PHƯƠNG PHÁP 1- Ba đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại

Một phần của tài liệu Giáo án 11- chuẩn (Trang 73 - 77)

B. PHẦN HAI: TÁC PHẨM I- Tìm hiểu chung

II- PHƯƠNG PHÁP 1- Ba đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại

+ Tư duy nghệ thuật: theo mẫu nghệ thuật có sẵn thành công thức.

+ Quan niệm thẩm mỹ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học.

+ Bút pháp nghệ thuật : Thiên về ước lệ, tượng trưng.

@ Tính qui phạm và việc phá vỡ qui phạm trong Thu điếu:

+ Tính qui phạm:

- Đề tài (Cày nhàn, câu vắng) của thi ca cổ điển.

- Thể thơ Đường Thất ngôn bát cú.

- Lấy dộng để tả tĩnh Cá đâu đớp động dưới chân bèo) Tĩnh lặng đến mức thấy được tiếng động đớp mồi của cá.

+ Phá vỡ tính qui phạm:

- Sự rung động tinh tế của cái tôi (Nhân vật trữ tình).

- Cảnh vật của mùa thu như thu lại trong cái “lạnh lẽo” của

“Ao thu”, cái “Trong veo”, của cái “bé tẻo teo”, của chiếc thuyền câu nhỏ tí, của “gió đưa vèo”, Từ cái ao th ây hướng lên trời thu xanh ngắt và khép lại ở “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.

- Nhân vật trữ tình ngồi đón nhân rung động, làm thơ.

@ Đặc trưng của một số thể loại:

+ Thơ Đường = thơ Đường luật – thể thơ cổ điển của Trung Quốc.

* Thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu).

- Kết cấu : Đề, thực, luận, kết.

- Nội dung: Hai câu đề giới thiệu sự vật. Hai câu thực miêu tả sự vật. Hai câu luận : thể hiện thái độ của tác giả. Hai câu kết:

kết thúc toàn bài.

- Hai câu thực đối nhau, hai câu luận đối nhau.

- Luật : Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tư lục phân minh.

- Vần : từ cuối câu 1, 2,4,6,8 vần với nhau.

- Niêm: Từ thừ 2 câu (1-8), (2,3), (4-5), (6-7) cùng thanh.

@ Thể thất ngôn tứ tuyệt: (Tuyệt cú) - Ví dụ “ Nam quốc sơn hà”.

- Bố cục: 2 câu đầu, 2 câu cuối.

- Luật : như thất ngôn bát cú.

- Niêm : từ thứ 2 của câu (1-4), (2-3) cùng thanh.

- Vần: từ cuối câu 1,2,4 cùng vần.

@ Hịch:

+ Loại văn cổ mà vua chúa, tướng lĩnh thường dùng kêu gọi, cổ vũ tướng sĩ hăng hái chiến đấu chống kẻ thù. (Hịch tướng sĩ văn – Trần Hưng Đạo)

- Thường viết theo lối văn tứ lục hay văn xuôi, hoặc thơ 6/8.

+ Kết cấu:

- Phần đầu nêu nguyên lí đạo đức, chính trị làm cơ sở cho tư

- Thể loại chiếu.

Em hãy trình bày hiểu biết về thể loại chiếu? Cho ví dụ.

Thể cáo.

+ Hãy trình bày hiểu biết về thể cáo? Cho ví dụ.

Thể phú.

+Hãy nêu hiểu biết của em về thể phú? Cho ví dụ.

Văn tế.

+ Hãy trình bày hiểu biết về thể văn tế? Ví dụ.

Thể hát nói

+ Nêu những hiểu biết của em về thể hát nói?

+ Bài Hu7ng sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh.

+ Bài ca ngât ngưởng – Ng. Công Trứ.

Thơ cổ thể

Thế nào là thơ cổ thể?

tưởng lí luận.

- Phần giữa: Nêu thực trạng đáng chú ý (Thường kể tôi kẻ thù).

- Phần kết: Những giải pháp và lời kêu gọi.

+ Viết xong thường đưa vào ống lịch để sứ giả lan truyền.

@ Thể loại chiếu:

+ Vua dùng để ban bố lệnh cho thần dân. (Từ TQ).

