Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001
1.2 QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001
1.2.1 Quan điểm chủ trương của Đảng về đối ngoại và đối ngoại nhân dân
Xô đang tan rã từng phần, hoàn thành những đường nét cơ bản về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Đại hội VII xác định mục tiêu tổng quát là vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đua đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát nêu trên, trên cơ sở nhận thức sâu sắc hơn bối cảnh quốc tế và trong nước trước những diễn biến phức tạp của hệ thống XHCN thế giới, chính sách đối ngoại của Đảng được Đại hội đề ra là:
“Giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [3, tr.88].
Cũng tại Đại hội này, Đảng chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình bằng lời khẳng định: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [3, tr.147]. Tuyên bố này có ý nghĩa lịch sử to lớn, bởi nói được đưa ra trước khi Liên Xô – thành trì của CNXH, sụp đổ 6 tháng. Điều này thể hiện tư duy nhạy bén, khoa học đối với thời cuộc cũng như tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong hoạch định đường lối. Tuyên bố này đã đưa lại cho đất nước những kết quả quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại trong giai đoạn tiếp theo.
Với chủ trương đối ngoại nêu trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã tạo nên bước phát triển có tính đột phá trong nhận thức của Đảng về bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình đổi mới.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp và xấu đi một cách nhanh chóng. Tháng 6/ 1992 (6 tháng sau khi Liên Xô tan rã hệ thống XHCN thế giới sụp đổ), nhằm phát triển và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội
VII, Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Khóa VII (6/1992) thông qua nghi quyết “thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ của chúng ta” khẳng định: “Công tác đối ngoại ngày càng có vị trí quan trọng, góp phần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên” [3, tr.4]. Phát huy những truyền thống đạt được, Đảng đề ra nhiệm vụ đối ngoại:
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng phải mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát trong 5 năm (1991 – 1995) mà Đại hội VII đề ra: “Vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản vượt qua khủng hoảng hiện nay”. “Chúng ta gia sức giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [3, tr.4-5].
Để thực hiện những nhiệm vụ đó, về công tác đối ngoại Đảng chỉ rõ: “Phải có chính sách khôn khéo, cách làm có hiệu quả để mở rộng hợp tác với bên ngoài nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực và lợi thế bên trong”.
Vì vậy, chúng ta mở rộng “đa dạng hóa và đa phương hóa” quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kĩ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, trên nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ vững và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc” [3, tr.6].
Cũng trong văn kiện này, lần đầu tiên đối ngoại nhân dân được ghi rõ trong Nghị quyết của Đảng với nhiệm vụ: “Mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm giữ gìn hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [3, tr.6].
Với những nội dung cơ bản trên về lĩnh vực đối ngoại, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã cụ thể hóa 4 phương châm xử lý các quan hệ đối ngoại là: “Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường trong khi đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với mọi đối tượng.
Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước”.
Về chính sách đối với các đối tượng chủ yếu, Đảng nhấn mạnh quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực; bảo vệ và khai thác Biển Đông, thúc đẩy quan hệ đối ngoại trên cả 3 kênh: Đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của tổ chức và nhân dân các nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì thế, Nghị quyết Hội nghị còn được coi là văn kiện đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kì đổi mới toàn diện đất nước.
Tiếp đến, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996) đã xác định: “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” [4, tr.120].
Tại Đại hội, một trong 5 chủ trương lớn về đối ngoại được Đảng xác định là:
“Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển” [4, tr.121].
Tháng 12/1997, Hội nghi lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) họp, khẳng định sự cần thiết phải khai thác tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi, sử dụng tốt sự hợp tác quốc tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đề ra chủ trương xuyên suốt là tiếp tục đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường là cơ sở vững chắc để đẩy mạnh hơn nữa đoàn kết, hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vựng chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đến đầu năm 2001 nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Hệ thống kết cấu hạ tầng:
bưu chính – viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thủy lợi… được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra. Văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài [18, tr.91].