34;Họa gia phong tục" Uông Tăng Kỳ

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

V. 34;Họa gia phong tục" Uông Tăng Kỳ

Nhà văn lão thành Uông Tăng Kỳ bắt đầu hoạt động văn học từ những năm 40, nhƣng chính thức đƣợc bộc lộ tài năng sáng tác là sau khi đập tan tập đoàn "bè lũ bốn tên".

Uống Tăng Kỳ là người Cao Bưu, tỉnh Giang Tô. Ông sinh năm 1920, năm 1939 vào h5oc tại Tây Nam Liên Đại Cầu, thụ nghiệp với Thẩm Tòng Văn, bắt đầu sáng tác. Sau khi tốt nghiệp, Uông Tăng Kỳ làm nhân viên Viện Bảo Tàng, sáng tác rất nhiều, đã từng xuất bản

"Gặp gỡ trong tình cờ". Sau giải phóng (1949), ông làm biên tập các tạp chí "Văn nghệ Bắc Kinh" và "Văn học dân gian" và soạn vở kịch "Phạm Tiến trúng cử" đoạt giải thưởng. Năm 1958, ông bị qui làm phái "hữu", đƣa đến làm công nhân sở nghiên cứu nông nghiệp, sau đó đƣợc cải chính, và đƣợc điều đến làm biên kịch của Đoàn kịch cho đến khi qua đời (1998).

Sau khi đập tan "Bè lũ bốn tên", Uông Tăng Kỳ chuyên tâm vào nghề truyện ngắn trước đây. Ông sáng tác một loạt truyện ngắn lấy cuộc sống cũ của Cao Bưu tỉnh Giang Tô quê hương của mình làm đề tài, được vinh dự gọi là "Nghệ Uyển kỳ ba" (Cô thơm trong vườn văn nghệ).

Tổ hợp truyện ngắn này của Uống Tăng Kỳ, là bức tranh phong tục xã hội nhiều mầu sắc.

Từ năm 1938 sau khi rời quê hương, thời gian dài đến 43 năm, Uông Tăng Kỳ vẫn chưa trở về quê. Hiện nay ông đã bước vào năm cuối đời, tấm lòng nhớ nhung quê hương của ông vô cùng mãnh liệt. Tình cảm sâu sắc ấy thôi thúc ông cầm bút viết văn, mở ra một bức tranh phong tục và bức tranh phong cảnh của quê hương. Ông cho rằng, miêu tả cuộc . sống của thời đại cũ, cố nhiên là có ý nghĩa nhận thức và giá trị mỹ học. Ông viết : "Chẳng phải ai qui định, cuộc sống trước giải phóng không thể phản ảnh? Dĩ nhiên tiểu thuyết lịch sử đều có thể viết, vì sao viết về xã hội cũ không được? Con người ngày nay, đã trải qua cuộc sống cũ của trước kia, sẽ không yêu cầu nhận thức lại hay sao? Sự bi thương và đau khổ của xã hội cũ, ngay cả niềm vui trong sự đau khổ của người lao động, không thể cho mọi người của hôm nay hiểu hay sao?"1

Những tác phẩm này mở ra một bộ mặt phong cảnh quê hương sơn thủy Giang Nam đặc biệt hữu tình : một trấn nhỏ cổ xưa giản dị nương tựa vào Sa Châu, Đại náo, có miếu Hòa thương của thế tục cuộc đời, trường trung tiểu học của ngư long hỗn tạp, ngoài ra còn có cửa hàng đông đƣợc, cửa hàng ăn, nơi giải trí... Trên phố nhỏ của cổ trấn già nua chật hẹp, nhân dân lao động hạ tầng kiên cường tranh giành trong cuộc sống : người gánh thuê, anh thợ thiếc, người buôn bán nhỏ, giáo viên học sinh, nhà sư nghèo, thầy thuốc, nghệ nhân, tiệm thuốc, thợ vẽ, thợ giày dép... bên trong và bên ngoài trấn nhỏ, hàng ngày diễn ra nhiều vở kịch

1 Bàn về "Thụ giới" - Tiểu thuyết tuyển sau, số 2, 1991.

86

đầy bi thương đau khổ? Các nhà sư xuất gia cạo đầu đi tu, làm pháp sư như thế nào? v.v...

