CÁC KHOẢN THANH TOÁN
4.2. Kế toán các khoản thanh toán
4.2.5. Kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Mục đích của thuế giá trị gia tăng là nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, kiểm soát kinh doanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
* Đối tượng áp dụng: các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần... (trừ đối tượng kinh doanh mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ)
* Xác định số thuế GTGT phải nộp:
= - Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra =
Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào
= Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu
- Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng
* Đối tượng áp dụng: cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tê.
* Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp
= GTGT của hàng hoá, dịch vụ
x Thuế suất thuế GTGT
GTGT của hàng hoá dịch vụ
=
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng 4.2.5.2. Phương pháp kế toán
@. Chứng từ kế toán
84
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp
Thuế GTGT
đầu ra Thuế GTGT
đầu vào
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp - Giấy báo nợ
@ Tài khoản sử dụng
TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước”
- Công dụng: Dùng để phản ánh tình hình tính thuế phải nộp, tình hình nộp thuế và các khoản khác cho ngân sách.
- Kết cấu:
Bên Nợ: + Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước
+ Các khoản trợ cấp trợ giá được Ngân sách Nhà nước duyệt + Các nghiệp vụ làm giảm số phải nộp Ngân sách
Bên Có: + Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước + Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận
Dư Có: Các khoản còn phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Dư nợ (nếu có): số nộp thừa cho Ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách duyệt nhưng chưa nhận
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
- TK 3331 “ Thuế giá trị gia tăng”
TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra”
TK 33312 “” Thuế GTGT hàng nhập khẩu - TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”
- TK 3333 “ Thuế xuất nhập khẩu”
- TK 3334 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
- TK 3336 “ Thuế tài nguyên”
- TK 3337 “ Thuế nhà, đất, tiền thuê đất”
- TK 3338 “ Các loại thuế khác”
- TK 3339 “ Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác”
Đối với đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ còn sử dụng TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Kết cấu TK 133
- Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ + Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại
+ Các nghiệp vụ làm giảm thuế GTGT đầu vào.
- Dư Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, hay hoàn lại nhưng chưa nhận.
- TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 1331 “ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ”
+ TK 1332 “ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
4.2.5.3. Phương pháp hạch toán:
(1) Thuế giá trị gia tăng
Đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
* Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
1) Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định
NợTK156, 152, 153, 156, 211, 213, 241, 611, 627,641, 642… Giá chưa có thuế GTGT
NợTK133(1331,1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
2) Trường hợp mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ:
NợTK133(1331,1332) CóTK333(33312)
* Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn GTGT đã ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán, phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng chưa có thuế, số thuế GTGT phải nộp:
NợTK111, 112, 131
CóTK 511,512: doanh thu bán hàng Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: thu nhập khác
CóTK333(33311): thuế GTGT phải nộp
* Cuối kỳ tiến hành khấu trừ thuế GTGT:
1) Trường hợp số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT phải nộp NợTK3331(33311): ghi giảm số thuế GTGT đầu vào phải nộp
86
CóTK133(1331,1332): : kết chuyển số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ Khi nộp thuế GTGT, kế toán ghi:
NợTK3331(33311,33312) CóTK111, 112, 311…
2)Trường hợp số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT phải nộp: Kết chuyển đúng bằng số thuế phải nộp
NợTK333(33311,33312) CóTK133
@ Đơn vị áp dụng thuế GTGT trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, các khoản ghi nhận doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. Tương tự, giá thực tế vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Khi mua hàng hoặc bán hàng (trừ nhập khẩu hàng hoá), kế toán không phải xác định thuế GTGT được khấu trừ hay phải nộp mà cuối kỳ, căn cứ vào giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và thuế suất từng loại để xác định số thuế GTGT phải nộp của từng hoạt động.
1) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh NợTK511,512: số thuế phải nộp về hoạt động bán hàng
Nợ TK 515: số thuế phải nộp về hoạt động tài chính Nợ TK 711: số thuế phải nộp về hoạt động khác
CóTK3331(33311)
2) Trường hợp mua hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT dùng vào hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án... (tài trợ bằng nguồn kinh phí riêng) thì số thuế GTGT phải nộp được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu:
Nợ TK151, 152, 153, ,156, 211, 213, 241…
Có TK333(33312) 3) Phản ánh số thuế GTGT đã nộp:
Nợ TK333(33311,33312) Có TK111, 112, 311
4) Phản ánh số thuế GTGT được giảm trừ:
Nợ TK 3331: Trừ vào số phải nộp trong kỳ Nợ TK111,112 : Nhận số giảm trừ bằng tiền
Có TK 711: Số thuế GTGT được giảm trừ
(2) Hạch toán các loại thuế, phí, lệ phí khác
* Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Tính thuế phải nộp
Nợ TK151, 152, 156, 211…: đối với hàng nhập khẩu Nợ TK 511, 512: Hàng bán trong nước
CóTK333(3332) + Khi nộp thuế:
NợTK333(3332) CóTK111,112
*. Thuế xuất nhập khẩu:
+ Thuế xuất khẩu phải nộp Nợ TK511
CóTK333(3333) : chi tiết thuế xuất khẩu.
+ Thuế nhập khẩu phải nộp:
NợTK151,152,153,156,211…: tính vào giá trị hàng nhập khẩu CóTK333(3333): số thuế nhập khẩu phải nộp.
*. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
1) Hàng quí, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Nợ TK 821(8211) CóTK333(3334)
2) Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 333(3334): số đã tạm nộp
Có TK 111, 112, 311…:
3) Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp theo kế hoạch lớn hơn số phải nộp chính thức, số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 333(3334): số đã tạm nộp Có TK 821( 8211)
4) Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp theo kế hoạch nhỏ hơn số phải nộp chính thức, phản ánh số phảI nộp bổ sung:
Nợ TK 821(8211) CóTK333(3334)
88
* Số thuế tài nguyên phải nộp
NợTK627: số thuế tính vào chi phí sản xuất CóTK333(3336)
* Số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp:
Nợ TK642 (6425) CóTK333(3337)
* Thuế thu nhập cá nhân:
NợTK334 : ghi giảm thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
Nợ TK 622, 623, 627, 941, 642, 4311… đối với cá nhân bên ngoài doanh nghiệp
Có TK 333(3335)
*. Các loại thuế khác phải nộp:
NợTK211 :Thuế trước bạ NợTK6425 :Thuế môn bài
CóTK333(3338)
*Số phí, lệ phí phải nộp:
NợTK6425 :số lệ phí phải nộp CóTK333(3339):
Khi nộp thuế, lệ phí, phí cho nhà nước:
NợTK333 (Chi tiết từng loại) CóTK111, 112, 311
+ Đối với các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp (khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ hoặc đặt hàng theo chính sách của Nhà nước khi thu không đủ chi), trợ giá (khoản hỗ trợ tài chính của Ngân sách theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao, theo đơn đặt hàng, theo chính sách của Nhà nước), số trợ cấp, trợ giá đước Ngân sách duyệt, kế toán ghi:
NợTK333 (3339- trợ cấp, trợ giá):
CóTK511(5114 -doanh thu trợ cấp, trợ giá):
+ Khi nhận khoản trợ cấp, trợ giá:
Nợ TK111, 112 Có TK333(9)