CHƯƠNG II: VĂN HỌC GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA THỜI KỲ MỚI (1976 - 1982)
II. Bài học kinh nghiệm quý báu
Cục diện phồn vinh chƣa từng thấy của văn học xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, xét cho cùng là sản phẩm của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 3 khóa 11 của Đảng1 là một bộ phận quan trọng của cục diện chính trị mới mẻ do hội nghị Trung ƣơng 3 đem lại. Cuộc vận động giải phóng tư tưởng do Đảng phát động và lãnh đạo là động lực quan trọng của sự phát triển mạnh mẽ của văn học xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Nắm chắc khâu trung tâm là giải phóng tư tưởng, toàn bộ nền văn học xã hội chủ nghĩa đã sống lại. Đó là kinh nghiệm cơ bản của sự phát triển văn nghệ xã hội chủ nghĩa 6 năm qua của chúng ta, cũng là nhiệm vụ tư tưởng bức thiết đặt ra trước mắt giới văn nghệ hiện nay.
Rốt cục, thế nào là giải phóng tư tưởng - "Về vấn đề này cần có một nhận thức thống nhất. Trung ương Đảng đã nhiều lần chỉ ra rằng, giải phóng tư tưởng trước hết và chủ yếu là làm cho cán bộ và quần chúng đƣợc giải phóng khỏi sự trói buộc của sai lầm "Tả" khuynh thời cách mạng văn học và cả một thời gian trước nó, là giải phóng khỏi sự trói buộc của mê tín cá nhân, và của "hai tiền đề tổng quát", đồng thời cũng giải phóng khỏi những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và phong kiến, trở về với quỹ đạo khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, trở về với truyền thống tốt đẹp là xuất phát từ thực tế, thực sự cầu thị từ đó mà tìm hiểu tình hình mới, giải quyết vấn đề mới.
Chính là giải phóng tư tưởng mới hàm nghĩa đó đã tạo ra những điều kiện chủ quan và khách quan rất quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn học thời kỳ mới. Tác dụng to lớn của giải phóng tư tưởng đối với sự phát triển văn học cần phải được xét từ việc nó đã tạo ra những điều kiện chủ quan và khách quan nhƣ thể nào.
Cuộc vận động giải phóng tư tưởng đã đem đến sự giải phóng tư tưởng cho nhà văn.
Sự phát triển của phong trào giải phóng tư tưởng trong giới văn nghệ là sự khắc phục tầng tầng lớp lớp chướng ngại được thực hiện dần dần. Triệt để dập tan xiềng xích của "nền chuyên chính của đường lối đến trong văn nghệ", triệt để khôi phục cho hàng loạt nhà văn bị qui thành "phái hữu" dưới ảnh hưởng tai hại của đường lối "tả" khuynh, khôi phục
1 Hội nghị toàn thể BCH TƢ Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 khóa 11 họp vào tháng 12 năm 1978 ra quyết sách 4 hiện đại hóa; mở cửa với nước ngoài, làm sống động nền kinh tế v.v...
37
hàng loạt tác phẩm trước đây bị vùi dập thành "cỏ độc", phá tan những "khu cấm" mà bọn 4 tên thiết lập ra cho sáng tác văn học và lý luận phê bình, bãi bỏ những thanh qui giới luật được đặt ra từ thời cách mạng văn học và cả một thời gian trước nó, từng làm trở ngại cho sự phát triển sinh động, hoạt bát của văn nghệ, đề xuất phương châm văn nghệ phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội để thay thế cách nói cũ là văn nghệ phục vụ chính trị vốn rất dễ dẫn đến một sự lý giải hẹp hòi và đơn giản, loại bỏ sự lãnh đạo theo phương thức hành chính mệnh lệnh đối với sáng tác và phê bình văn nghệ, cả một hệ thống những hành động
"bát loạn phản chính" "chính bản thanh nguyên" đó đã làm cho tư tưởng văn nghệ mác xít chiếm lĩnh lại trận địa văn nghệ.
Đông đảo nhà văn tận tình sảng khoái, tầm mắt thòng suốt, cảm xúc dâng trào, đó chính là điều kiện chủ quan tối trọng cho sự phồn vinh của văn nghệ.
Đồng thời, năng lực nhận thức cuộc sống của các nhà văn cũng đƣợc nâng cao. Cuộc vận động giải phóng tư tưởng trong phạm vi cả nước, xét từ chiều ngang đã lan đến cả mọi lĩnh vực từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thƣợng tầng, lan đến mọi mặt của đời sống hiện thực của xã hội, xét từ chiều dọc đã lay chuyển toàn bộ lịch sử mà sai lầm tả khuynh đã hình thành và phát triển thành một tội ác, trong cách mạng văn hóa cũng như hơn 10 năm trước cách mạng văn hóa. Trong cuộc vận động giải phóng tư tưởng vừa rộng vừa sâu đó, toàn bộ tư tưởng xã hội sống động, độc lập suy nghĩ trở thành một phong cách tốt đẹp và thời thượng.
Tinh thần thực sự cầu thị "không chỉ biết có cấp trên, không chỉ nghe theo sách mà chỉ theo thực sự" mà đồng chí Trần Vân đề ra đã được phát huy. Mọi người không ngừng thu hoạch đƣợc những nhận thức mới ngày càng sâu sắc hơn về đời sống xã hội, về hiện thực và lịch sử, về xu thế lớn của thời đại, về thế giới bên ngoài, về tương lai. Các nhà văn, những người rất nhạy cảm với trào lưu tư tưởng xã hội, cũng nâng cao được nhận thức về cuộc sống, năng lực mổ xẻ xã hội, cũng như hiểu biết lịch sử, thu hoạch được những nhận thức tư tưởng, nhận thức chính trị của chủ nghĩa Mác Lênin mà trước đây biết bao lần cải tạo một cách cứng nhắc và thô bạo vẫn không thu hoạch nổi. Đó cũng chính là điều kiện chủ quan quan trọng bậc nhất giúp nhà văn phản ánh đời sống xã hội, phản ánh thời đại một cách chính xác và sâu sắc.
Về điều kiện khách quan mà nói cuộc vận động giải phóng tư tưởng đã xoay chuyển được cục diện đình trệ thậm chí giật lùi đời sống xã hội nước ta trong cách mạng văn hóa làm cho sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa xuất hiện cục diện mới sinh đặng : phá cũ lập mới, trăm nhà cải cách. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề ra một luận điểm mác xít cơ bản là trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa nhiệm vụ cơ bản là phát triển sức sản xuất xã hội, Trung ƣơng Đảng đề ra quốc sách đối nội làm sống động nền kinh tế đối ngoại mở cửa, cùng hàng loạt chính sách nhằm xúc tiến công cuộc cải cách kinh tế, xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa... Tất cả những điều ấy đã tập hợp mọi lực lƣợng của nhân dân vào mục tiêu vĩ đại là xây dựng chủ nghĩa xã hội mang sắc thái riêng của Trung
38
Quốc. Lịch sử của nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đã mở ra một trang mới sinh động, tráng lệ. Một thời đại vĩ đại, phong phú và sinh động như thế đòi hỏi một sự thể hiện tương ứng trong văn học. Văn học xã hội chủ nghĩa cũng sẽ tìm đƣợc cơ sở hiện thực vững chắc cũng nhƣ tài liệu văn học nghệ thuật vô cùng tận từ trong thời đại vĩ đại ấy. Tóm lại, cuộc vận động giải phóng tư tưởng đã tạo nên sự đổi mới sâu sắc trong đời sống xã hội nước ta, tạo nên những điều kiện khách quan tốt đẹp cho sự phồn vinh của văn học xã hội chủ nghĩa nước ta. Những điều kiện khách quan ấy kết hợp với hai loại điều kiện chủ quan vừa để trên đã tạo điều kiện hình thành sự trỗi dậy của văn học thời kỳ mới. Ở đây, có sự ăn nhịp giữa tiến trình lịch sử văn học và tiến trình lịch sử tư tưởng, giữa lôgic tư tưởng và lôgic lịch sử. Không ít những nhà văn có tầm nhìn đã nói một cách cảm động rằng, sinh mệnh nghệ thuật của họ đã đạt đƣợc từ trong sự biến đổi mang tính lịch sử của hội nghị Trung ƣớc lần thứ 3 khóa 11. Họ đã đầy tự hào mà tuyên bố rằng "chúng tôi là con đẻ của hội nghị Trung ƣơng 3". Ánh chớp giải phóng tư tưởng một khi rọi sáng kho tàng đời sống được tích lũy từ lịch sử lâu dài và quanh co, liền đốt cháy lên nhiệt tình sáng tạo văn chương bấy lâu ngủ say, làm cho vốn sống động đƣợc tích lũy, đƣợc cảm thụ bắt mối với không khí thời đại, tạo nên sự hô ứng mà có được ý nghĩa mới trước kia chưa từng cảm nhận được, sáng tạo do đó bắt trúng mạch, gỡ đƣợc đầu mối, có đƣợc sự sảng khoái cởi mở. Sự thực quả là nhƣ thế không có bà đỡ "giải phóng tư tưởng" nhà văn chúng ta không thể cất được ly rượu văn chương từ trong nguyên liệu phong phú của cuộc sống nhân dân.
Trước mắt, trong tình hình phát triển mạnh mẽ của cuộc cải cách kinh tế, lấy thành thị làm trọng điểm, nhiệm vụ giải phóng tư tưởng càng nặng nề. Ý đồ cải cách toàn diện thể chế kinh tế mà hội nghị Trung ƣơng 3 khóa 12 2 của Đảng đề ra, bản thân nó là thành quả của việc tiến thêm một buớc phá bỏ những trói buộc của tư tưởng tả khuynh. Quá trình thực hiện nó cũng tất yếu sẽ là quá trình tiến thêm một bước giải phóng tư tưởng của Đảng toàn dân.
Muốn quán triệt phương châm đối nội làm sống động nền kinh tế, đối ngoại mở cửa thì phải đập tan những quan niệm cứng nhắc bảo thủ, phong kiến và tư tưởng bế quan tỏa cảng, tự cao tự đại. Muốn xây dựng một thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc sinh động và có sức sống, thì phải phản đối tất cả mọi thứ chủ nghĩa quan liêu làm xơ cứng sức sống các xí nghiệp; trói buộc ngăn cấm tính tích cực và sức sáng tạo của người lao động, phải phản đối tập quán bình quân chủ nghĩa và cách nhìn thiên lệch luôn luôn sợ tư tưởng dân chủ, coi thường trí thức.
Muốn phát triển sản xuất thương phẩm xã hội chủ nghĩa thì phải xóa bỏ tâm lý trọng nông ức thương, sợ cạnh tranh. Muốn dùng lớp người mới dũng cảm cách tân thì phải vứt bỏ cái lề thói cầu toàn, đòi hỏi tuổi nghề, đòi hỏi các loại tƣ cách.
Tóm lại, lưỡi cày cải cách thể chế kinh tế xới tung lớp rác rưởi của tư tưởng cũ, quan niệm cũ tâm lý cũ, tập quán cũ, đem đến những lay chuyển phổ biến trong tâm hồn mọi người. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ rằng,
2 Tháng 6 năm 1983
39
bất kể trên mặt trận tư tưởng hay trên mặt trận văn nghệ, hiện thực mới mẽ do sự triển khai toàn diện công cuộc cải cách thể chế kinh tế sẽ đặt ra cho mọi người hàng loạt những luận đề tư tưởng mới. Cuộc vận động giải phóng tư tưởng cũng đã phát triển đến một giai đoạn mới.
