

Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng: cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng cháy rừng bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngặp mặn.

Hoạt động 2: Công nghiệp - PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.

- KTDH: Phát hiện và GQVĐ, đặt câu hỏi, quan sát, hỏi và trả lời.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, đọc lược đồ.

GV: Nhận xét về sản xuất công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với nông nghiệp ?

- Dựa vào bảng 36.2, hãy giải thích vì sao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, ngành chế biến lương thực thực phẩm có tỉ trọng cao hơn cả?

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Quan sát lược đồ (hình 36.2), hãy xác định các cơ sở công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

HS: trả lời, bổ sung GV: chuẩn kiến thức

Hoạt động 3: Dịch vụ - PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.

- KTDH: Phát hiện và GQVĐ,đặt câu hỏi, quan sát, hỏi và trả lời.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, đọc lược đồ và tranh ảnh địa lí.

GV nêu vấn đề:

- Hoạt động thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra như thế nào ?

- Vùng có loại hình giao thông nào? Loại hình giao thông nào giữ vai trò quan trọng?

- Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

- Dịch vụ du lịch của vùng như thế nào?

2. Công nghiệp - Bắt đầu phát triển.

- Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng ( 2002)

- Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã.

- Các ngành công nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

3. Dịch vụ

- Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm các ngành chủ yếu: Xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80%) năm 2002, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả.

- Du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo.

HS: trả lời, bổ sung GV: chuẩn kiến thức

Hoạt động 4 : Các trung tâm kinh tế - PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan.

- KTDH: Phát hiện và GQVĐ,đặt câu hỏi, quan sát, hỏi và trả lời.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, đọc lược đồ.

GV: Vùng có trung tâm kinh tế nào? Hãy xác định - các trung tâm kinh tế này có những ngành công nghiệp nào?

HS: trả lời và xác định trên lược đồ GV: chuẩn kiến thức

GV: Em có nhận xét gì về số lượng các ngành công nghiệp ở các trung tâm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long so với vùng Đông Nam Bộ?

HS: trả lời

GV: nhận xét, bổ sung.

V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ - Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Trong đó Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

3. Hoạt động luyện tập:

- Hỏi và trả lời: GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi – đáp các câu hỏi liên quan đến bài học

+ Trở ngại nhất trong việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nông nghiệp là gì?

+ Thế mạnh du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

4. Hoạt động vận dụng:

- Viết đoạn văn ngắn kể về hoạt động trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị bài 37: Thực hành

+ Trả lời theo nội dung gợi ý sách giáo khoa.

+ Chuẩn bị: thước kẻ, chì, màu, máy tính...

- Học bài cũ và làm bài tập 3 sgk.

_______________________________________________________________________

Ngày…..tháng 2 năm 2022

Vũ Văn Thạo

Tuần: 25

NS:27/2/ 2022 ND:4 /3/2022

Tiết: 42 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái quát hoá lại những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về các đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của hai vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ.

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí.

- Phân tích giá trị kinh tế.

3. Thái độ:

- Có tình yêu quê hương tổ quốc Việt Nam 4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: vẽ biểu đồ, tổng hợp kiến thức địa lí.

- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở, thước kẻ,bút chì, bút mực…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Hoạt động khởi động:

- Trật tự, kiểm tra sĩ số:9A..., 9B...

- Kiểm tra bài cũ:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nào để khai thác thủy sản?

+ Vấn đề khai thác, sử dụng như thế nào?

-Vào bài: Gv giới thiệu yêu cầu tiết ôn tập 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Lí thuyết

- PPDH: Phát hiện và GQVĐ, trực quan, thảo luận nhóm.

- KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, đọc lược đồ, hợp tác, giao tiếp.

GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ:

Nhóm 1,2 : Tìm hiểu Vùng Đông Nam Bộ

- Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ , ý nghĩa vị trí địa lí .

- Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế biển?

- Vì sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nước của các dòng sông thuộc vùng Đông Nam Bộ?

- Nêu đặc điểm dân cư – xã hội vùng Đông Nam Bộ?

- Nêu đặc điểm đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ?

I. Lí thuyết:

Một phần của tài liệu Giáo án địa 9 hay (Trang 134 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w