Đặc trưng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

2.1.2. Đặc trưng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Giáo dục pháp luật cho PN trong các TG, trước hết, là hoạt động GDPL cho một đối tượng xã hội cụ thể, nên nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của GDPL cho các đối tượng xã hội cụ thể, như tính có mục đích và hướng tới đạt được những mục tiêu xác định; đặc điểm về chủ thể và đối tượng; đặc điểm về nội dung, phương pháp và hình thức GDPL... Bên cạnh đó, GDPL cho PN trong các TG còn có những nét đặc trưng riêng.

Th nht, GDPL cho PN trong các TG là dạng hoạt động giáo dục được thực hiện thông qua sự tương tác giữa chủ thể GDPL và đối tượng tiếp nhận GDPL;

là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo những nội dung GDPL cụ thể được chủ thể GDPL xây dựng dành riêng cho đối tượng PN đang chấp hành án phạt tù trong các TG, dựa trên các phương pháp và thông qua những hình thức GDPL phù hợp với điều kiện của từng TG cũng như phù hợp với đặc điểm tình hình PN trong các TG.

Trong hoạt động GDPL cho PN tại các TG, sự tương tác giữa chủ thể GDPL và đối tượng tiếp nhận GDPL được thể hiện thông qua hoạt động dạy của chủ thể GDPL (phổ biến, thuyết trình, đối thoại, truyền đạt những thông tin, kiến thức pháp luật cho đối tượng) và hoạt động học của đối tượng tiếp nhận GDPL (nghe, nắm bắt, tiếp thu, lĩnh hội các thông tin, kiến thức pháp luật được truyền đạt từ chủ thể). Hoạt động dạy và hoạt động học, do đó, luôn luôn nằm trong mối liên hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau.

Tính có mục đích của hoạt động GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam phản ánh những đòi hỏi tất yếu, khách quan của quá trình quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện tính nhân đạo trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với PN, tạo các điều kiện tốt nhất có thể để đưa họ trở về với con đường lương thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Mục đích mà hoạt động GDPL cho PN hướng tới là khắc phục nguyên nhân thiếu hiểu biết pháp luật dẫn họ tới hành vi phạm tội trước đây; tạo cơ hội để họ tiếp thu những kiến thức pháp luật cần thiết, biết sống, làm việc theo pháp luật. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi mỗi PN thực sự cầu thị, chủ động, tự giác chiếm lĩnh những thông tin, kiến thức pháp luật mà chủ thể cung cấp cho họ, biến việc học tập pháp luật trong TG trở thành nhu cầu nội tại, mục đích tự thân của mỗi PN.

Tính có tổ chức, có kế hoạch của hoạt động GDPL cho PN thể hiện sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của chủ thể GDPL trong việc xác định, lựa chọn những nội dung GDPL thực sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu của PN; từ đó, tìm ra được những nội dung, phương pháp, hình thức GDPL phù hợp để có thể hiện thực hóa một cách tối ưu mục tiêu GDPL cho nhóm đối tượng này.

Th hai, GDPL cho PN trong các TG là hoạt động giáo dục diễn ra trong một môi trường đặc biệt và dành cho những đối tượng đặc biệt: môi trường trại giam và đối tượng là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Vì lẽ đó, hoạt động GDPL cho PN trong các TG có những đặc điểm, tính chất phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với GDPL cho các nhóm đối tượng xã hội khác.

Môi trường TG là môi trường tổ chức thực hiện việc quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo PN, luôn nằm trong sự kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, mang tính cưỡng chế rất cao, tạo ra một thứ “kỷ luật thép” đối với PN. Môi trường đó, một mặt, có thể tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động GDPL cho PN nhờ vào sự quản lý khá chặt chẽ, nghiêm túc; song, mặt khác, tính tự giác, chủ động, tích cực của PN trong quá trình tham gia học tập pháp luật lại thường “tỷ lệ nghịch” với mong muốn của chủ thể GDPL do những nguyên nhân chủ quan từ phía PN, bởi họ thường tham gia các lớp học tập pháp luật với tâm thế miễn cưỡng, đối phó nhiều hơn là hào hứng, chủ động.

