Nữ nghệ thuật gia trữ tình Trương Khiết

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

VII. Nữ nghệ thuật gia trữ tình Trương Khiết

Bà Trường Khiết sinh năm 1937 tại Bắc Kinh. Lúc còn trẻ bà đã từng theo cha mẹ lưu ly điên đảo khắp nơi. Bà chịu nhiều nỗi khổ đau, cơ cực của thời chiến tranh. Khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập (1949), bà hăm hở bước vào thời đại mới và hiến dâng tài năng của mình cho đất nước. Xã hội, nhà trường và các nhà văn tiền bối là những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng văn học của bà. Khi còn ngồi ở ghế nhà trường đại học, bà đã say mê các tác phẩm văn học cổ kim, đông tây trong và ngoài nước.

Tài năng văn học của Trương Khiết rất phong phú, đa dạng. Trong khi viết truyện ngắn, bà còn viết một khối lượng lớn tản văn. Về truyện vừa, bà có tác phẩm "Phương chu"

đƣợc độc giả đánh giá cao. Về tiểu thuyết, bà có tác phẩm "Đôi cánh nặng nề". Thể loại sáng tác nào bà cũng thành công và để lại nhiều cảm tình cho người đọc. Nhưng có thể nói thành tựu sáng tác văn học nổi bật của Trương Khiết là truyện ngắn - một thể loại mà bà rất thành công và có vị trí xứng đáng trên văn học Trung Quốc hiện nay.

Bắt đầu từ tác phẩm nổi tiếng "Đứa trẻ đến từ trong rừng" và sau đó là các truyện ngắn mà bà sáng tác nhƣ : "quần chúng phi Đảng". "Cuộc đời của ai càng thêm tốt đẹp",

"Sám hối - dâng cho đứa con bất hạnh". "Tình yêu, không thể quên". "Trong mưa", "Vị liên lục" v.v... Những truyện ngắn này, mặc dù chủ đề và nội dung khác nhau, nhƣng đều có chung một phong cách mang rõ đặc điểm của Trương Khiết. Trong bài đề từ cho "Tuyển tập kịch bản tiểu thuyết của Trương Khiết", tác giả viết : "Sẽ không có câu chuyện gì mới, tình tiết gì mới, nhân vật gì mới. Vâng, chỉ là một trái tim theo đuổi chân thật mà thôi". Câu nói ngắn gọn và khiêm tốn này có thể khái quát đƣợc đặc điểm phong cách chung của truyện ngắn cho Trương Khiết sáng tác.

Truyện ngắn của Trương Khiết không theo đuổi nhân vật mới và tình tiết câu chuyện mới mà nói nhƣ tác giả là "một trái tim theo đuổi chân thật mà thôi".

93

"Trái tim theo đuổi chân thật" là cái tâm của nhân vật chính trong tác phẩm, là cái tâm của tác giả. Đó là kết hợp giữa hai cái tâm - cái tâm của tác phẩm và cái tâm của tác giả.

Nhà âm nhạc hai thế hệ già và trẻ trong truyện ngắn "Đứa trẻ đến từ trong rừng", một người trong nghịch cảnh vẫn không mất đi niềm tin của cuộc sống, vẫn làm nghệ thuật một cách vô tư, đem lương tâm và phẩm cách của nhà nghệ thuật hiến dâng cho nhân dân, cho hy vọng mai sau. Một nhà âm nhạc già trưởng thành dưới sự hun đúc tài năng là Đại Lâm Mộc, cuối cùng đem tài năng nghệ thuật của mình để cống hiến và giành đƣợc thành đông. Điền Dã, một thanh niên làm thơ trong truyện ngắn "Cuộc đời của ai càng thêm tươi đẹp" trên con đường nghệ thuật ít có thành tích, nhưng vẫn yên phận với cương vị công tác bình thường, âm thầm lặng lẽ đem một phần sức lực của mình để cống hiến cho xã hội. Dưới sự ganh tức của Ngô Hoan, một thanh niên kiêu ngạo của thời hiện đại, tâm linh của cô càng thêm rực sáng. Cô là người có cuộc sống nội tâm cao thượng, phong phú. Vì thế cô có thể dùng tư thái của mình để ổn định mình, sẵn sàng tiếp nhận sự khiêu khích của Ngô Hoan. Lão Điền Đầu trong truyện ngắn "Quần chúng phi Đảng" là một người bị cuộc sống coi là "tính cách ngang ngạnh". Thực ra, đối với cuộc sống và sự nghiệp anh ta đều có nhiệt tâm. Sự cao quý của anh là ở chỗ trong dòng đục của cuộc sống, anh ta chƣa học đƣợc thói dối lừa và hỗn tạp. Vì thế, tất cả những việc mà anh ta làm không có gì đáng chê trách. Anh ta là công nhân trang trí của đoàn kịch để bố trí cảnh, hoặc thêm chi tiết trên sâu khấu, anh ta biết đƣợc những gì mà mọi người không thích thì bỏ đi và làm thế nào để bí thư Đảng ủy không phê bình. Mới nhìn, tưởng chừng anh ta là người cố chấp, nhưng loại cố chấp này biểu hiện sự chân thực. Gắn bó với sân khấu hơn 30 năm, nhƣng đối với biết bao câu chuyện diễn xuất kinh thiên động địa và bi hoan ky hợp ở trên sân khấu chƣa tác động đến tình cảm của anh ta. Anh ta đem toàn bộ sự quan tâm, yêu mến của mình thể hiện trong công việc chế tác và bố trí phong cảnh trên sân khấu. Lão Điền Đầu tuy "không phải là người thập toàn thập mỹ", "cách nghĩ và yêu cầu của anh ta cũng không hoàn toàn hợp lý, đối nhân xử thế cũng có chỗ không đúng", nhƣng "trái tim của anh ta hoàn toàn không làm hại gì đến thế giới rộng lớn mà phong phú, làm cho mọi người trưng cầu cuộc sống đầy đủ và vui vẻ".

