CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG VĂN HỌC VÀ LÝ LUẬN VĂN NGHỆ THỜI KỲ MỚI
I. Đại hội văn nghệ lần thứ 4, 5
Sau "Mười năm động loạn" của cuộc "Cách mạng văn hóa" (1966-1977), thời kỳ lịch sử mới xây dựng CNXH bắt đầu. Thời kỳ này gọi là thời kỳ mới.
Cùng với sự diệt vong của ách thống trị phản động của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, sự nghiệp văn học XHCN cũng nhƣ toàn bộ sự nghiệp XHCN đều đƣợc tiến hành thắng lợi. Trong 8 năm ngắn ngủi, nền văn học của thời kỳ mới đó hiên ngang đứng dậy từ trong trận văn nạn xã hội to lớn viết nên trang mới huy hoàng cho văn học sử đương đại Trung Quốc. Nó là sự tiếp tục và phát triển của nền văn học XHCN 17 năm sau ngày thành lập nước và là sự mở đầu tràn đầy sự sống và hy vọng của nền văn học đương đại có Thanh có sắc với chủ để xây dựng nền văn học XHCN giàu đặc sắc dân tộc.
Tháng 11-1977. Ban biên tập "Nhân dân nhật báo" tổ chức mời văn nghệ sĩ và trí thức tổ chức những cuộc tọa đàm, triệt để phê phán lý luận "Văn nghệ chuyên chính tuyến đen".
Ngày 28-12-1977, Ban biên tập "Nhân dân nhật báo" mời hơn 100 văn nghệ sĩ, công khai phê phán lý luận "Văn nghệ chuyên chính tuyến đen". Tạp chí "Hồng kỳ" cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số 1 năm 1978 đã đăng bài "Dương cao cuộc đấu tranh vĩ đại, bảo vệ đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch" - Phê phán lý luận "Văn nghệ chuyên chính tuyến đen" của "Bè lũ bốn Tên". Ngày 6-2-1978. “Nhân dân nhật báo” lại đăng bản: "Sự sổ lồng và phá hủy của "chuyên chính văn nghệ Tuyên đen".
Cùng lúc đó, giới văn nghệ sĩ còn bị "Lý luận 8 đen" của "Bè lũ bốn tên" kiềm hãm đà tiến hành thảo luận, nhận thức lại ý nghĩa và tác dụng của lý luận này, và đối với lý luận
"Nhiều căn bản", "Tam đột xuất" và "Chủ đề trước hết" cùng tiến hành phê phán. Những tác phẩm ƣu tú đã từng bị coi là "Cô độc chống CNXH và chống Đảng" lần lƣợt xuất bản.
Tháng 5-1978, tại Bắc Kinh triệu tập hội nghi mở rộng hội liên hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 3, kỳ III mở rộng. Tại đại hội này nhà văn Mao Thuẫn đã đọc diễn văn khai mạc. Đồng chí Ô Lan Phu, thay mặt Trung ƣơng Đảng đã đến dự và phát biểu ý kiến. Hội nghị tuyên bố Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc và các hiệp hội chính thức trở lại hoạt động. "Báo Văn nghệ" lập tức đƣợc phục hồi xuất bản. Hội nghị kêu gọi đông đảo
50
những người làm công tác văn học nghệ thuật nhanh chóng lao vào trong công tác đấu tranh chống phản loạn và xây dựng nền văn nghệ XHCN phồn vinh.
Nhưng do lúc đó tư tưởng "Tả" của "Bè lũ bốn tên" vẫn còn tồn tại, nêu bước đi của việc giải phóng tư tưởng tương đối chậm chạp, công tác chống phản loạn chỉ mới ở giai đoạn phát động.
Tháng 12 - 1978, hội nghị lần thứ 11, khóa 3 Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng khai mạc. Hội nghị này xác định phương châm cùng sự thực sự cầu thị và giải phóng tư tưởng, không chỉ mở ra một giai đoạn mới sinh hoạt chính trị của Đảng, mà cũng đồng thời mang lại mùa xuân mới chân chính của văn học thời kỳ mới. Những thứ rác bẩn, bùn nhơ của lịch sử dần dần bị quét sạch, con thuyền văn học thời kỳ mới đã có con đường tiến lên phía trước.
Dưới tình hình thuận lợi như thế, ngày 30-10-1979 đại hội đại biểu lần thứ 4 những người làm công tác văn học nghệ thuật Trung Quốc (gọi tắt là Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 4) khai mạc tại Bắc Kinh. Thời gian đại hội kéo dài 18 ngày. đến ngày 16-11-1979 bế mạc. Số đại biểu tham dự đại hội là 3200 người. "Sau mười năm động loạn", đại hội này có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó đánh dấu một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng là chấm dứt thời kỳ "Cách mạng văn hóa" đen tối, bạo tàn và mở ra một chân trời mới cho văn học, nghệ thuật Trung Quốc phát triển.