Hội nghị Trung ƣơng lần 3 khóa 12 chỉ rõ : "Đồng thời với việc xây dựng một thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa tràn đầy sức sống và triển vọng, phải cố gắng hình thành trên qui mô toàn xã hội những phương thức sống mới phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất hiện đại và yêu cầu của tiến bộ xã hội, những phương thức sống văn minh, lành mạnh, khoa học, vứt bỏ những cái lạc hậu, ngu muội, hủ bại, phải cố gắng dấy lên trong toàn xã hội tinh thần tích cực, vươn tới, tiến thủ, khắc phục tập quán thỏa mãn hiện trạng, tư tưởng lười biếng, sợ cải cách, khƣ khƣ bám giữ lề thói cũ".
Nhƣ thế cũng tức là nói cải cách thể chế kinh tế không những sẽ đƣa đến sự biến đổi lớn lao trong đời sống kinh tế của mọi người mà còn dẫn đến sự biến hóa lớn lao trong phương thức sống, trong quan niệm tư tưởng, trong tập quán tư duy và trong trạng thái tinh thần của mọi người. Về mặt xúc tiến sự biến đổi sâu sắc của con người, văn học chúng ta có sứ mệnh không thể từ chối đƣợc, có miếng đất dụng võ rất rộng rãi. Nhiệm vụ bức thiết của văn học xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới phải là vũ khí lợi hại để đổi mới tư tưởng nhân dân, giúp họ giải phóng khỏi những quan niệm vũ kỹ trở ngại cho cải cách kinh tế và tiến bộ xã hội. Còn nhà văn chúng ta thì phải đi đầu thực hiện giải phóng tư tưởng và canh tân bản thân mình để có thể trở thành người tiên phong về tư tưởng của thời đại.
Không những phải dám và quen với việc phá vỡ lao tù tư tưởng phong kiến mấy nghìn năm, vứt bỏ các loại thiên kiến tƣ sản cũng nhƣ tầm mắt nhỏ hẹp tiểu tƣ sản mà còn phải dám và quen với việc vứt bỏ những trói buộc của tư tưởng "tả" 20 năm nay, dám và quen với việc giải phóng khỏi các quan niệm cũ kỹ một thời cần thiết nhƣng nay đã lỗi thời và cứng nhắc.
Kinh nghiệm phát triển văn học trong thời kỳ mới dạy chúng ta rằng để cho cuộc vận động giải phóng tư tưởng có được sự phát triển lành mạnh và thuận lợi, cần lý giải và giải quyết đúng đắn vấn đề 2 trận tuyến trong cuộc đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực văn nghệ.
Gần đây, Trung ƣơng Đảng chỉ rõ, trong công tác lãnh đạo nhằm quán triệt chính sách văn nghệ, cần chú ý đề phòng và khắc phục "tả" khuynh. Chỉ thị đó rất phù hợp với tình hình thực tế của giới văn nghệ. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ rằng : tư tưởng "tả" khuynh chính là nguồn gốc tai họa chủ yếu tạo nên tình trạng văn nghệ xã hội chủ nghĩa một thời lâm vào ngõ cụt. Những ảnh hưởng mà nó đưa lại đã tích tụ trong hơn 20 năm, nhất là thời gian loạn 10 năm, không phải có thể quét sạch trong một thời gian ngắn đƣợc. Những bụi bặm chính trị mà nó quạt lên đã bám chắc, đã cố kết trong chỗ sâu kín nhất của đầu óc không ít người.