Nhân vật chính trong "Sám hối - dâng cho đứa con bất hạnh" là một biên tập già có 22 tuổi Đảng, sau khi con của ông ta chết, có một "sám hối" để lại. Ông ta cảm thấy chẳng những mình mất đi một đứa con mà còn mất đi thiên chức của một Đảng viên cộng sản. Ông ta không đem tín ngƣỡng đối với công lý, niềm tin đối với cuộc sống mà là đem tinh thần vì sự nghiệp hiến dâng nhằm truyền đến người thân và con cháu của ông ta. Trong nghịch cảnh đó, ông ta không mang lại sự giáo dục nhân sinh cho con. Trong linh hồn của người con đã loé lên sự cảnh

94

tỉnh. Ông ta đã tiêu diệt nó một cách thô bạo. Người xưa đã dạy : "Biết được cái nhục là sự dũng cảm". Sự sám hối sâu sắc của người biên tập già này cũng là một sức mạnh của nhân cách cao thƣợng. Nó sẽ trở thành khởi điểm cuộc sống mới của ông ta.

Ngoài ra, các nhân vật trong các tác phẩm "Trong mưa" và "Vị liễu lục" của Trương Khiết đều để lại cho độc giả nhiều ấn tƣợng sâu sắc. Trong sáng tác truyện ngắn, nguyên tắc của Trương Khiết là theo đuổi sự chân thực của đời sống và nhân sinh. Về mặt nghệ thuật, Trương Khiết thể hiện sự đa dạng, phong phú của thể loại và thủ pháp biểu hiện. Truyện ngắn của bà, có truyện mang ý vị của thơ, có truyện gần với tác phẩm của bài văn trữ tình. "Sự đạm hóa của tình tiết" là một đặc điểm chung của truyện ngắn Trương Khiết.

Tình tiết đƣợc coi là một những thủ pháp chủ yếu khắc hoa tính cách nhân vật. Truyện ngắn này của Trương Khiết rất ít sự xung đột tính cách giữa các nhân vật, rất ít có mâu thuẫn kịch gay gắt. Vì vậy, nó không có tuyến phát triển tình tiết rõ ràng, quán triệt từ đầu đến cuối, cuồn cuộc nổi chìm, và chỉ có một câu chuyện trôi chảy bình đạm, nhất quán. Ví dụ nhƣ truyện ngắn "Đứa trẻ đến từ trong rừng", nhân tố "tình tiết" bao hàm là vô cùng phong phú.

Vận mệnh của nhà âm nhạc lão thành Lương Khải Minh cuối cùng nhƣ thế nào? Vì sao ông lại mất tinh thần? Trong quá trình mất tinh thần ông ta gặp phải khó khăn, may mắn nào? Tác giả muốn nói với chúng ta rằng : có một đứa bé đến trong rừng thăm cha của mình. Ở đó, gặp đƣợc một nhà âm nhạc có tài năng. Nhà âm nhạc già phát hiện đứa bé có thiên phú âm nhạc, nên ông ta muốn bồi dƣỡng em, cuối cùng em đƣợc học việc âm nhạc thu nhận.

"Sám hối - dâng cho đứa con bất hạnh" có nhân tố "tình tiết" phong phú. Tình tiết này tác giả có "đạm hóa". Điều này nên chỉ ra rằng Trương Khiết "đạm hóa" tình tiết tác phẩm là do bà muốn đạt đến sự trƣng cầu thẩm mỹ mà xử lý nghệ thuật của sáng tác. Sự "Dạm hóa"

của tác giả chính là sự "cường hóa". Bà mong muốn có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật với nhau một cách hài hòa.