Nhiệm vụ của đại hội lần này là "Tổng kết kinh nghiệm phong phú của hai phương diện chính diện và phản diện của mặt trận văn nghệ từ khi thành lập nước đến nay, thảo luận kế hoạch và nhiệm vụ của công tác văn nghệ trong thời kỳ mới, sửa đổi chướng trình các hiệp hội văn nghệ, giới Thiệu cơ cấu lành đạo cùng các hiệp hội văn nghệ mới". Đồng chí Đặng Tiểu Bình thay mặt Trung ƣơng Đảng và Quốc vụ viện đọc chúc từ. "Chúc từ" khẳng định thành tích mà công tác văn học nghệ thuật giành được từ sau khi thành lập nước và sau khi đập tan "Bè lũ 4 tên", nhấn mạnh văn học nghệ thuật thời kỳ mới là "một trong nhƣng bộ phận rất có thánh tích", chấp hành phương châm và chính sách văn nghệ của Đảng. ''Chúc từ"
chỉ rò: "Văn nghệ của chúng ta thuộc về nhân dân", "sáng tác văn nghệ cần phải biểu hiện đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân chúng ta, ca ngợi sự thắng lợi của nhân dân chúng ta giành đƣợc trong cách mạng và xây dựng, trong cuộc đấu tranh gian khổ", "nên miêu tả và bồi dưỡng sự nỗ lực mọi mặt của con người mới XHCN", "Phải thông qua cuộc sống xã hội phong phú, phản ánh một cách chân thực hình tƣợng sinh động có máu, có thịt; phản ánh bản chất của mọi người trong các quan hệ xã hội, biểu hiện xu thế phát triển lịch sử và yêu cầu tiến bộ của Thời đại'". "Chúc từ" nhấn mạnh: "Nhân dân là cha mẹ của những người làm công tác văn nghệ", công tác văn nghệ phải "tự giác giành lấy tình thơ, ý họa, ngôn ngữ, tình tiết, chủ đề
51
trong cuộc sống của nhân dân, dùng tinh thần phân phát của lịch sử sáng tạo của nhân dân để bồi dưỡng cho mình. Đó tức là con đường cơ bản của sự phát đạt thịnh vượng của sự nghiệp văn học nghệ thuật XHCN chúng ta". "Chúc từ" còn đặc biệt đề xuất, sáng tác văn nghệ là
"lao động tinh thần phức rạp, rất yêu cầu nhà văn nghệ phát huy tinh thần sáng tạo của cá nhân. Viết cái gì và viết nhƣ thế nào, chỉ có thể do nhà văn nghệ trong thực tiền nghệ thuật tìm tòi và suy nghĩ giải quyết" mà bộ phận lãnh đạo của Đảng các cấp đối với điều đó
"Không nến can thiệp vào", "Chúc từ" tổng kết một cách khoa học và toàn diện kinh nghiệm lịch sử của Đảng lãnh đạo, công tác văn nghệ và sự phát triển văn nghệ XHCN trong 30 năm vì văn nghệ thời kỳ mới chỉ rõ phương hướng tiến lên.
Tại đại hội, đồng chí Chu Dương đọc báo cáo công tác nhan đề là "Tiếp tục mở ra, văn nghệ thời kỳ mới XHCN phồn vinh", tổng kết kinh nghiệm giáo huấn của công tác văn nghệ XHCN từ sau khi xây dựng đất nước, chỉ ra nhiệm vụ quang vinh của công tác văn nghệ thời kỳ mới. Ở phương diện tổng kết kinh nghiệm giáo huấn, báo cáo khái quát cần phải xử lý tốt 3 quan hệ, tức là mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, quan hệ giữa văn nghệ và đời sống nhân dân, quan hệ giữa việc kế thừa và cách tân trên văn nghệ.
Báo cáo chỉ ra: "Giải quyết 3 mối quan hệ này chính xác hay không sẽ quan hệ trực tiếp đến sự hƣng vong thành bại của văn nghệ XHCN" Về mặt đề xuất sứ mệnh lịch sử của văn nghệ thời kỳ mới, báo cáo chỉ rõ: "Văn nghệ của chúng ta nên phản ảnh cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân trong cuộc tiến quân vào hiện đại hóa XHCN, giúp đỡ nhân dân nhận thức và khắc phục khó khăn và trở ngại trên con đường tiến lên phía trước, cổ vũ sự đấu Tranh và lòng tin của họ".
