- Trật tự, kiểm tra sĩ số: 9A..., 9B...
- Kiểm tra bài cũ: Kt 15 phút:
Đề 1:
Câu 1: Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh?
Câu 2: Khó khăn về mặt tự nhiên đối với nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là gì? Giải pháp khắc phục những khó khăn đó?
Đề 2:
Câu 1: Trình bày đặc điểm nông nghiệp vùng ĐNB? Tại sao cao su là cây trồng chủ yếu ở đây?
Câu 2: Trong sx CN ĐNB gặp phải khó khăn gì? Đề xuất giải pháp để khắc phục khó khăn đó?
Đáp án- Biểu điểm:
Đề 1:
Câu 1: 5,0 điểm
- SX CN ở ĐNB tập chung chủ yếu ở Tp HCM, Biên Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu....1,0đ - TTCN lớn nhất là tp HCM. Tp HCM chiếm trên 50% GTSXCN toàn vùng...1,0đ - Các ngành CN quan trọng như: Khai khoáng, cơ khí, điện tử, hóa chất,...1,0đ - SXCN tập trung ở tp HCM là do:
+ Vị trí trung tâm..0,5đ
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện....0,5đ
+ Tập trung đông dân, dân cư có tay nghề cao...0,5đ + Nằm trong vùng KTTĐ phía nam...0,5đ
Câu 2: 5,0 điểm - Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài gây thiếu nước….1,0đ + MT nước bị ô nhiễm….1,0đ
- Giải pháp:
+ Phát triển rừng đầu nguồn…1,0đ
+ Xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng, Trị An….1,0đ + Bảo vệ MT…1,0đ
Đề 2:
Câu 1: 6,0đ
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa..)…1,5đ
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp….1,0đ - Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn….1,0đ
- Cao su trồng chủ yếu ở đây là vì:
+ Khí hậu…0,5đ + Đất bazan…0,5đ
+ Địa hình bán bình nguyên ….0,5đ
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm…..0,5đ + Có lịch sử lâu đời….0,5đ
Câu 2: 4,0đ
- Khó khăn trong SXCN của ĐNB là:
+ Trên đất liền ít khoáng sản…..1,0đ
+ CS hạn tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển…1,0đ + MT đang bị ô nhiễm….1,0đ
- Giải pháp:
+ Hoàn thiện CSHT…0,5đ
+ Khắc phục những vấn đề gây ô nhiễm MT…0,5đ -Vào bài:
+ Gv thu bài và nhận xét
+ Khám phá: Hãy khái quát ngành công nghiệp của ĐNB?
Kết nối: Chúng ta biết rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp, nông nghiệp đều phát triển so với các vùng khác của nước ta. Trong bài học này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về ngành dịch vụ, các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngành dịch vụ
- PPDH: Phát hiện và GQVĐ, thảo luận nhóm, trực quan.
- KTDH: quan sát,tính toán, đặt câu hỏi, chia nhóm, hợp tác, giao nhiệm vụ.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, hợp tác, quan sát, bảng số liệu và biểu đồ.
GV: Dựa vào kênh chữ SGK cho biết ngành dịch vụ của vùng gồm những hoạt động kinh tế nào?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức
GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ: Phân tích bảng 33.1 rút ra nhận xét về một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng ĐNB so với cả nước?
HS: hoạt động cá nhân => thảo luận 4 nhóm - 3 phút, đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung.
GV: nhận xét => chuẩn kiến thức, mở rộng:
+ Chỉ tiêu dịch vụ ĐNB phát triển mạnh chiếm 1/3 cả nước( Trừ khối lượng vận chuyển hàng hoá) + Tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ của các vùng đang phát triển mạnh.
3. Dịch vụ
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP bao gồm Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
- Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài và dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Xuất: Dầu thô, thực phẩm chế biến, may mặc…
+ Nhập: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp…
- TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng và là trung tâm du lịch của cả nước.
GV nêu vấn đề:
- Dựa vào H 33.1 kết hợp với SGK nêu nhận xét về hoạt động dịch vụ của vùng?
- Dựa vàoSGK nêu tên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng?
- Dựa vàoSGK nêu tên các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của vùng?
- Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng?
- Dựa vào kiến thức đã học cho biết nơi nào trong vùng phát triển mạnh về GTVT, Du lịch..?
- Dựa vào kiến thức đã học cho biết từ TPHCM có thể đi đến các Tỉnh, TP khác trong nước bằng loại hình GTVT nào?
HS: trả lời từng vấn đề, các em khác góp ý,bổ sung GV: chuẩn kiến thức
GV: Bằng thực tế cho biết hoạt động dịch vụ của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì?
HS: Thuận lợi: Dễ dàng trao đổi hàng hoá… Khó khăn: chất lượng sản phẩm, mẫu mã…
3. Hoạt động luyện tập:
GV tổ chức cho HS lần lượt hỏi – đáp các câu hỏi liên quan đến bài học
+ Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi khó khăn gì để phát triển các ngành dịch vụ?
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
+ Tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Long An bằng loại hình giao thông nào?
4. Hoạt động vận dụng:
- Sưu tầm và kể chuyện một số điểm du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Bộ mà em biết.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu các TTKT và vùng KTTĐ phía Nam
Ngày…….tháng 1 năm 2022
Vũ Văn Thạo
Tuần: 22
NS: 6/2/ 2022 ND: 26 /1/2022
Tiết: 39 Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT) I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ.
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn, vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước.
2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên 4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: đọc hiểu văn bản, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: đọc lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ.
- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, ĐBS Cửu Long.
2. Học sinh:
- Soạn trước bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Hoạt động khởi động:
- Trật tự, kiểm tra sĩ số: 9A..., 9B...
- Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao ĐNB có sức hút đầu tư lớn nhất cả nước?
? Tại sao tp HCM tập trung nhiều hoạt động DV nhất?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam