Tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 122 - 129)

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

3. Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 800 sản phẩm A đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho, cuối kỳ còn 200 sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành 50%

5.3. Tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do DN sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Về mặt tổ chức sản xuất, nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm từng công đoạn sản xuất là một đối tựơng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất nhiều khối lượng thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

Về mặt qui trình công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu qui trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở

từng giai đoạn công nghệ sản xuất. Nếu quy trình nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí, thực hiện tốt hạch toán kinh doanh, còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ dể tính giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành cho lao vụ sản phẩm hoàn thành, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Song, giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng trong kỳ là cơ sở và căn cứ để kế toán tính giá thành và giá thành đơn vị. Đồng thời đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.

Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế sản phẩm lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản phẩm và chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng.

Như vậy, trong trường hợp này kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ để tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao bán trực tiếp.

5.3.2. Các phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục giá thành.

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà chọn lựa phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành.

122

5.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Ví dụ tính giá thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than, quặng, kim loại …

Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức.

Z = Dđk + C – Dck

Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau :

z = Z

Q Trong đó :

Z,z: Tổng giá thành, giá thành đơn vị SP, lao vụ sản xuất thực tế.

C: Tổng CP sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng.

Dđk, Dck: chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Q: sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.

Ví dụ 7:

Nhà máy điện A tháng 01/năm N sản xuất được 400.000KW/h điện, chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được như sau (đơn vị: 1000đ):

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 84.000

- Chi phí nhân công trực tiếp : 24.000 - Chi phí sản xuất chung : 30.000 Yêu cầu : Tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm điện.

5.3.2.2. Phương pháp hệ số :

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những DN trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.

Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm và hệ số tính giá thành quy

ước cho từng loại sản phẩm để tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng 1).

Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i Qi là sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i.

+ Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn.

Q = ΣQi x Hi

Trong đó :

Q: Tổng sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.

+Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại SP:

Z = Dđk + C – Dck x QiHi

Q zi = Zi

Qi

Ví dụ 8 : Một DN hoá chất trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, đồng thời thu được 2 loại sản phẩm khác nhau. Trong tháng có các tài liệu sau (đơn vị 1000đ).

- Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng gồm : + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 15.000 + Chi phí nhân công trực tiếp : 3000

+ Chi phí sản xuất chung : 4.500

- Chi phí SX trong kỳ đã tập hợp cho cả quy trình công nghệ gồm : + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 135.000

+ Chi phí nhân công trực tiếp : 27.000

+ Chi phí sản xuất chung : 34.500

- Chi phí của sản phẩm dở dang cuối tháng gồm : + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 6.000đ

+ Chi phí nhân công trực tiếp : 2.100đ

+ Chi phí sản xuất chung : 3.000đ

- Trong tháng sản xuất được 180 sản phẩm A và 150 sản phẩm B. DN đã quy định hệ số tính giá thành SP A: 1 và SP B: 0,8.

Yêu cầu: Tính giá thành SPA và SPB hoàn thành theo phương pháp hệ số.

5.3.3.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích

124

thước đường kính và độ dài khác nhau, sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau, sản xuất chè hương với nhiều phẩm cấp khác nhau.

Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm có thể áp dụng phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ.

Tính giá thành SP theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp, để tính ra tỷ lệ tính giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch, hoặc giá thành định mức. Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm.

Cách tính sau đây:

Tỷ lệ tính giá thành

từng khoản mục = Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục)

Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục) Giá thành thực tế

từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách

(theo từng khoản mục) x Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục

Ví dụ 9: Một DN đóng giày sản xuất 2 loại giày da có 2 quy cách sản phẩm A1 và A2

(Đơn vị: 1000đ).

- Chi phí định mức cho 1 đơn vị sản phẩm của 2 loại như sau:

Khoản mục chi phí Quy cách A1 Quy cách A2

1. Chi phí NLVL trực tiếp 35 52,5

2. Chi phí NC trực tiếp 3,5 5,25

3. Chi phí sản xuất chung 6,3 9,45

Cộng 44,8 67,2

Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được cho cả nhóm sản phẩm gồm:

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp : 96.250

Chi phí nhân công trực tiếp : 10.500 Chi phí sản xuất chung : 14.175

Cộng : 120.925

Sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng có ít và ổn định nên không tính.

- Trong tháng đã sản xuất được 1000 SPA1 và 1000 SPA2 .

Yêu cầu: Tính giá thành và giá thành đơn vị cho từng quy cách sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.

