Công tác đào tạo cán bộ trại giam, giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở một số nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 73 - 77)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

2.4.4. Công tác đào tạo cán bộ trại giam, giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở một số nước Đông Nam Á

Tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, công tác quản lý, giáo dục cải tạo PN đều do Tổng cục Trại giam hoặc Cục Trại giam đảm nhiệm. Ngoại trừ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có những nét tương đồng nhất định với Việt Nam, hầu như các nước ở khu vực Đông Nam Á không quy định cứng chương trình GDPL cho PN trong TG theo hình thức học tập pháp luật tập trung, mà công tác này được thực hiện lồng ghép trong các chương trình giáo dục cải tạo nói chung hoặc thông qua các kênh thông tin khác, như sách, báo pháp luật, tư vấn pháp luật bởi các cán bộ TG, các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục từ xa, gặp gỡ, tiếp xúc với cộng đồng... Nội dung GDPL thông qua những hình thức nêu trên trong các TG ở khu vực Đông Nam Á là những quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân, chính sách, chế độ về lao động bắt buộc, về sinh hoạt; về nội quy, quy chế TG, các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với PN...

Các nước trong khu vực Đông Nam Á rất coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ TG nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ TG giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có các kỹ năng giáo dục cải tạo, GDPL cho phạm nhân; coi đây là nhân tố quyết định trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục cải tạo PN. Công tác đào tạo đối với những người mới tuyển dụng ở các nước có sự khác nhau, song nhìn chung, các chương trình đào tạo được phân chia thành: 1) Đào tạo/tuyển dụng ban đầu; 2) Các khóa học bồi dưỡng và 3) Các khóa đào tạo nâng cao. Ở Singapore, cán bộ TG tham gia khóa đào tạo trong 22 tuần tập trung, 12 tuần vừa học vừa làm và 01 tuần nâng cao. Cán bộ cấp cao tham gia khóa học đào tạo cơ bản 25 tuần, 12 tuần vừa học vừa làm và 01 tuần nâng cao. Ở Malaixia có Trường Cao đẳng trại giam đóng vai trò chủ yếu trong công tác đào tạo tất cả cán bộ TG trên các lĩnh vực như quản lý, điều hành TG cũng như các khóa nâng cao. Malaixia cũng có Học viện trại giam ở Langkawi với các chương trình đào tạo các cấp cho cán bộ TG trên các lĩnh vực.

như xét xử tội phạm, tội phạm học, năng lực lãnh đạo, kỹ năng tiếp xúc đại chúng, tư vấn pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho PN...

Mục tiêu chính của đào tạo ban đầu là bảo đảm cho cán bộ TG mới được tuyển dụng có kiến thức chuyên môn, tri thức pháp luật, kỹ năng làm việc hiệu quả trong các TG để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, quản lý giáo dục và giúp PN tái hòa nhập cộng đồng. Ở Malaixia, tất cả những cán bộ TG mới được tuyển dụng đều

phải tham dự khóa huấn luyện để nắm được mục tiêu, nhiệm vụ công tác trong cơ quan nhà nước. Inđônêxia cũng có các khóa đào tạo về năng lực lãnh đạo, quyền con người, trang bị kiến thức pháp luật, tư vấn, quản lý, tâm lý học tội phạm... dành cho cán bộ TG.

Các khóa bồi dưỡng nâng cao được các nước như Singapore, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia... áp dụng đều nhằm mục đích giúp cán bộ TG nắm được những kiến thức chuyên môn và thực hành những điều mà họ đã được tiếp thu trong các khóa học ban đầu; nắm bắt được những thay đổi và phát triển mới nhất về chính sách, pháp luật và những vấn đề quản lý có liên quan đến nghiệp vụ TG. Ở Singapore, cán bộ TG có cơ hội đăng ký vào khóa học được cấp bằng hoặc chứng chỉ về công tác quản lý TG, giáo dục cải tạo PN. Inđônêxia có chương trình đào tạo nâng cao cho cán bộ TG ở những TG vị thành niên, TG phạm nhân nữ, trại giam dành cho các đối tượng về ma túy và loại an ninh nghiêm ngặt. Ở Campuchia hiện đang có chương trình đào tạo quản lý nhân lực áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý TG [6, tr.32-35].

Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quản lý TG cũng là lĩnh vực được các nước trong khu vực Đông Nam Á ưu tiên, coi đây là cơ hội tốt để Cục Trại giam các nước chia sẻ những biện pháp hiệu quả nhất và sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực quản lý, giáo dục cải tạo PN. Tổng cục Trại giam Campuchia đã ký kết các chương trình đào tạo về công tác chỉ huy, điều hành và chuyên viên với Cục trại giam các nước trong khu vực. Chẳng hạn, gần đây, Bộ Công an Việt Nam đã cử hai chuyên viên cao cấp sang Cam puchia đào tạo cho 50 cán bộ quản lý TG Campuchia trong lĩnh vực TG. Việt Nam cũng có chương trình đào tạo hỗ trợ 30 cán bộ Campuchia về công tác quản lý TG tại Việt Nam trong thời hạn 03 tháng. Sự thành công trong chương trình hợp tác đào tạo này là kết quả của sự thỏa thuận chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia.

