Công tác vận động phi chính phủ nước ngoài

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 38 - 43)

Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001

1.3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001

1.3.4. Công tác vận động phi chính phủ nước ngoài

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức phi lợi nhuận ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, giúp họ phát triển một cách bền vững. Các tổ chức phi chính phủ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức nhân dân (còn được gọi là tổ chức xã hội dân sự hay xã hội công dân), một hiện tượng có tính toàn cầu đến mức nhiều người gọi là “cộng đồng phi chính phủ”.

Dưới nhiều tên gọi khác nhau, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và tổ chức phi chính phủ quốc gia có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Ngày 28/3/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 80/CT

“Quy định về quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài”: trong đó nhấn mạnh:

Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với NGO là một bộ phận quan trọng trong quan hệ đối ngoại nhân dân, gắn liền với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quá trình phát triển đất nước. Đối với nước ta, chúng ta vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài là nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế - xã hội, đào tạo cán bộ … Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, ngày 7/5/1993 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 211/TTg về việc thành lập “Ban chỉ đạo công tác phi chính phủ” để giúp thủ tướng giải quyết những vấn đề liên quan tới hoạt động của các TCPCPNN và tổ chức phi chính phủ trong nước. Ban chỉ đạo do Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Bộ ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và liên hiệp các tổ chức hòa bình, hữu nghị.

Ngày 24/5/1996 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 339/TTg thành lập

“Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ” nhằm giúp đỡ Thủ tướng chỉ đạo công tác phi chính phủ của Việt Nam và các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam do Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ làm chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra. (Ủy ban này tồn tại đến tháng 7 năm 2000 thì giải thể theo Quyết định số 79/2000/QĐ- TTg ngày 6/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ).

Cũng trong ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 340/TTg ban hành “Quy chế hoạt động của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”.

Theo quy chế này, các TCPCPNN hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác, phải được pháp của Chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập văn phòng dự án hoặc giấy phép lập văn phòng đại diện.

Thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 7/8/1996, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) ban hành hai bản hướng dẫn thực hiện Quyết định trên: Quy chế số 05/UB-PA (dành cho các cơ quan, địa phương Việt Nam) và số 06/UB-PA (dành cho các TCPCPNN).

Nhờ sự quan tâm đích đáng của Đảng và Chính phủ, đến trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1996) chúng ta đã hoàn thành về cơ bản hệ thống hành lang pháp lý để tăng cường công tác vận động và tạo điều kiện cho các TCPCPNN hoạt động đúng pháp luật Việt Nam. Nhờ đó, công tác vận động viện trợ phi chính phủ ngày càng có kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện chủ trương “mở rộng cửa để tiếp thu tốt vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới” và “mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài nhằm khai thác tốt tiềm lực và lợi thế bên trong” mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 6/1992) đề ra [3, tr.6].

Nếu năm 1988, chỉ có 70 TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam với tổng giá trị viện trợ từ 8 – 10 triệu USD/năm thì đến năm 1995, có 250 tổ chức với 70 triệu USD/ năm.

Nhằm tạo cơ sỏ pháp lý cho công tác vận động viện trợ phi chính phủ, hệ thống văn bản pháp quy về quản lý viện trợ, quản lý hoạt động của các TCPCPNN đang từng bước được hoàn thiện. Các văn bản này đã và đang phát huy hiệu lực.

Từ tháng 10/1998 đến tháng 1/2000, Chính phủ ban hành 4 nghị định, quyết định, đồng thời các bộ ngành liên quan ban hành 4 thông tư hướng dẫn về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; quy định chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng; hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại; về các hoạt động tôn giáo; về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam; về việc hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Quy chế quản lý sử dụng viện trợ của các TCPCPNN tại Việt Nam; hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài… Các văn bản trên đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 6/7/2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 79/2000/QĐ- TTg về việc giải thể và chuyển giao nhiệm vụ của một số ủy ban trong đó có Ủy

ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ (thành lập năm 1996 theo Quyết định số 339/TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, do công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc tiếp thu nguồn vốn, công nghệ bên ngoài để phát triển đất nước, nên chỉ hơn chín tháng sau khi giải thể Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ, ngày 24/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước nước ngoài để giúp thủ tướng chỉ đạo lĩnh vực này.

Ủy ban do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Chủ nhiệm Ủy ban, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là ủy viên thường trực và các ủy viên khác gồm:

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ [18, tr.124].

Ngày 26/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64/2001/QĐ- TTg về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng viện trợ của các TCPCPNN tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đều ra thông tư hướng dẫn thi hành quyết định này.

Qua việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mạng lưới quản lý hoạt động viện trợ từng bước được hình thành và củng cố ở trung ương, các ngành và địa phương. Hoạt động của mạng lưới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TCPCPNN, đồng thời hạn chế hoạt động tiêu cực, dần dần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính và sử dụng viện trợ.

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001, tuy nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài ngày càng tăng, song vẫn còn quá nhỏ so với nguồn viện trợ khác. Số lượng các TCPCPNN vào Việt Nam ở mức khiêm tốn. Các dự án còn tập trung ở một số tỉnh, thành phố. Nhiều địa phương thực sự khó khăn vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn viện trợ này. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống văn bản pháp lý với vai trò tạo môi trường hoạt động của các tổ chức này còn chưa chặt chẽ và thông thoáng, chưa tạo điều kiện thu hút các TCPCPNN vào làm việc tại Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Nối tiếp truyền thống đối ngoại nhân dân trong thời kì đấu tranh giành độc lập tự do và thống nhất đất nước, 5 năm sau khi thực hiện đường lối đối ngoại mới (1986 – 1991). Công tác đối ngoại nhân dân 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và hợp tác quốc tế (1991 – 2001) đã tích cực góp phần gìn giữ hòa bình, phá thế bao vây, cấm vận, cải thiện các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam. Các chính sách, Nghị quyết đối ngoại nhân dân của Đảng qua các kì Đại hội VII (năm 1991), VIII (năm 1996) và Đại hội IX (năm 2001) đã hoạch định rõ vai trò quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, nhằm phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới của đất nước.

Trong 10 năm qua, trước những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và nhằm thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại nhân dân mang tính chất và nội dung hữu nghị, tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam, khẳng định sự đoàn kết đối với các nước bạn bè thông qua các nội dung hợp tác, viện trợ, qua các tổ chức hữu nghị… nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn Việt Nam.

Các tổ chức đoàn thể và tổ chức nhân dân, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam liên tục phát triển đáp ứng những yêu cầu của công tác ngoại giao trong tình hình mới, góp phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)