5.3.3.4. Phương pháp tính loại trừ chi phí

Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí được áp dụng trong các trường hợp :

-Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.

Ví dụ: Nhà máy đường cùng một quy trình công nghệ sản phẩm chính là đường kính, còn thu được sản phẩm phụ là rỉ đường, nông trường chăn nuôi lợn thịt, ngoài sản phẩm chính là sản lượng lợn thịt, còn có sản phẩm phụ là phân bón.

- Trong cùng quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành.

- Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính, hoặc bán ra ngoài.

- Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ.

Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành, phải lấy tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp loại trừ chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm, chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức tính giá thành của thành phẩm sẽ là:

Z = Dđk + C – Dck – Clt

Trong đó: Z là tổng giá thành của đối tượng tính giá thành.

C là tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp.

Dđk và Dck là CP của SP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

Clt là chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính giá thành.

Để đơn giá tính toán chi phí loại trừ (Clt) trường được tính như sau:

- Đối với sản phảm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán của sản phẩm phụ trừ (-) lợi nhuận định mức.

- Đối với sản phẩm hỏng tính giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ vào quyết định xử lý của lãnh đạo.

- Đối với sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch, hoặc tính theo chi phí ban đầu.

Ví dụ 10: Một xí nghiệp sản xuất đường chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất gồm (Đơn vị 1000đ):

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 882.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : 30.000

- Chi phí sản xuất chung : 75.000

Cộng : 987.000

Sản phẩm dở dang đầu tháng tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 33.000

126

Sản phẩm dở dang cuối tháng tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 60.000 Trong tháng sản xuất được 200 tấn đường kính đã nhập kho. Ngoài ra còn thu được 2 tấn rỉ đường.

Giá thành kế hoạch 1 tấn rỉ đường: 480 nghìn đồng/tấn

Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm đường kính.

Ví dụ 11: DN sản xuất sản phẩm A có quy trình sản xuất giản đơn (DN hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên).

Trong tháng có tài liệu kê toán sau (đơn vị 1000đ):

1. Chi phí của sản phẩm dở đầu tháng:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 28.000

- Chi phí nhân công trực tiếp: 2.480 - Chi phí sản xuất chung: 4.960 2. Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 112.000

- Chi phí nhân công trực tiếp: 17.320 - Chi phí sản xuất chung: 34.640

3. Kết quả sản xuất trong tháng được 310 TPA, qua kiểm tra kỹ thuật phát hiện có 5 SP hỏng không sửa chữa được, thu nhập kho được 305 thành phẩm (kèm phiếu nhập) cuối tháng còn 40 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 50%. Theo quyết định của Giám đốc, sản phẩm hỏng không sửa chữa được, thu hồi được phế liệu trị giá 500, trừ vào lương của người làm ra sản phẩm hỏng 300. Số còn lại tính vào chi phí khỏc.

Yêu cầu: Tính giá thành thành phẩm A hoàn thành nhập kho (lập bảng tính giá thành) đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

5.3.3.5. Phương pháp cộng chi phí

Phương pháp cộng chi phí áp dụng đối với DN có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất (bước chế biến), có sản phẩm dở dang như: DN khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí, chế tạo, may mặc.

- Đối tượng hạch toán chi phí là quy trình công nghệ của từng giai đoạn (từng bước chế biến).

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các nước chế biến, giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các bước chế biến và tính như sau:

Nếu gọi C1’ C2… Cn là CP tổng hợp được ở từng giai đoạn sản xuất:

Z = Dđk + C1+ C2 +…+ Cn – Dck

Q

Ví dụ 12: Một DN sản xuất một loại sản phẩm A phải qua 3 bước chế biến do 3 phân xưởng đảm nhiệm (đơn vị 1000đ):

- Phân xưởng1 (bước 1):

+ Tổng số chi phí phát sinh : 2.500 + Chi phí của SP làm dở cuối tháng : 130 - Phân xưởng 2 (bước 2):

+ Tổng chi phí phát sinh : 500

+ Chi phí của SP làm dở cuối tháng : 100 - Phân xưởng 3 (bước 3):

+ Tổng chi phí phát sinh : 300

+ Chi phí của SP làm dở cuối tháng : 70 Cuối tháng sản xuất hoàn thành: 150 SP A

Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A.

5.3.3.6. Phương pháp tính giá thành liên hợp

Là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tính giá thành liên hợp áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giày, may mặc…

5.3.3.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức

Điều kiện áp dụng: DN xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh.

Ztt = Zđm ± chênh lệch do thay đổi định mức ± chênh lệch thoát ly định mức.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w