Kế toán tăng, giảm tài sản cố định và bất động sản đầu tư

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 42 - 46)

BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

3.2. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định và bất động sản đầu tư

Để kịp thời theo dõi và quản lý tốt TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp kế toán cần phải tổ chức thực hiện đầy đủ việc ghi chép vào các chứng từ và sổ sách khác nhau về TSCĐ. Thông thường, doanh nghiệp sử dụng một số loại chứng từ và sổ sách sau đây:

- Biên bản giao nhận TSCĐ;

- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

-Biên bản giao nhậ TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.

3.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ:

Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm (loại) và nơi sử dụng.

Để theo dõi , quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ

Khi có TSCĐ mới tăng thêm do xây dựng hoàn thành, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng, biếu, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh, TSCĐ thuê ngoài... đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập hội đồng bàn giao TSCĐ có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều TSCĐ cùng loại cùng giá trị và cùng một đơn vị giao có thể lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản. Biên bản giao nhận TSCĐ được chuyển cho phòng kế toán vào hồ sơ TSCĐ.

Hồ sơ TSCĐ gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn giấy vận chuyển bốc dỡ... Kế toán doanh nghiệp phải quy định cho mổi đối tượng TSCĐ một số hiệu riêng phục vụ công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Số hiệu của mổi đối tượng TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại doanh nghiệp. Số hiệu của những TSCĐ đã thanh lý hoặc nhượng bán không dùng lại cho những TSCĐ mới tiếp nhận.

Căn cứ vào: biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ kế toán khác: biên bản đánh giá lại TSCĐ,bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, các tài liệu kỹ thuật có liên quan, kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ là từng TSCĐ có kết cấu hoàn chỉnh với tất cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo hoặc từng bộ phận tài sản dùng để thực hiện những chức năng độc lập.

Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng. Để tổng hợp TSCĐ theo từng loại, từng nhóm TSCĐ kế toán còn sử dụng sổ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ được theo dõi

trong một trang của sổ TSCĐ tuỳ theo yêu cầu quản lý chi tiết của từng đơn vị cụ thể. Kế toán mở sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi chi tiết chung cho toàn DN, cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ.

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Đơn vị: Mẫu số 02-TSCĐ

Địa chỉ: Số:

Ngày tháng năm lập thẻ SH chứng

từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ

Ngày, tháng,

Diễn giải Nguyên giá

Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn

13 20/10/N Mua TSCĐ 65.000

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đơn vị:

Loại tài sản:

ST T

Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ

Chứng

từ Tên

,đặc điểm, ký hiệu

Nướ c sản xuất

Tháng , năm đưa vào sử

Số hiệu TSC Đ

NG TSC Đ

Khấu hao KH đã tính đến khi khi giảm TSCĐ

Chứng từ Lý do giả m TSC S

H N T

Tỷ lệ % khấ u hao

Mức khấ u hao

Số hiệu

Ngà y thán g năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Người ghi sổ Kế toán trưởng

Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được đăng mở để theo dõi cho một TSCĐ (như nhà xưởng, máy móc thiết bị...). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ.

3.2.3. Kế toán tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình và vô hình

TSCĐ trong doanh nghiệp tăng do mua sắm trực tiếp, do công tác XDCB hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, do được cấp vốn, nhận vốn góp, được viện trợ, biếu tặng, do kiểm kê phát hiện thừa... kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể.

42

3.2.3.1. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán tăng giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 211 - TSCĐ hữu hình, TK 213 - TSCĐ vô hình, TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn, TK 411 - Nguồn vốn kihn doanh và các tài khoản có liên quan khác.

* TK 211 - TSCĐ hữu hình: Tài khoản này phản giá trị hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Kết cấu của TK 211 - Bên Nợ:

+ Nguyên giá TSCĐ( hữu hình tăng do tăng TSCĐ (được cấp, xây dựng, mua sắm, các đơn vị khác góp vốn, được biếu tặng viện trợ).

+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc cải tạo, nâng cấp.

+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

- Bên Có:

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ (điều chuyển đi nơi khác, do nhượng bán thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh).

+ Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận.

+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.

- Số dư Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.

- TK 211 – TSCĐ hữu hình có 6 tài khoản cấp II + TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc

+ TK 2112 – Máy móc thiết bị

+ TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn + TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý

+ TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm + TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác

* TK 213 – TSCĐ vô hình:Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.

Kết cấu của TK 213

- Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

- Bên Có:Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

- Số dư bên Nợ:Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

- TK 213 có 6 tài khoản cấp 2:

+ TK 2131- Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí đã chi ra có liên quan trực tiếp đất sử dụng, bao gồm: Chi tiền ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (đối với trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa , vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... TK này không bao gồm chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

+ TK 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

+ TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền bằng tác giả, bằng sáng chế.

+ TK 2134 - Nhãn hiệu hàng hóa: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

+ TK 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

+ TK 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới...

+ TK 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các TK trên như : bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng, ...

3.2.3.2. Phương pháp kế toán

a) Kế toán tăng TSCĐ hữu hình và vô hình

* Phương pháp kế tóan tăng TSCĐ hữu hình

1) TSCĐ hữu hình tăng lên do mua sắm theo phương thức trả 1 lần - Giá mua trên hóa đơn:

Nợ TK 211 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331…

- Các khoản chi phí trước khi đưa vào sử dụng:

Nợ TK 211 Nợ TK133

Có TK 111, 112, 331…

Nếu TSCĐ mua sắm phải trải qua một quá trình lắp đặt lâu dài, phát sinh nhiều chi phí thì trước hết chi phí về mua sắm TSCĐ và các khoản chi phí khác khi phát sinh phải được tập hợp:

Nợ TK 241 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331…

Sau đó khi công việc mua sắm hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211

Có TK 241

44

- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu TSCĐ, khoản thuế nhập khẩu ghi:

Nợ TK 211

Có TK 333 (3333)

Khoản thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu ghi:

Nợ TK 133

Có TK 333 (33312)

Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khoản thuế GTGT khi mua TSCĐ trong nước cũng như nhập khẩu phải tính vào nguyên giá TSCĐ.

2) Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình theo phương pháp trả chậm, trả góp:

- Khi mua tài sản cố định hữu hình theo phương pháp trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay trừ (-) thuế giá trị gia tăng (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112, (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 242

Nếu TSCĐ được mua sắm từ các quỹ chuyên dùng thì kế toán căn cứ vào nguyên giá để kết chuyển nguồn:

Nợ TK 414 Nợ TK 441 Nợ TK 431

Có TK 411

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w