Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 43 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

2.2.1. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Mục tiêu của hoạt động GDPL cho PN trong các TG bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể:

2.2.1.1. Mc tiêu chung ca giáo dc pháp lut cho phm nhân

Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng đều có mục tiêu, nghĩa là hoạt động đó nhằm hướng tới và đạt được điều gì. Tương tự như vậy, hoạt động GDPL cho các đối tượng xã hội nói chung, cho PN trong các TG nói riêng, cũng là hoạt động có mục tiêu chung. Việc xác định mục đích chung của GDPL cho PN trong các TG có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đây là yếu tố giữ vai trò chi phối các thành tố khác của hoạt động GDPL. Từ việc xác định rõ mục tiêu chung của GDPL, chủ thể giáo dục có căn cứ để lựa chọn những nội dung, phương pháp và hình thức GDPL phù hợp với PN.

Nếu lấy định hướng của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO về mục tiêu chung của giáo dục (học để biết, học để làm, học để cùng

chung sống và học cách sống, học để tự khẳng định mình) làm cơ sở để xác định mục tiêu chung của GDPL cho PN trong các TG, thì có thể khái quát mục tiêu chung đó như sau: GDPL cho PN trong các TG là để trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết pháp luật nhất định, giúp họ nhận ra lỗi lầm đã phạm phải trước đây;

để tuân thủ các quy định pháp luật về thi hành án hình sự, thực hiện nội quy, quy chế TG trong quá trình chấp hành án phạt tù, không phạm phải tội mới; biết sống và làm việc theo pháp luật sau khi kết thúc thời hạn chấp hành án, trở về tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm.

Như vậy, mục tiêu chung của GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam là cung cấp, trang bị cho PN những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù; từ đó, làm hình thành ở họ tình cảm, niềm tin đối với tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; tạo thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật cho PN trong thời gian chấp hành án phạt tù cũng như sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.

2.2.1.2. Các mc tiêu c th ca giáo dc pháp lut cho phm nhân

Mục tiêu chung của GDPL cho PN trong các TG mang tính khái quát và có tính định hướng. Để có thể đạt được mục tiêu chung mà công tác GDPL cho PN trong các TG đặt ra thì nhất thiết phải cụ thể hóa mục tiêu chung đó thành những mục tiêu cụ thể nhất định. Có thể hình dung rằng, mục tiêu chung là “sản phẩm cuối cùng” cần phải thu được; còn mục tiêu cụ thể là từng “chi tiết” được sản xuất, làm ra qua từng công đoạn cụ thể để “lắp ráp”, tạo nên “sản phẩm cuối cùng” (thành phẩm). Mục tiêu cụ thể của GDPL cho PN trong các TG là những yêu cầu, tiêu chí/thước đo cụ thể được chủ thể GDPL xác định, vạch ra và lấy đó làm thước đo để đánh giá kết quả tác động của GDPL tới PN sau khi kết thúc quá trình GDPL cho họ; qua đó, đánh giá mức độ hoàn thành mục đích chung của GDPL cho đối tượng này.

Thông thường, hoạt động GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam phải đạt được ba mục tiêu chủ yếu sau:

Th nht, mục tiêu về nhận thức: GDPL cho PN trong các TG trước hết phải đạt được mục tiêu về nhận thức, nghĩa là phải cung cấp, trang bị được cho PN những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết liên quan đến quá trình phạm nhân chấp hành án phạt tù trong TG. Đây là mục tiêu quan trọng đầu tiên của hoạt động GDPL cho PN; bởi lẽ, có đạt được mục tiêu cung cấp, trang bị thông tin, kiến thức

pháp luật thì mới có thể hiện thực hóa các mục tiêu tiếp theo. Khi còn ở ngoài xã hội, do không có thông tin, kiến thức pháp luật, thiếu hiểu biết pháp luật cùng những nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan khác nên đã dẫn PN đến việc thực hiện hành vi phạm tội, thiếu niềm tin đối với pháp luật. Việc chủ thể GDPL cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật cho PN là để hình thành, củng cố niềm tin của họ vào pháp luật; từ đó, họ biết so sánh, đối chiếu hành vi của mình với các quy định pháp luật để có thể chủ động, tự tin thực hiện những hành vi pháp luật phù hợp trong quá trình lao động, học tập, cải tạo ở TG.

Th hai, mục tiêu về thái độ: GDPL cho PN trong các TG phải nhắm tới mục tiêu về thái độ, tức là phải làm hình thành, củng cố cho mỗi PN tình cảm, niềm tin đối với pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào các nguyên tắc, quy định của pháp luật. Vì thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu niềm tin đối với pháp luật mà một số cá nhân đã phạm tội, bị kết án phạt tù và bị bắt buộc phải chấp hành án trong TG - nơi họ phải triệt để, nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về thi hành án hình sự. Chỉ khi nào PN nhận thức đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật, nhận ra lỗi lầm của mình để khắc phục, sửa chữa thì mới không cần đến các biện pháp cưỡng chế mà họ vẫn tự giác thực hiện pháp luật. GDPL cho PN trong các TG ở nước ta hiện nay chính là để góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của PN đối với pháp luật, tin tưởng vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; từ đó, hình thành trong mỗi PN tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm pháp lý, tinh thần không khoan nhượng trước các hành vi sai trái, tội lỗi của người khác và của chính bản thân.

Th ba, mục tiêu về hành vi: GDPL cho PN còn có mục tiêu về hành vi, nghĩa là phải làm hình thành trong mỗi PN ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật và hành vi xử sự tích cực theo các yêu cầu của pháp luật. Mục tiêu xây dựng, củng cố cho PN hành vi pháp luật hợp pháp, tích cực chỉ có thể đạt được thông qua quá trình GDPL cho họ một cách kiên trì, thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để PN hiểu được sự cần thiết, hợp lý và lợi ích mà pháp luật mang lại cho xã hội nói chung, cho mỗi cộng đồng, gia đình và từng cá nhân nói riêng. Đối với mỗi PN, hành vi pháp luật hợp pháp, tích cực phải trở thành thói quen, là kết quả của quá trình tác động mà GDPL mang lại. GDPL cho PN trong các TG là để giúp PN học cách sống và biết chung sống, biết chia sẻ với những PN khác trong cùng buồng giam, biết khuyên nhủ, can ngăn PN khác từ bỏ

những thói quen, hành vi xấu; tự giáo dục, cải tạo chính mình, tự quyết định được suy nghĩ và hành động của mình trong môi trường TG dựa trên các nguyên tắc, quy định pháp luật. Điều đó cho phép lý giải được vì sao công tác GDPL cho PN trong các TG càng được triển khai thực hiện tốt, hiệu quả bao nhiêu thì ý thức tự giác chấp hành pháp luật và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật của các PN càng được củng cố bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)