Tả về cái đẹp, viết về nhân tính khoẻ mạnh là sự trƣng cầu mỹ học của Uông Tăng Kỳ.

Uống Tăng Kỳ tuy vẽ ra một bức tranh phong tục lịch sử, nhƣng đây không phải là mục đích chủ yếu của ông. Ông nói : "Tôi viết chính là cái đẹp, là nhân tính của sự khoẻ mạnh". Ông muốn thông qua một bức tranh phong tục có cách thức riêng biệt, để miêu tả tâm linh tốt dẹp, khoẻ mạnh của nhân dân lao động.

"Thụ giới" là một câu ghép tình yêu thuần phát mà tốt đẹp theo kiểu mục ca điền viên.

Tiểu Mùng Tử, thiếu niên nhà nông 12 tuổi vì gia đình khốn khó, nên bị cha mẹ cho đến làm hòa thƣợng trong miếu do cậu làm trụ trì.

Một nhà nông ở gần chùa có một cô con gái chất phác - tên là Tiểu Anh Tử. Sau khi Mùng Tử đến, chúng quen biết nhau rất nhanh. Mùng Tử thường dành thời gian để giúp Tiểu Anh Tử làm việc nhà : gặt lúa, giã gạo, còn giúp đỡ chị của cô gái xuất gia vẽ kiểu hoa. Cả nhà của Tiểu Anh Tử - cha mẹ, chị và cô ta - đều thích cậu ta. Hòa thƣợng ở đó có thể lấy bà lão, vì vậy, giữa họ đã có một loại quan hệ tốt đẹp. Tử Minh phải đến đại miếu thụ giới. Một buổi sáng, Tiểu Anh tử dùng thuyền để đƣa cậu ta đi, mấy hôm nay lại dùng thuyền để đón cậu ta. Trên thuyền trở về, hai người đều cảm thấy cảm động và hạnh phúc, Tiểu Anh Tử ghé sát bên tai Minh Tử và nói : "Tôi làm bà của cậu, đƣợc không?"

Đây là một câu chuyện tình yêu thuở ban đầu theo kiểu "thanh mai trúc mã" (mai xanh ngựa trúc). Đối với tình yêu con trai con gái trẻ con này, mầm mông trong lao động cộng đồng, nó thoát khỏi tất cả qui định và giới hạn của phong tục tăng sƣ, không có sự ô nhiễm của quan niệm thế tục nào, giống như nước sông trong lành, giống như cỏ nước tự do sinh trưởng. Câu chuyện của "Thụ giới" làm cho con người nhìn thấy tấm lòng của hai quả tim vàng, làm cho mọi người nghe thấy một khúc mục ca cảm động của người xưa.

Truyện ngắn "Đại náo ký sự" biểu hiện tình yêu của thanh niên lao động sống chết cũng không đổi thay. Anh thợ thiếc Thập Nhất Tử và con gái của Đào Phu là Xảo Vân yêu nhau, nhƣng Xảo Vân xinh đẹp đồng thời lại bị Hiệu trưởng đóng quân làm nhục. Xảo Vân dũng cảm không để thế lực xấu xa làm hại, lại không vì quan niệm trinh tiết trói buộc, tiếp tục cùng với Thập Nhất Tử yêu nhau. Hiệu trưởng cho người đi bắt Thập Nhất Tử, đem anh ta đánh gần chết, bắt anh ta phải tuyệt giao với Xảo Vân, nhƣng Thập Nhất Tử thà chết cũng không thay lòng. Việc này đã gây nên sự công phẫn của những người thợ thiếc, họ tổ chức đoàn kết lại, và cuối cùng đánh bại Hiệu Trưởng...

87

Trong "Bài tự" của truyện ngắn "Thụ giới", Uông Tăng Kỳ đã nói : thời trẻ tuổi ông

"từng muốn đả phá giới hạn của tiểu thuyết, tản văn và thơ". Trải qua sau 40 năm, loại theo đuổi nghệ thuật này của ông mới hoàn thành.