Báo cáo còn vạch ra rất cụ thể 6 nhiệm vụ quan trọng:
1. Phải tích cực phát triển các loại sáng tác văn học nghệ thuật, nâng cao trình độ tƣ tưởng và nghệ thuật.
2. Đề xướng văn nghệ phải phản ảnh cuộc đấu tranh vĩ đại của công cuộc thực hiện hiện đại hóa XHCN trước mắt và lịch sử huy hoàng của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, cũng là cổ cũ nhà văn, nhà nghệ thuật dùng các hình thức, thể tài và phong cách miêu tả các đề tài lịch sử và hiện thực.
3. Tích cực triển khai hoạt động văn hóa quần chúng, làm cho văn nghệ XHCN từng bước được phổ cập.
4.Từng bước tích cực phát triển văn hóa nghệ thuật của các dân tộc anh em. tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em.
5. Tăng cường lý luận văn nghệ và phê bình văn nghệ của chủ nghĩa Mác.
52
6. Tăng cường và mở rộng hoạt động giao lưu văn hóa. xây dựng và phát triển sự hữu hảo qua lại giữa nhà văn và nhà nghệ thuật của các nước.
Đại hội văn nghệ lần thứ tƣ là một cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn học nghệ thuật XHCN của các nước.
Dưới sự cổ vũ của Hội nghị trung ương lần thứ 3. khóa 11 của Đảng và tinh thần đại hội văn nghệ lần thứ tƣ, đông đảo nhà văn tích cực lao vào hoạt động thực tiễn sáng tác văn học. Cuối những năm 70 và đầu nhưng năm 80, văn học đương đại được khôi phục và chấn hưng. Văn học của thời kỳ mới đã dần dần từng bước khắc phục được khuynh hướng sai lầm của các loại "Tả" và "Hữu" để thuận phát triển hướng lên phía trước.
Từ ngày 29 -12-1984 đến ngày 5-1-1985, đại hội đại biểu hội Viên lần Thứ 4 Hội nhà văn Trang Quốc khai mạc tại Bắc kinh. Thời kỳ mới mang đến cho các nhà văn sứ mệnh sáng tác to lớn. Đó tóc là nhà văn phải nỗ lực phản ánh thời đại vĩ đại của chúng ta, phản ảnh sự xây dựng hiện đại hóa của các mặt, phản ánh sự lao động và đấu tranh của quần chúng nhân dân, lý tưởng và trung cầu, thành công và thất bại, vui vẻ và đau khổ, phản ánh đời sống cuồn cuộn của việc xây dựng 4 hiện đại hóa, sáng tạo hình tượng con người mới, tích cực cải cách, hiến dâng cho 4 hiện đại hoa, lấy lý tưởng to lớn của chủ nghĩa Cộng sản để giáo dục nhân dân.
Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc Trong lời chúc mừng đại hội đã nêu ra: "Sáng tác văn học là một loạt hoạt động tinh thần. Thành quả của loại lao động này là có sự đặc sắc của mỗi nhà văn, cần phải phát huy một cách tích cực sức sáng tạo, sức tưởng tƣợng và sức quan sát của cá nhân. Vì vậy sáng tác cần phải tự do. Đó tức là nói, nhà văn cần dùng đầu óc của mình để tƣ duy, có đầy đủ tự do trong việc chọn lựa đề tài, chủ đề và phương pháp biểu hiện nghệ thuật".
Đồng chí Trương Quang Niên tại đại hội đã đọc báo cáo nhan đề: "Văn học XHCN thời kỳ mới đang từng bước tiến lên", tổng kết những thành tích to lớn giành được trong 6 năm của thời kỳ mới. trong đó bao gồm các điểm sau đây:
1. Mối liên hệ máu thịt giữa văn học với tư tưởng tình cảm của nhân dân được tăng cường chưa từng có, xuất hiện cục diện văn học với nhân dân "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
2. Đột phá vào sự trói buộc của chủ nghĩa giáo điều tồn tại lâu dài, kêu gọi cục diện đa dạng hóa đề tài, đa dạng hóa chủ đề, đa dạng hóa nhân vật và đa dạng hóa phong cách trong nhiều năm bắt đầu hình thành.
53
3. Sức sản xuất của văn học nghệ thuật đƣợc giải phóng, tính tích cực và sức sáng tạo của các nhà văn được nâng cao chưa từng thấy. Con người mới văn học xuất hiện đông đảo, bao gồm đội ngũ văn học của các nhà văn lão thành, trung niên và thanh niên ngày càng trưởng thành, bắt đầu hình thành một đại quần văn học tràn đầy khí thế.