+ Chiếu có thể viết bằng văn vần hay văn xuôi.

+ Câu biền ngẫu (Hai vế đối nhau).

+ Chiếu dời đô – Lí Thái Tổ. Chiếu cầu hiền - Q.Trung

@ Thể loại Cáo:

+ Vua thường dùng ban bố cho thần dân một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp. Tiêu biểu Cáo bình Ngô – Ng. Trãi.

@ Phú: có từ đời Hán – Trung Quốc.

+ Dùng lối văn có nhịp điệu để miêu tả, trình bày sự vật, sự việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả.

+ Có 4 loại phú:

- Cổ phú: dùng lối chủ - khách đối đáp. Cuối bài không cần đối. Kết thúc thường có thơ.

- Bài phú: dùng hình thức biền văn, câu văn : 4 , 6 , 8 chữ sóng đôi nhau.

- Luật phú: Chú trọng đối, vần, rất gò bó.

- Văn phú.là luật phá, tương đối tự do, có dùng câu văn xuôi.

@ Văn tế:

+ Mục đích: tế trời đất, sông núi, thần thánh, thăng quan tiến chức, mừng thọ, tế người chết (Tế ma).. . .

- Văn tế sống vợ của Tế Xưong là loại đặc biệt.

+ Bố cục: 3 phần.

- Lung khởi : Nêu hoàn cảnh đứng tế , cảm tưởng khái quát về người chết.

- Thích thực: Kể công đức người chết.

- Ai vãn: tình cảm, thái độ thương tiếc của người sống đối với người chết.

- Kết thúc:Ý nghĩa và lời thỉnh (Mời) của người đứng tế với người chết.

@ Hát nói: thuần túy Việt Nam. Xuất hiện từ sớm nhưng thịnh hành vào TK VIII – TK IX.

+ Lời viết theo điệu hát nói.

+ Được sử dụng nhiều loại câu dài, ngắn khác nhau (Ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, câu đối ngẫu Đường luật

+ Cấu tạo :

- Mưỡi : có mấy câu thơ 6/8 ( 2 câu = mưỡi đơn, 4 câu là mưỡi kép).

- Bài hát gồm 11 câu chia làm 3 khổ thơ :

* Trổ đầu (4 câu) có thứ tự âm thanh chữ cuối T-B-B-T

* Trổ giữa (4câu) có thứ tự âm thanh chữ cuối T-B-B-T

* Khổ cuối : 3 câu, có âm thanh chữ cuối T-B-B.

@ Thơ cổ thể

+ Là thể thơ không gó bó như thơ Đường ( có thể : 3 chữ, 5 chữ, chữ, pha lục ngôn. . .)

+ Vần xuyên suôt hay đổi vần (có thể vần trắc hay bằng).

Điều trần

+ Em hiểu thế nào là điều trần?

+ Bố cục 3 phần (Mở, thân, kết).

+ Thường là hành, ca, từ. Ví dụ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

@ Điều trần:

+ Văn bản do bề dưới viêt dâng lên vua nhằm trình bày kế sách, viết thành từng điều liên quan đến quốc kế, dân sinh ( còn gọi là : tấu, sớ,tấu khải).

+ Mang tình nghị luận nhằm thuyết phục người nghe. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ sát thực, mềm dẻo, tránh làm cho người nghe tự ái.

+ Sớ Thất trảm – Chu Văn An. 60 bản điều trần – Ng. Trường Tộ.

4.4 – Câu hỏi, bài tập củng cố:

CH: Hãy nêu những thể loại văn học mà em đã học? Cho ví dụ.?

ĐA: @ Thể loại chiếu: Chiếu dời đô

@ Hịch: Hịch tướng sĩ

@ Điều trần: Xin lập khoa luật

@ Thơ cổ thể: Thơ Đường

@ Hát nói: Bài ca ngất ngưỡng

@ Văn tế:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

@ Phú: Phú sông Bạch Đằng 4.5 – Hướng dẫn tự học:

- Tìm nhũng biểu hiện của nội dung yêu nước trong “Mùa thu câu cá – Nguyễn Khuyến. Vịnh khoa thi hương –Tú Xương.

- Chuẩn bị: “Trả bài viết 2”.

