Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 132 - 135)

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

3. Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 800 sản phẩm A đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho, cuối kỳ còn 200 sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành 50%

5.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các loại hình doanh nghiệp chủ yếu:nghiệp chủ yếu

5.4.4. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục

DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn (bước) chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, không thể đảo ngược, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy tạo ra thành phẩm.

5.4.4.1. Hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương án có bán thành phẩm

Theo phương pháp này, đối tượng tính giá thành và bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Kế toán sử dụng phương pháp liên hợp kết hợp phương pháp trực tiếp và phương pháp cộng chi phí, ở giai đoạn 1 sử dụng phương pháp trực tiếp, còn các giai đoạn sau sử dụng phương pháp cộng chi phí, bao gồm cả chi phí giai đoạn trước chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn này nên phương pháp này gọi là phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm hay phương pháp kết chuyển tuần tự .

Theo phương án này căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm giai đoạn trước và chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Chi phí NLVL chính (bỏ vào một

lần từ đầu)

Gía thành bán TP giai đoạn 1 chuyển sang

Giá thành bán TP giai đoạn n – 1

chuyển sang

Chi phí SX khác ở giai đoạn 1

Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2

Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn

n

Z và z bán TP giai đoạn 1

Z và z bán TP

giai đoạn 2 Z và z của

Thành phẩm

+ + +

Theo sơ đồ trên, trình tự tính giá thành bán thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng như sau:

Trước hết căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn 1 (giai đoạn đầu) để tính giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1.

Công thức tính :

Z1 = Dđk1 + C1 – Dck1

Và z1 = Z1

Q1

Trong đó :

Z1 : Là tổng giá thành của bán TP hoàn thành ở giai đoạn 1 z1 : Là giá thành đơn vị của bán TP hoàn thành ở giai đoạn 1.

C1: Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn 1.

Dđk1 và Dck1: Là chi phí của sản phẩm dở dang ĐK, CK ở giai đoạn 1.

Q1: Là sản lượng bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1.

Bán thành phẩm tự chế hoàn thành của giai đoạn 1 nếu nhập kho sẽ ghi:

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Nợ TK 155- Thành phẩm (chi tiết bán thành phẩm 1)

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang (chi tiết giai đoạn 1)

+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (chi tiết bán thành phẩm 1) Có TK 631- Giá thành sản xuất (chi tiết giai đoạn 1)

Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn 1 (PX1) sang giai đoạn 2 (PX2) để tiếp tục chế biến ghi:

Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang (chi tiết giai đoạn 2)

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang (chi tiết giai đoạn 1) Hoặc Nợ TK 631- Giá thành sản xuất (chi tiết giai đoạn 2)

Có TK 631- Giá thành sản xuất (chi tiết giai đoạn 1)

Tiếp theo, căn cứ vào giá thành thực tế của bán thành phẩm tự chế ở giai đoạn 1 đã tính chyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm hoàn thành giai đoạn 2:

Z2= Dđk2 + Z1 + C2 – Dck2

132

=>

Z2

Q2

Cứ tiếp tục như vậy ta tính được giá thành thành phẩm giai đoạn n theo công thức:

ZTP = Dđkn + Zn-1 + Cn - Dckn

Và zTP = ZTP

QTP

Thành phẩm hoàn thành sẽ ghi sổ theo giá thành SX thực tế.

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Nợ TK 155- Thành phẩm (nếu nhập kho thành phẩm)

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu bán trự tiếp không qua kho) Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán (nếu gửi bán không qua kho)

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang (giai đoạn n).

+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 631- Giá thánh sản xuất.

Có 2 cách tính kết chuyển chi phí tuần tự là kết chuyển tuần tự tổng hợp và kết chuyển tuần tự khoản mục.

Kết chuyển tuần tự tổng hợp là giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước, chuyển sang giai đoạn sau bằng con số tổng hợp. Cách tính toán này nhanh nhưng lại không phản ánh rõ từng khoản mục chi phí, nếu muốn tính được từng khoản mục thì lại phải hoàn nguyên tương đối phức tạp, vì vậy rất ít đơn vị áp dụng.

Kết chuyển tuần tự từng khoản mục là giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước, chuyển sang giai đoạn sau theo từng khoản mục chi phí, để có thể tính nhập vào khoản mục chi phí tương ứng ở giai đoạn sau. Cách tính này có khối lượng tính toán nhiều, nhưng giá thành bán thành phẩm và thành phẩm ở giai đoạn cuối được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với công tác quản lý chi phí, vì vậy trong thực tế phương pháp này được sử dụng nhiều hơn.

Ví dụ Một DN sản xuất sản phẩm A có quy trình công nghệ sản xuất phải qua hai giai đoạn công nghệ sản xuất (2 phân xưởng sản xuất) chế biến liên tục (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên).

Trong tháng 1/N có các tài liệu sau (đơn vị tính 1000đ).

1. Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng gồm:

Khoản mục chi phí SP dở dang đầu

tháng PX 1 SP dở dang đầu tháng phân xưởng 2 Chi phí PX 1

chuyển sang Chi phí

PX 2 Cộng

1- Chi phí NVL trực tiếp 6.400 4000 4000

2- Chi phí NC trực tiếp 320 400 324 724

3-Chi phí SX chung 400 600 352 952

Cộng 7.120 5.000 676 5.676

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG kế TOÁN tài CHÍNH 1 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w