Như Chí Quyện Từ "Mỉm cười đến trầm tư"

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

IV. Như Chí Quyện Từ "Mỉm cười đến trầm tư"

Trong sáng tác truyện ngắn thời kỳ mới, số lƣợng tá phẩm của Nhƣ Chí Quyện không nhiều và không có tiếng vang lớn như Lưu Tâm Vũ, nhưng sáng tác của nhà văn nữ này rất độc đáo, đƣợc dƣ luận đánh giá cao và có vị trí xứng đáng trên văn đàn.

Trước hết, truyện ngắn Trung Quốc trong những năm 50, 60, tác . phẩm của Như Chí Quyện có vị trí đáng kể, được người đọc khẳng định. Truyện ngắn của bà nêu lên nhiều vấn đề của cuộc sống và thời đại lúc đó. Phong cách sáng tác của Nhƣ Chí Quyện phát triển rất mạnh và sự phát triện này có tính tiêu biểu. Từ sự phát triển của phong cách sáng tác Nhƣ Chí Quyện, có thể thấy một phần của sự thay đổi trào lưu văn học đương đại Trung Quốc.

Nhà bình luận văn học nổi tiếng Hoàng Thu Vân đã dùng một câu nói đầy hình tƣợng mà khái quát được sự phát triển phong cách của Như Chí Quyện : "Từ mỉm cười đến trầm tư"1 Câu nói này giản dị mà rất đúng. "Mỉm cười" là chỉ đặc sắc phong cách của Như Chí Quyện trong những năm 50 mà truyện ngắn "Hoa bách hợp" là tác phẩm tiêu biểu. Nơi hàm của nó là chỉ sự nhận thức và thái độ của nhà văn đối với cuộc sống. Tác giả "mỉm cười" - tức là lấy thái độ yêu mến, ngợi ca để nhìn đến cuộc sống. Cuộc sống đối với bà là thân thiết, tốt đẹp và sáng sủa vô cùng. "Mỉm cưới" có một ý nghĩa nữa là chỉ sự lây ý, chọn lựa và rèn luyện của tác giả. Đương nhiên tác giả cho rằng cuộc sống là tốt đẹp, không có bóng tối và thương đau, vì vậy, bà quan tâm, chú ý và yêu mến nó vô hạn.

1 Văn học Thƣợng Hải, số 4, năm 1980.

83

Phong cách của "mỉm cười" từ sự biểu hiện bề ngoài của nó, tức là 4 chữ chỉ sự đáng giá phong cách của Nhƣ Chí Quyện là mới mẻ, bay bổng.

Sự thay đổi phong cách của Nhƣ Chí Quyện, là ấp ủ từ đầu những năm 60 và hoàn thành sau khi đập tan "bè lũ bốn tên". Những năm 60 đối với việc phê phán của "Công việc nhà, từng con gái" làm cho bà không thích ứng. Hiện thực khắc nghiệt của "mười năm động loạn" ()chỉ 10 năm cách mạng văn hóa) làm cho bà trầm tƣ suy nghĩ. Bà viết : "Sau khi trải qua cuộc "Cách mạng văn hóa", đầu óc tôi tương đối phức tạp, rất nhiều việc ở xã hội cũng đã phức tạp, nhìn vấn đề không thể đơn giản hóa nhƣ thế... Cuộc sống của chúng ta sẽ không phải là đôi cánh tay hướng tới cánh cửa tốt đẹp"1.

Sự sâu sắc của nhận thức tạo nên sự phát triển tư tưởng tương ứng sáng tác của bà.

Tác giả viết tiếp : "Chúng ta phải suy nghĩ, cần phải suy xét vấn đề, đối với sự việc xây ra ở phạm vi chúng ta, xảy ra sự việc cụ thể trong đời sống chính trị thì phải tiến hành suy xét...

Trước kia, chúng ta cường điệu cuộc sống quá nhiều mà sự nghiền ngẫm, suy nghĩ đối với cuộc sống về sau, thì quá ít". 2

Bà bắt đầu lo lắng, quan sát một cách nghiêm túc, nghiên cứu hiện thực phức tạp, từ đó phát triển ra mâu thuẫn ở trong đời sống rồi định ra cái tốt và xấu. Bà bắt đầu nhìn thẳng vào "nhân vật bị phê phán hoặc nhân vật phân diện" trong đời sống, thậm chí ngay cả đối với một số người tung hoành trên con đường tiến quân vào "bốn hiện đại hóa". Bà thu vẻ mặt

"mỉm cười" để rồi thay vào đó là vẻ mặt "trầm tư", nhằm sáng tác ra hàng loạt tác phẩm có độ chín và có độ sâu. Đó những truyện ngắn xuất sắc mà độc giả quen biết nhƣ : "Câu chuyện biên tập sai" , "Con đường nhỏ trên thảo nguyên", "Tình con gái" , "Phía trước cùng ba cái bảng" , "Thuyền nhỏ mất đi", "Đất tuyết nồng ấm" v.v...