5: RÚT KINH NGHIỆM::...

ND:...

...

PP:...

ĐDDH...

...

---00---00---

TUẦN : 8

TIẾT : 31

TRẢ BÀI SỐ 2 (HS làm ở nhà)

1– MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức : Giúp HS nhận thức được yêu cầu của đề bài, những ưu điểm, tồn tại qua bài viết của mình, để viết bài 2 tốt hơn.

1.2 Kĩ năng : HS biết phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.

1.3 Thái độ : HS biết vận dụng kiến thức văn học vào bài viết.

2.- TRỌNG TÂM

Biết phát hiện và sửa chữa những sai sót trong bài văn để làm tốt hơn bài tiếp theo 3:– CHUẨN BỊ

3.1 GV : Nhận xét, bài viết của HS. Đề , đáp án.

3.2 HS : chuẩn bị kiến thức văn học.

4. – TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định.

4.2 - Kiểm tra bài cũ : 4.3 – Bài mới :

Hoạt động của T – T Nội dung

Hoạt động 1 Gọi HS lập dàn ý cho bài viết

Hoạt động 2 GV nhận xét

Hoạt động 3 HS đọc bài

I - Đáp án tiết 20

II. Nhận xét :

* Ưu điểm:

Đa số bài viết trình bày tốt, nắm yêu cầu đề, nội dung tương đối đầy đủ, ít sai chính tả, lỗi diễn đạt.

* Khuyết điểm:

Vẫn còn một số bài viết lan man, không có ý, hoăc ý sơ sài không sâu sắc. Một số khác trình bày chưa sạch, chữ viết xấu, sai chính tả, diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ý, dùng từ chưa chọn lọc bóng bẩy trau chuốt.

III. Yêu cầu và thang điểm :

* Thể hiện đầy đủ các nội dung như trong đáp án. Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng, không sai chính tả, diễn đạt lưu loát, dùng từ trau chuốt, câu văn bóng bẩy. ( 9- 10đ)

* Thể hiện đầy đủ các nội dung như trong đáp án. Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng, không sai chính tả, diễn đạt lưu loát. ( 7- 8đ)

* Thể hiện 2/3 nội dung như trong đáp án. Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng, sai 1-5 lỗi chính tả, diễn đạt chưa lưu loát. ( 5-6đ)

* Thể hiện 1/3 nội dung như trong đáp án. Trình bày chưa sạch đẹp, bố cục chưa rõ ràng, sai lỗi chính tả nhiều, diễn đạt chưa lưu loát. ( 2-4đ)

* Lạc đề (0-1đ) IV. Đọc bài văn hay

4.4 – Câu hỏi, bài tập củng cố:

CH: Hãy nêu và sửa những lỗi sai về câu trong bài viết của mình.

4.5 – Hướng dẫn tự học:

HS dưới 5 điểm viết lại.

Chuẩn bị các câu hỏi bài “Thao tác lập luận so sánh”.

5: RÚT KINH NGHIỆM::...

ND:...

...

PP:...

ĐDDH...

...

---00---00---

TUẦN :8

TIẾT : 32

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 1– MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức : HS hiểu được vai trò của thao tác so sánh trong bài nghị luận.

1.2. Kĩ năng : HS biết nhận diện, tác dụng, cách dùng hình ảnh so sánh 1.3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức so sánh vào bài viết.

2. TRỌNG TÂM

Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh Yêu cầu về một số cách so sánh

3– CHUẨN BỊ

3.1: GV : Các đoạn văn so sánh trong sử thi.

3.2 : HS : Các câu hỏi trang 79-80.

4 – TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định.

4.2- Kiểm tra Phân tích nội dung yêu nước, nhân đạo trong bài Chiếu cầu hiền.

ĐA: * Nội dung yêu nước (5đ) * Nội dung nhân đạo (5đ).

4.3 – Bài mới ;

Hoạt động của T – T Nội dung

+ HS đọc SGK.

+ Phần I – SGK nêu những nội dung gì ?

+ HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Nêu rõ luận điểm chính của đoạn trích?

I. Tìm hiểu chung

Một phần của tài liệu Giáo án 11- chuẩn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(368 trang)
w