Th ba, điểm khác biệt cơ bản so với GDPL cho các đối tượng khác thể hiện ở chỗ, GDPL cho PN trong các TG là quá trình hoạt động diễn ra theo cơ chế/mô hình “vừa xây, vừa chống”. “Xây” ở đây có nghĩa là chủ thể GDPL phải tìm cách

khơi gợi, thức tỉnh, từ đó nuôi dưỡng, bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp vốn có/vẫn còn trong con người mỗi PN; bằng hoặc thông qua tác động của GDPL để giúp PN nhận thức được tội lỗi mà họ đã gây ra trước đây, biết ăn năn, hối hận, hình thành động cơ phấn đấu học tập, cải tạo tốt, tự giác lĩnh hội kiến thức pháp luật, biết thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp để sau này tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. “Chống” ở đây là thông qua công tác giáo dục cải tạo nói chung, GDPL nói riêng để loại bỏ những yếu tố tâm lý tiêu cực, tư tưởng cực đoan, chống đối; hướng tới chỉnh sửa, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc đang còn thường trực trong tâm lý, nhận thức của mỗi PN; giúp họ ổn định về mặt tư tưởng, thông suốt về chính sách, pháp luật đối với PN, đưa họ trở lại với con đường lương thiện, không phạm phải tội mới trong quá trình chấp hành án phạt tù trại TG. Trong trường hợp cần thiết còn phải áp dụng biện pháp “giáo dục cá biệt” đối với từng PN bằng cách gặp gỡ riêng để vận động, tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu rõ về các quy định của pháp luật. “Xây” và “chống” cũng là “mục tiêu kép” mà hoạt động GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam cần đạt được.

Th tư, nhìn bề ngoài, có thể nhiều người cho rằng hoạt động GDPL cho PN trong các TG có nhiều điều kiện thuận lợi, dễ thực hiện hơn so với GDPL cho các đối tượng khác vì hoạt động này diễn ra trong một môi trường đặc biệt là TG - nơi mà việc học tập pháp luật là bắt buộc đối với mỗi PN; quan hệ quản lý từ phía chủ thể GDPL đối với PN là quan hệ mang tính chất mệnh lệnh - phục tùng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ GDPL cho PN được Nhà nước đầu tư.v.v. Quan niệm đó đúng, nhưng mới chỉ phản ánh được một phần đặc điểm, tính chất của GDPL cho PN trong các TG và nếu chỉ nhìn nhận dưới góc độ chủ thể GDPL thực hiện cho xong nhiệm vụ được giao, không cần tính đến chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Trên thực tế, để có thể bảo đảm chất lượng, hiệu quả thực sự thì GDPL cho PN trong các TG lại là hoạt động không kém phần khó khăn, phức tạp và chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố chủ quan (ý thức trách nhiệm, năng lực tổ chức, thực hiện của chủ thể GDPL; trình độ học vấn, khả năng tiếp nhận kiến thức pháp luật của các PN; các nhân tố tâm lý) và các yếu tố khách quan (điều kiện kinh tế; môi trường giáo dục cải tạo, lao động, sinh hoạt trong TG;

chính sách và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với PN...). Điều đó giúp giải thích tại sao trong cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau, có thể hoạt động GDPL cho

PN ở TG này thì diễn ra chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao; còn ở TG khác lại thụ động, cầm chừng và kém hiệu quả.

Th năm, kết quả, đồng thời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động GDPL cho PN trong các TG là những mục tiêu cụ thể mà hoạt động này cần đạt được.

Đó là mục tiêu về nhận thức (PN tiếp thu, tích lũy được những thông tin, kiến thức pháp luật cơ bản phục vụ trực tiếp cho quá trình chấp hành án phạt tù cũng như sau khi trở về hòa nhập cộng đồng); mục tiêu về thái độ, tình cảm (làm hình thành ở PN sự ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội trước đây; có thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ nội quy, quy chế TG; có niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật...); mục tiêu về hành vi (giúp PN có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật tiếp thu được qua việc học tập pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ của PN trong quá trình chấp hành án phạt tù; xây dựng, củng cố hành vi pháp luật tích cực, lối sống theo pháp luật sau khi chấp hành xong án phạt tù).

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)