"Câu chuyện biên tập sai" là tác phẩm thành công đầu tiên trong văn học thời kỳ mới mà chủ đề chủ đề của nó là trầm tư tiến hành lịch sử đối với việc xây dựng đất nước. Tác phẩm lấy tính nghệ thuật và tính tư tưởng mạnh mẽ để kết hợp với nhau.

"Tình con gái" và "con đường nhỏ trên thảo nguyên" đều có chung một chủ đề, đó là mối quan hệ giữa những con người của hai thế hệ. Nhưng trọng tâm của nó không phải ở chổ viết về "thay rãnh" như mọi người vẫn thường gọi, mà là từ vấn đề mới cùng mối quan hệ giữa hai lớp người trong thời kỳ mới để suy nghĩ đến vấn đề "giao nhận" : trải qua mưa bom bão đạn, thế hệ già nua đã hết vai trò, tương lai là ở thế hệ của thời đại mới trẻ trung, vấn đề ở đây là thế hệ trẻ sẽ đƣợc "giao nhận" cái gì? Rõ ràng không phải là tiền bạc, mà phải là những gì quí báu của cuộc đời. Rõ ràng qua mười mấy năm biến động, nhân vật Điền Tỉnh đã mất đi ngọn lửa nhiệt tình cách mạng để đƣợc 5 nghìn đồng. Điền Tỉnh

12 Nhƣ Chí Quyện nghiên cứu chuyện tập, trang 81.

84

cha của chị là Thạch Quân, có thể gọi là những người đồng thời với tác giả. Họ đều là những loại cán bộ "Hiệu giải phóng" hoặc "kiểu ngày 8-3", một thời bị lừa dối, bị mê hoặc, với khẩu hiệu "vì nhân dân lập công", nhưng cuối cùng không theo kịp bước chân của lịch sử, để cùng tiến lên phía trước.

Từ "Câu chuyện biên tập sai" đến "Con đường nhỏ trên thảo nguyên" và "Tình con gái" tạo nên một đường dây suy tư sáng tác của Như Chí Quyện. Là một nhà văn nữ, nhưng tác giả rất quan tâm đến đề tài và số phận của người phụ nữ. Từ trong sự sống kết hợp lịch sử tác giả tìm đến lời giáo huấn, sau đó đi sâu vào việc suy nghĩ để thực hiện vấn đề trên. Các truyện ngắn này phần nào lột tả đƣợc sự suy tƣ chín chắn, thận trọng và đầy trách nhiệm của Nhƣ Chí Quyện đối với cuộc sống.

"Thuyền nhỏ mất đi" và "Đất tuyết nồng ấm" là những truyện ngắn liên kết với nhau, như chị em ruột thịt quyện lẫn vào nhau. Sau khi đọc những vấn đề mà người đi trước đã viết, cảm thấy chƣa đầy đủ, Nhƣ Chí Quyện lại viết tiếp. Vấn đề quan trọng là tác giả quan tâm rất sâu sắc, không hời hợt, qua loa. Hai loại truyện ngắn này, về mặt đề tài, Nhƣ Chí Quyện có cách điệu nhƣ trong từng tác phẩm đều có sự độc đáo, riêng biệt, không một tác giả nào có thể lẫn lộn. Cũng viết về tình yêu, nhƣng hình nhƣ Nhƣ Chí Quyện chƣa viết đến những mối tình bi kịch khiến cho mọi người đứt ruột nát lòng. Có một thời ở Trung Quốc phổ biến chuyện "Tình yêu ngoài hôn nhân" nhƣng sự độc đáo của Nhƣ Chí Quyện là ở chỗ : Tác giả không phải suy nghĩ, nhìn nhận tình yêu và hôn nhân cần cái gì, mà là thông qua câu chuyện phổ biến này để biểu thị cuộc sống chính trị hơn 10 năm không bình thường (chỉ 10 năm cách mạng văn hóa" -H.S.H nhấn mạnh) đã đƣa đến sự bị kịch trong một gia đình trí thức bình thường, làm cho họ gánh chịu sự nặng nề về tinh thần.

Với ý nghĩa đó, từ "mỉm cười đến trầm tư" có thể coi là sự khái quát đặc điểm nội dung tư tưởng của truyện ngắn Như Chí Quyện trong thời kỳ mới. Tác giả là một nhà văn nữ có bản lĩnh, có đóng góp quan trọng ở thể loại văn học đƣợc coi "lựu đạn" và "bộc phá" này.

Mặc dù chƣa nhiều, chƣa đủ và chƣa đạt đến những tầm cao, nhƣng truyện ngắn của Nhƣ Chí Quyện trong thời kỳ mới rất có ý nghĩa về nhiều mặt. Về nội dung, truyện ngắn của Nhƣ Chí Quyện đặt nhiều vấn đề nghiêm túc, có ý nghĩa thời sự. Về nghệ thuật, truyện ngắn của bà đã hình thành nên phong cách riêng. Bà có con đường đi riêng trong thể loại truyện ngắn rất đáng khen ngợi. Truyện ngắn của Nhƣ Chí Quyện góp phần làm phong phú thêm thể loại truyện ngắn đương đang Trung Quốc...

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)