Tản văn hóa là sự theo đuổi nghệ thuật của Uông Tăng Kỳ. Ông theo đuổi một vẻ đẹp tự nhen và tình cảm chân thực chỉ có trong tản văn loại này. Ông cho rằng, "Đối tƣợng kết cấu của tiểu thuyết", "nó là càng ở nội tại, càng tự nhiên". Ông nói : "Tôi không thích tiểu thuyết quá giống siêu thuyết, tức là tính câu chuyện của tiểu thuyết rất mạnh. Tính câu chuyện quá mạnh, sẽ cảm thấy chân thực không nhiều" (Bài tự của "Thụ giới"). Để sẵn cái thực, Uông Tăng Kỳ không ngại lăn lộn với thực tế, đời sống. Người, việc, cảnh và vật mà ông miêu tả, đều có gốc gác của nó, chỉ trang sức thêm ít nhiều, điều chỉnh có một số phát sinh và hƣ cấu thêm. Những loại đó hoàn toàn là sự thuần hư cấu tiểu thuyết, "lấy ý để làm nên nó". Qua phần tiểu thuyết của nhân công hóa, dưới ngòi bút của ông, là chưa từng có.

Theo đuổi tình cảm chân thực và cái đẹp tự nhiên đã mang lại một đặc sắc nghệ thuật riêng của tiểu thuyết Uông Tăng Kỳ. Ông nói : "Tôi không thích tiểu thuyết bố cục nghiêm chỉnh, chủ trương tự do thoải mái, văn chương không nên qui định phép tắc" (Bài tự của "Thụ giới"). Ông là người không tuân thủ theo khái niệm của tiểu thuyết thông thường để kết cấu tác phẩm, mà là xuất phát tự cái "tôi", tất cả đều cảm thụ từ cái "tôi". Vì vậy, tác phẩm của ông, thường thường xuất hiện một số kết cấu "siêu thường thái" (Vượt qua trạng thái thông thường). Ví dụ như truyện ngắn "Đại náo Ký sự", có tất cả 6 tiết, 3 tiết đầu tác giả miêu tả bộ mặt nhân vật, cảnh sắc và ánh sáng của vùng Đại náo. Điều này hoàn toàn thoát khỏi sự cách cục của tiểu thuyết. Miêu tả đến 4 tiết sau, tác giả mới để cho nhân vật chính Xảo Vân xuất hiện. Đoạn kết của truyện ngắn cũng là "Siêu thường thái" : dùng một câu hỏi, một câu trả lời để kết thúc.

Một đặc điểm nghệ thuật nữa rất đáng chú ý của Uông Tăng Kỳ là việc sử dụng ngôn ngữ. Trong truyện ngắn của ông, ngôn ngữ đƣợc sử dụng rất chân thực và tự nhiên. Ngôn ngữ tác phẩm của ông ít trau chuốt, gọt dũa, mà là thứ ngôn ngữ của đời sống thường nhật của con người, nhân vật. Ông thường dùng một loại phương thức của "Thoại gia thường" (lời nói thường dùng trong nhà) để trần thuật câu chuyện, làm cho tình tiết của câu chuyện mang tính chân thực cao. Trong truyện ngắn "Thụ giới", tác giả mở đầu bằng những câu nhƣ thế này :

"Minh Hải ra khỏi nhà đã 4 năm rồi.

Nó là 13 tuổi.

Địa danh của nơi này có điểm kỳ lạ, gọi là xóm Yểm Triệu Trang. Triệu, là bởi vì trên có đại đô họ Triệu, gọi là Trang, có thể là mọi người thường rất phân tán...".

88

Nhưng ngôn ngữ tiểu thuyết kiểu "Thoại gia thường" của Uông Tăng Kỳ, tuyệt nhiên không có sự trau chuốt, gọt dũa, cầu kỳ, mà người đọc vẫn rất thích. Ngôn ngữ của ông là do từ đời sống, từ lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của dân chúng mà ra, vì vậy nó giản dị, tự nhiên. Nó là thứ ngôn ngữ của cảnh giới tự nhiên, là ngôn ngữ của cái đẹp tự nhiên.

Nói "Họa gia phong tục" Uông Tăng Kỳ, chính ông là người đã mang đến vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, mang chất nhạc, chất vẽ và chất thơ đến cho văn xuôi, mà trước tiên là ở thể loại truyện ngắn. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Uông Tăng Kỳ làm phong phú thân thế loại này trong văn học thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)