Hoàn thiện một bước cơ cấu bộ máy hoạt động đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 50 - 54)

Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

2.2.2 Hoàn thiện một bước cơ cấu bộ máy hoạt động đối ngoại nhân dân

Ngày 24/01/2003, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 19-CT/TW về công tác phi chính phủ nước ngoài, khẳng định công tác này “là một bộ phận của công tác đối ngoại nhân dân nói riêng và công tác đối ngoại nói chung; do đó, cần được quan tâm chỉ đạo, quản lý như một hoạt động chính trị đối ngoại”. Với ý nghĩa đó, công tác phi chính phủ nước ngoài đặt dưới sự lãnh đạo về chủ trương của Đảng và sự quản lý của Chính phủ.

Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội (năm 2006, Quốc hội khóa XI (2002 – 2007) đã ban hành Luật về Hội). Các văn bản pháp luật này đã tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của các đoàn thể nhân dân nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng.

Ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị ra Quyết định số 36 – NQ/TW về công tác đối ngoại với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đặt công tác này lên một tầm cao mới, trong bối cảnh cả nước thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 04/06/2004, Bộ Chính trị ra Quyết định số 101-QĐ/TW ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, trong đó phân cấp cụ thể hơn đối với công tác đối ngoại nhân dân. Ngày 15/12/2004, Ban Đối ngoại Trung ương ban hành văn bản số 44 – HD/ĐNTW hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về thực hiện Quyết định này.

Đặc biệt là ngày 02/12/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ra Chỉ thị 28/CT-TW về vị trí, vai trò của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Có thể nói, Chỉ thị 28 là một sản phẩm trí tuệ của Đảng ta trong tình hình mới với nhận thức đầy đủ về vai trò vị trí của đối ngoại nhân dân, trong đó có Liên hiệp các tổ

chức hữu nghị Việt Nam, với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết hữu nghị và hợp tác nhân dân, là đầu mối về công tác phi chính phủ nước ngoài, đồng thời là đầu mối phối hợp những nỗ lực chung trong các hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam.

Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam không ngừng củng cố, đổi mới về tổ chức cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Đầu năm 2002, Liên hiệp có 47 tổ chức thành viên ở Trung ương và 29 chi hội hữu nghị trực thuộc ở các tỉnh, thành phố. Đến năm 2008, Liên hiệp có 85 tổ chức thành viên, trong đó có 54 tổ chức thành viên ở Trung ương và 31 tổ chức thành viên ở địa phương, là các Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, góp phần cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho hòa bình và phát triển, mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X về đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thông qua Chương trình hành động của toàn Liên hiệp trong 5 năm (2006 – 2011) là nâng cao năng lực, bản lĩnh đối ngoại, đổi mới tổ chức và hoạt động theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tham gia các phong trào do Mặt trận phát động như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, khắc phục hậu quả thiên tai, tham gia xây dựng đường biên giới hòa bình và hợp tác với các nước láng giềng, lấy chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam (điôxin)… Tháng 7/2003, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp công tác đối ngoại nhân dân nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp, thực hiện có hiệu quả việc mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tình hình mới.

Cùng với việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo trực tiếp, công tác đối ngoại nhân dân ngày càng giành được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân được tổ chức hàng năm và luôn có đại diện lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Dự Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (ngày 27/04/2003), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu, nhấn mạnh nhiệm vụ: Cần phải làm cho đối ngoại nhân dân thực sự trở thành hoạt động mang tính quần chúng, mang tính nhân dân, trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội. Tăng cường vận động, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong công tác đối ngoại nhân dân, trong các hoạt động hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác.

Hội nghị tập huấn toàn quốc về công tác đối ngoại nhân dân tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20/09/2005 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2005 (ngày 2/3/2006), do Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đến dự và phát biểu ý kiến. Phó Thủ tướng khẳng định công tác đối ngoại nhân dân năm 2005 đã chuyển hướng mạnh mẽ: Về đối tượng quan hệ, đa dạng hóa quan hệ, điều chỉnh địa bàn đa dạng hóa đối tác, hình thức hoạt động trong các lĩnh vực. Chuyển hướng lớn trong chính sách đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng là đa dạng hóa, đa phương hóa mối quan hệ [18, tr.102].

Năm 2006 là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; đại hội của nhiều đoàn thể và tổ chức nhân dân; tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 14…; công tác đối ngoại nhân dân triển khai một số công tác lớn:

phối hợp tuyên truyền những hoạt động lớn của đất nước; phổ biến quán triệt và xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, trong đó có đối ngoại nhân dân; tham gia biên soạn và phát hành sách trắng về tôn giáo ở Việt Nam, duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế và kênh đấu tranh đối

ngoại về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo; duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động bên lề Hội nghị Cấp cao APEC.

Trên cơ sở tổng kết 17 năm thực hiện Chỉ thị 44 của Ban Bí thư (khóa VII) về công tác đối ngoại nhân dân. Ngày 06/07/2011 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị 04 CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”. Chỉ thị nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong mặt trận ngoại giao nói chung của nước nhà; định hướng việc tổ chức, triển khai công tác đối ngoại nhân dân đảm bảo đúng đường lối đối ngoại và sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, giữ vững an ninh chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế [1, tr.20 – 25].

Đồng chí Trương Tấn Sang , Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: Nhiệm vụ bao trùm của đối ngoại nhân dân là vừa chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, vừa chú trọng đi vào chiều sâu với các đối tác quan trọng gồm: các nước láng giềng, các đối tác lớn, các bạn bè truyền thống. Lĩnh vực hoạt động, loại hình hoạt động đối ngoại nhân dân được mở rộng và làm phong phú hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại, tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.

Hiệu quả hoạt động đối ngoại của các đoàn thể và tổ chức nhân dân được nâng cao trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, chống diễn biến hòa bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ môi trường hòa bình để xây dựng đất nước, hỗ trợ và phối hợp với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, thúc đẩy mặt trận đối ngoại nước nhà với phương châm “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [22, tr.10-11].

Quán triệt thực hiện định hướng trên, công tác đối ngoại nhân dân đã chú trọng phát triển quan hệ với các đoàn thể, các tổ chức nhân dân ở các nước láng giềng có chung biên giới, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và các

nước lớn. Tích cực hoạt động tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng mà các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta là thành viên. Chủ động tham gia tích cực các phong trào, diễn đàn quốc tế của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống các mặt trái của toàn cầu hóa, chống chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, vì hòa bình, công lý, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội. Mở rộng quan hệ với các tổ chức nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế… Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu và hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”,

“tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)