Hợp tác đào tạo cán bộ TG giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Công an Việt Nam cũng là lĩnh vực được ưu tiên theo thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước và được thực hiện có hiệu quả, qua đó, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TG nói chung, CBGDPL cho phạm nhân của Lào nói riêng. Chẳng hạn, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Lào, ngày 09/08/2013, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TG và cải tạo PN cho cán bộ của Bộ An ninh Lào. Khoá học kéo

dài trong 3 tháng (từ ngày 02/08/2013 đến ngày 01/11/2013) với sự tham gia học tập của 10 học viên là cán bộ Bộ An ninh Lào. Trong quá trình học tập, các học viên sẽ được học tập, nghiên cứu, trao đổi các kiến thức thuộc 4 chuyên đề về nghiệp vụ TG và giáo dục cải tạo PN bao gồm: Những vấn đề cơ bản về công tác thi hành án phạt tù; công tác quản lý giam giữ PN; công tác giáo dục PN, trong đó có GDPL cho PN; công tác hướng nghiệp dạy nghề và tổ chức cho PN lao động.

Đồng thời, các học viên sẽ được đến thăm quan thực tế một số TG tại các đơn vị, địa phương tại Việt Nam, trên cơ sở đó giúp các học viên so sánh, đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn quản lý, giáo dục và cải tạo PN tại Lào. Nhằm tạo điều kiện để lớp học đạt hiệu quả cao nhất, Học viện Cảnh sát nhân dân đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Công an biên soạn tài liệu học tập, đảm bảo tính lý luận và cập nhật thực tiễn; đồng thời, mời các đồng chí lãnh đạo của các Vụ, Cục nghiệp vụ, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm đến tham gia giảng dạy và báo cáo thực tiễn cho lớp học [xem: 70].

Do sự hợp tác chặt chẽ trong đào tạo cán bộ quản lý trại giam và sự trao đổi các chương trình giáo dục cải tạo, bao gồm cả chương trình GDPL cho PN, nên công tác GDPL cho PN ở Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có nhiều nét tương đồng với công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, như cũng có GDPL đầu vào cho những PN mới nhập trại, GDPL thường xuyên trong quá trình PN chấp hành án phạt tù. Các hình thức GDPL cho PN trong các TG ở Lào cũng đa dạng theo những cách thức mà cán bộ TG của Lào được đào tạo tại Việt Nam.

Bài hc kinh nghim cho Vit Nam:

- Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TG, nhất là đội ngũ CBGDPL cho PN, thì nhất thiết phải coi trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ; phải tăng cường công tác tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ này.

- Tăng cường, mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ quản lý TG, giáo dục cải tạo PN. Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TG cho các nước trong khu vực (Lào, Campuchia...), Việt Nam cũng cần tích cực cử cán bộ TG đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới về quản lý TG tại những nước có trình độ tiên tiến trong lĩnh vực này.

Kết luận chương 2

Giáo dục pháp luật cho PN trong các TG là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân theo kế hoạch, chương trình nhất định; được các TG triển khai thực hiện thông qua các phương pháp đặc thù và bằng những hình thức phù hợp, hướng tới cung cấp, trang bị cho PN những thông tin, kiến thức pháp luật; làm hình thành ở PN tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật phù hợp; giúp họ có khả năng hòa nhập cộng đồng, biết sống và làm việc theo pháp luật sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù.

Bên cạnh những đặc điểm chung của GDPL, hoạt động GDPL cho PN trong các TG còn có những đặc thù riêng của nó, như: GDPL cho PN trong các TG là hoạt động giáo dục diễn ra trong một môi trường đặc biệt và dành cho những đối tượng đặc biệt: môi trường TG và đối tượng là PN đang chấp hành án phạt tù; là quá trình hoạt động diễn ra theo cơ chế/mô hình “vừa xây, vừa chống”; quan hệ quản lý là quan hệ có tính chất mệnh lệnh - phục tùng...

Công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, một trong số đó là góp phần chuẩn bị hành trang kiến thức pháp luật để PN tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù, trở thành công dân có ích cho xã hội, không phạm tội mới. Cũng như GDPL cho các đối tượng xã hội khác, hoạt động GDPL cho PN trong các TG được cấu thành từ các yếu tố: mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. GDPL cho PN trong các TG là hoạt động khó khăn, phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá GDPL, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho tù nhân ở một số nước, như Hoa Kỳ, Brazil, Hồng Kông (Trung Quốc) và một số nước ở khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Lào, Campuchia...), luận án đã đưa ra những nhận xét và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể cân nhắc, tham khảo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)