Ngay cả những đồng chí bị đường lối "tả" hãm hại cũng có lúc không tự giác chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả trên những mức độ khác nhau. Có khi trong việc đánh giá toàn cục tình hình văn nghệ trước mắt có khi trong việc phán đoán khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm, có khi trong việc đối xử với một số tác phẩm không lành mạnh, một số ngôn
40
luận không lành mạnh, họ có những thiên lệch trong phương thức và phương pháp đấu tranh tư tưởng gây nên những hậu quả không tốt, trái ngược với ý muốn chính đáng của mình. Vấn đề cần ở chỗ khi làm như vậy, trong tư tưởng chủ quan chúng ta vẫn chân thành tin rằng thế là để bảo vệ nguyên tắc Đảng, bảo vệ lợi ích Cách Mạng!
Quả thật nếu không có cái "phẫn nộ cách mạng" hoàn toàn do mình tạo ra đó thì những tư tưởng "tả" khuynh cũng chẳng đến nỗi nguy hiểm và đáng sợ như thế. Đương nhiên, một khi chúng ta đã nhận thức rõ vấn đề, tư tưởng chúng ta đều thống nhất với dường lối tư tưởng, đường lối chính trị, đường lối văn nghệ v.v... của Trung ương Đảng, chúng ta đều kiên quyết tiến hành công việc theo qui luật văn nghệ thì sự phồn vinh thịnh vƣợng của văn nghệ nước ta cũng ngày một ngày hai sẽ đến.
Đối với những khuynh hướng sai lầm có thể xuất hiện về sáng tác, về lý luận và các mặt khác, đối với những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản đồi trụy, của nọc độc phong kiến để lại, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác. Một mặt chúng ta phải dám và quen với công tác dẫn dắt, phê bình một cách có sức thuyết phục, phải khắc phụ trạng thái mềm yếu bất lực; mặt khác, cũng phải đề phòng sự đơn giản, thô bạo, sự chụp mũ, lung tung. Cái lối "lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh", "dùng đại phê phán để mở đường" trước đây, cũng như cách làm sai lầm đem phương thức vận động chính trị để giải quyết các vấn đề tư tưởng trong nội bộ nhân dân quyết không thể quay đầu trở lại nữa !
2/ Vấn đề đi sâu vào đời sống
Vấn đề tiến thêm một bước giải phóng tư tưởng của giới văn nghệ liên quan chặt chẽ với vấn đề nhà văn tiến thêm một bước đi sâu vào đời sống nhân dân trong thời kỳ mới. Chỉ khi nào hấp thụ được chất dinh dưỡng từ trong đời sống thực tế, tư tưởng mới linh hoạt và có sức sống. Sự vật mới, con người mới trong cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân nhằm thay đổi hiện thực là gợi ý mạnh mẽ cho các nhà văn suy nghĩ, thúc đẩy sự giải phóng tư tưởng và đổi mới của họ.
Luận điểm của tư tưởng văn nghệ Mao Trạch Đông cho rằng đời sống là nguồn ngọn vô cùng tận của văn học, cho rằng nhà văn, nhà nghệ thuật tất yếu phải đi sâu vào đời sống là một chân lý phản ánh qui luật phát triển của văn nghệ, nó chịu đựng đƣợc sự kiểm nghiệm của thực tiễn. Chúng ta cần kiên trì chân lý đó, hơn thế phải căn cứ vào sự phát triển cách mạng của đời sống hiện thực mà phát triển nó trong thực tiễn văn nghệ.
Đồng chí Mao Trạch Đông cho rằng cuộc sống là "nguồn ngọn lấy không can, dùng không hết, không nguồn ngọn duy nhất và ngoài ra không có nguồn ngọn thứ hai" của văn nghệ.
Quan điểm duy vật kiên định và triệt để về mối quan hệ giữa văn nghệ và hiện thực đó, không những đƣợc lịch sử văn học 3000 năm chứng thực mà còn đƣợc sự phồn vinh và phát triển của văn học trong thời kỳ mới của chúng ta chứng kiến. Nếu chúng ta đi sâu, khảo sát tỉ mỉ, dễ dàng phát hiện ra rằng, phàm một tác giả hoặc tác phẩm quan trọng, hoặc một hiện