4. Sự phồn vinh của văn học dân tộc ít người đã thúc đẩy sự phát triển của nền văn học XHCN của nhiều dân tộc . Sự phát triển của mặt trận thống nhất yêu nước của giới văn học, hoạt động giao lưu văn học trong và ngoài nước từng bước phát triển: công tác phiên dịch, xuất bản, biên tập, nghiên cứu và phê bình văn học cũng có những cống hiến mới.
Báo cáo còn từng bước lý giải vấn đề giải phóng tư tưởng, đi vào đời sống, tự do sáng tác và phương châm "Hai trăm"
Chín năm sau Đại hội văn nghệ lần thứ 4, ngày 8-11-1988, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 5 khai mạc long trọng tại Bắc Kinh với số đại biểu là gần 1400 người. Đồng chí Đặng Tử Bình và các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước đã đến dự. Nhà văn nổi tiếng Hà Diễn đọc diễn văn khai mạc. Ông ôn lại quá trình lịch sử của sự biến đổi lịch sử sâu sắc diễn ra từ năm 1979-1988, hy vọng nhà văn, nhà nghệ thuật giải phóng tư tưởng, hướng tới tương lai, sáng tạo ra càng nhiều tác phẩm khơi dậy mọi người yêu nước, đào tạo mọi người có đức, có tài, cổ vũ họ tiến lên. Trung ƣơng Đảng và Quốc vụ viện đã đọc lời chào mừng đại hội.
Chúc từ chỉ rõ: "Xây dựng hiện đại hóa XHCN và 10 phần cải cách toàn diện cần phải đƣợc sự lý giải và ủng hộ của các nhà văn nghệ. Chúng ta yêu cầu sự phê phán thẳng Thắn, càng cần phải ca ngợi tinh Thần thời đại; cần phải bóc trần đối với những hiện tƣợng tiêu cực xấu xa, càng cần phải tán dương những hành động anh hùng, cần phải ngoảnh lại và suy nghĩ sâu sắc lịch sử, càng cần phải hy vọng và tin tưởng ở viễn cảnh của tương lai. Vô luận là phẩm loại và sắc thái sáng tác văn nghệ của chúng ta khác nhau, thì hiệu quả xã hội của nó chỉ có một.
Ngày 12 -11-1988, Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 5 bế mạc. Hội nghị thông qua nghị quyết và điều lệ mới của Hội, bầu cử cơ cấu lãnh đạo mới của Ban chấp hành hội.
Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 5 là một đại hội thành công của giới văn học nghệ thuật trong cao trào cải cách xã hội. Đây là ruột đại hội đoàn kết, nhìn về phía trước, mở ra một thời kỳ phồn vinh, phát triển của văn học, nghệ thuật của thời kỳ mới.
Ngày 17-2-1989, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị "Về mấy ý kiến tiến từng bước phồn vinh văn nghệ". Văn kiện này tổng kết, đánh
54
giá về tình hình văn nghệ hiện nay. Trên cơ sở khẳng định thành tích, chỉ ra vấn đề chủ yếu tồn tại trong công tác văn nghệ hiện nay: công tác lãnh đạo văn nghệ và thể chế văn nghệ với yêu cầu của tình thế mới không được thích ứng, dưới điều kiện của nền kinh tế thị trường XHCN với chính sách kinh tế của mặt công tác văn nghệ hữu quan còn chƣa đƣợc kiện toàn.
Tác phẩm văn nghệ kiệt xuất phản ảnh sâu sắc biến đổi xã hội và tinh thần của thời đại chừng như chưa nhiều, mà còn có nhiều tác phẩm tiêu cực, dung tục, làm li tán nhân tâm, ảnh hưởng không tốt đến xã hội. Thực sự cầu thị của khoa học là phê phán văn nghệ, chƣa có thể phát triển mãnh mẽ. Trong đội ngũ văn nghệ có một số người đối với lịch sử của văn hóa đất nước thiếu hiểu biết, đối với chuyên môn nghiệp vụ thiếu sự chuyên tâm nghiên cứu. Có một số người thiếu trách nhiệm đối với xà hội, tình hình thoát ly thực tế đời sống xã hội vẫn còn tồn tại.
Văn kiện còn kiên trì phương hướng "Hai làm" (Làm kinh tế và làm văn hóa) và "Hai trăm" (Trăm hoa đua nở và trăm nhà đua tiếng", nỗ lực cải thiện vấn đề lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp văn nghệ, tăng cường vấn đề cải cách thể chế văn nghệ sâu sắc và vấn đề tăng cường xây dựng bản Thân đội ngũ văn nghệ.