Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 109 - 116)

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

5.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc từng đơn đặt hàng. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết, nhóm chi tiết sản phẩm.

Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.

- Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ, đội sản xuất, hay toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiệp).

- Đối tượng chịu chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng.

5.2.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

5.2.2.1. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.

Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vào từng tài khoản cấp I, II chi tiết theo từng đối tượng.

5.2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, kế toán phải tiến hành theo các trình tự sau:

+ Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địư điểm phát sinh chi phí.

108

+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan.

+ Xác định hệ số phân bổ (H):

H = C/T = C/∑Tn

Trong đó: C: Tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ T: Tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ

Tn: Tiêu chuẩn phân bổ của từng đối tượng

+ Tính chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng liên quan (Cn) Cn = Tn x H

Trong đó: Cn: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng n 5.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:

5.2.3.1.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu:

a. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:

* Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kết cấu TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.

- Bên Có:

+ Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.

TK 621 không có số dư cuối kỳ.

* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tính toán giá trị thực tế xuất kho, hoặc căn cứ vào trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ xác định qua kiểm kê để tính trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng, ghi:

Nợ TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 Nguyên vật liệu (phương pháp kê khai thường xuyên) Có TK 611 Mua hàng (phương pháp kiểm kê định kỳ)

(2) Trường hợp nguyên vật liệu mua về không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay để sản xuất sản phẩm, căn cứ vào hoá đơn mua hàng và các chứng từ liên quan kế toán ghi:

+ Trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 Thuế GTGT dược khấu trừ

Có TK 111 Tiền mặt

Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 331 Phải trả cho người bán

+ Trường hợp sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 111 Tiền mặt

Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 331 Phải trả cho người bán

(3) Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa ngay vào quá trình sản xuất sản phẩm :

Nợ TK 621

Có TK 154 (sản xuất phụ)

(4) Cuối tháng, nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết trả lại kho và phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán căn cứ vào báo cáo vật liệu còn lại cuối tháng của phân xưởng, tổ, đội sản xuất, phiếu nhập kho vật liệu phế liệu để tính giá thực tế nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 Nguyên vật liệu (Phương pháp kê khai thường xuyên) Nợ TK 611 Mua hàng (Phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

(5) Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết để lại tháng sau, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng chưa sử dụng, kế toán tính ra giá thực tế của chúng và ghi bằng bút đỏ.

Nợ TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ghi đỏ Có TK 152 Nguyên vật liệu

Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau:

Nợ TK 621 ghi đen Có TK 152

(6) Cuối kỳ, tính toán và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho các đối tượng chịu chi phí, ghi:

110

Nợ TK 154 Chi phí SX KD dở dang (Phương pháp kê khai thường xuyên) Hoặc Nợ TK 631 Giá thành sản xuất (Phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí được phản ánh ở bảng phân bổ nguyên vật liệu.

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, trong tháng 01 năm 200X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: đồng)

1. Tổng hợp phiếu xuất kho trị giá vật liệu chính dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm X:

50.000.000 sản phẩm Y: 40.000.000.

2. Mua vật liệu phụ theo giá hoá đơn chưa có thuế: 10.000.000, thuế GTGT: 500.000, chưa trả tiền. Chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 100.000 (phân bổ cho từng sản phẩm X và Y theo trị giá vật liệu phụ). Vật liệu phụ đem vào sử dụng trực tiếp sản xuất 2 loại sản phẩm X trị giá 6.000.000 và sản phẩm Y trị giá 4.000.000 không qua kho.

3. Cuối tháng phân xưởng sản xuất báo cáo vật liệu chính sản xuất sản phẩm X còn thừa để lại tháng sau theo giá thực tế 2.000.000, bộ phận sản xuất sản phẩm Y có thu hồi phế liệu nhập kho: 400.000.

4. Cuối tháng tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm X và sản phẩm Y.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Biết rằng: Số dư ngày 01/01 của TK 152 (Vật liệu chính): 100.000.000.

5.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

* Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiệp lao vụ dịch vụ trong các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu điện.

Nội dung, kết cấu TK 622:

Bên Nợ: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh .

Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.

TK 622 không có số dư cuối kỳ.

Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1) Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, tính tiền lương bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan và ghi:

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 Phải trả công nhân viên

2) Tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ:

Nợ TK 622 Chi phí nhân công truqực tiếp Có TK 334 Phải trả công nhân viên

3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả

4) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tính vào chi phí:

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác

(3382 - Kinh phí công đoàn, 3383 - Bảo hiểm xã hội, 3384 - Bảo hiểm y tế, 3389- Bảo hiểm thất nghiệp)

5) Cuối kỳ tính toán trực tiếp hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Phương pháp kê khai thường xuyên) Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ 2: Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y trong tháng 01 năm 200X có tài liệu kế toán sau:

1. Căn cứ bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, tiền lương và các khoản phải trả trong tháng.

- Công nhân sản xuất sản phẩm X:

+ Lương sản phẩm: 40.000.000

+ Tiền ăn ca: 4.000.000

- Công nhân sản xuất sản phẩm Y:

+ Lương sản phẩm: 30.000.000

112

+ Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh: 800.000

+ Tiền ăn ca: 3.000.000

2. Trích tiền lương nghỉ phép của CNSX theo tỷ lệ 2% tiền lương chính.

3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN tính vào chi phí.theo tỷ lệ quy định.

4. Cuối tháng tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

5.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

* Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung. TK này phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ của doanh nghiệp.

Nội dung, kết cấu của TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ.

- Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

- TK 627 - Không có số dư cuối kỳ và có 6 TK cấp II - TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.

+ TK 6272 - Chi phí vật liệu.

+ TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

+ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.

+ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền.

* Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1) Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, tính tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương phải trả nhân viên phân xưởng hoặc đội sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6271) Chi phí sản xuất chung Có TK 334 Phải trả công nhân viên

2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương thực tế phải trả nhân viên phân xưởng, đội sản xuất tính vào chi phí:

Nợ TK 627 (6271) Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 (3382, 3383, 3384,3389) Phải trả, phải nộp khác

3) Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu sử dụng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, đội sản xuất, kế toán tính ra giá thực tế xuất kho, ghi:

Nợ TK 627 (6272) Chi phí sản xuất chung Có TK 152 Nguyên vật liệu

4) Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung loại phân bổ một lần, kế toán tính ra giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho ghi:

Nợ TK 627 (6273) Chi phí sản xuất chung Có TK 153 Công cụ dụng cụ

- Đối với công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần, căn cứ vào số phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142, 242 - Chi phí trả trước (1421, 242)

- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, sau khi tính được chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273) Có TK 611 - Mua hàng

5) Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng cho phân xưởng sản xuất hoặc đội sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

6) Căn cứ vào các loại hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như: Tiền điện, tiền nước, khí nén, tiền điện thoại, tiền sữa chữa TSCĐ thường xuyên kế toán ghi:

- Nếu dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung (6277) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 331 Phải trả cho người bán Có TK 111 Tiền mặt

Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng

- Nếu dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 627 (6277)

114

Có TK 111, 112 , 331

- Đối với các dịch vụ mua ngoài có giá trị lớn và sử dụng vào nhiều kỳ: Như chi phí thuê xưởng sản xuất, chi phí sữa chữa lớn TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào số phân bổ hoặc trích trước chi phí vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6278) Chi phí sản xuất chung Có TK 142, 242 Chi phí trả trước

Có TK 335 Chi phí phải trả

7) Căn cứ vào các chứng từ khác liên quan đến chi phí sản xuất chung như phiếu chi tiền mặt, giấy báo Nợ của ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6278) Chi phí sản xuất chung Có TK 111 Tiền mặt

Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 Tạm ứng

8) Khi phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 111 Tiền mặt

Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng

Có TK 627 Chi phí sản xuất chung

9) Cuối kỳ phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào TK có liên quan để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 154 CPSX kinh doanh dở dang (Phương pháp KKTX) Nợ TK 631 Giá thành sản xuất (Phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 627 Chi phí sản xuất chung

Ví dụ 3: Tại một doanh nghiệp sản xuất 2 sản phẩm X và Y. Trong tháng 01 năm 200X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (Đơn vị tính: đ)

1) Bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng tổng hợp tiền lương tiền ăn ca phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng là: 10.000.000, tiền ăn ca: 1.000.000.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w