Sự "cường hóa" trong miêu tả tâm lý là một đặc sắc riêng của truyện ngắn Trương Khiết. Tác phẩm của Trương Khiết được các nhà phê bình gọi là "nghệ thuật tiểu thuyết coi trọng trữ tình tự phát"1 .Lời bình luận này là rất thỏa đáng. "Coi trọng trữ tình tự phát" tức là sự "cường hóa" miêu tả tâm lý nhân vật. Một điểm cũng rất đáng chú ý trong tác phẩm của Trương Khiết, đó là tác giả để cho nhân vật làm "đại ngôn nhân" (người nói thay) cho mình.

"Trong mƣa" là một truyện ngắn nhƣ vậy. Cuối tác phẩm tác giả để cho nhân vật chính Dương Bảo bước xuống xe, đi đến bến và cô ta nghĩ : "Thế giới này còn đáng được sống không?"

1 Theo "Tương Đàm đại học báo", Hồ Nam, số 2.1982.

95

Truyện ngắn "Vị liễu lục" miêu tả sự tự bạch trước lúc lâm chung linh hồn của một vị chuyên gia già. Vị chuyên gia sử học già cứ hai năm một lần xuất bản một cuốn sách dày bốn trăm trang cống hiến to lớn cho học thuật, đem cả cuộc đời mình, tất cả của riêng mình cống hiến cho sự nghiệp. Ông ta không có người thân, không có bạn bè, cũng không có tình yêu, ăn đạm mặc thô, chỉ vùi đầu vào sách vở, tựa hồ đoạn tuyệt với cuộc sống nhân gian. Nhƣng trong một cuộc đời "buồn tẻ vô ý" của ông ta cũng lấp lánh một giọt nước mắt giống như hạt trân châu - đó là một lần thất tình. Điều kỳ lạ là tình yêu tan vỡ không làm cho ông ta đau khổ, mà trái lại là hạnh phúc, bởi vì, ông ta cảm nhận đƣợc là mình đã trải qua tình yêu. Nhớ lại sự việc đã qua, người chuyên gia già kiểm điểm trong cuộc đời mình đã mắc phải một khuyết điểm nghiêm trọng, đó là "có biết bao thứ để lại cho rất nhiều người, nhưng trái lại không có một thứ duy nhất, để lại cho người duy nhất". Thông qua việc miêu tả cuộc đời của nhân vật chính, Trương Khiết đã "trữ tình tự phát" sự cảm khái và hướng tới của mình đối với đời người!

Để "cường hóa" miêu tả tâm lý nhân vật, Trương Khiết thường dùng thủ pháp khoa trương. Ví như trong truyện ngắn "Đứa bé đến từ rừng", để biểu hiện sự lao động và tốt đẹp của thế giới đại tự nhiên và sự vui vẻ của sáng tạo, tác giả dành cho sức tưởng tượng phong phú cho dứa trẻ kia. "Rất nhiều sự tuần hoàn giản đơn mà thuần phác, mà không trải qua cấu tứ gì, trái lại từ trong miệng nó thốt ra một cách trôi chảy. Hay nhƣ trong truyện ngắn "Sám hối" viết về người cha sau khi bị quy sai là phần tử phái "Hữu", tâm hồn của trẻ con phải chịu sự đả kích và được bồi dưỡng trở thành một loại tính cách "đáng thương" : "Bất luận là đối với ai, đều tỏ một bộ mặt tươi cười gượng gạo, giống như một con chó đang ngoe nguẩy cái đuôi đáng thương"... Tâm lý mãnh liệt phải dùng thủ pháp mạnh mẽ mới có thể lột tả hết.

Trương Khiết đã từng khắc họa tiếng sáo của nhà âm nhạc thiếu niên Tôn Trường Minh, giống nhƣ "Thơ tản văn của trăng sáng, chất phác, tốt đẹp". Tiếng sáo của em trong tâm của mọi người nghe sẽ trở nên "sạch sẽ, thuần khiết và cảm giác hướng thượng". Ở đây quy luật tuần hoàn kiểu "Thơ tản văn của trăng sáng, chất phác, tốt đẹp" và ý cảnh "sạch sẽ, thuần khiết và hướng thượng" chính là sự cảm giác của tiểu thuyết Trương Khiết đưa đến cho độc giả.

Truyện ngắn của Trương Khiết có một loại nữa mà "Trường" là tiêu biểu. Loại truyện ngắn này tuy số lƣợng không nhiều, nhƣng nó xác định phong cách biểu hiện của nó và các truyện ngắn khác là không giống nhau.

"Trường" không phải là sáng tác "trữ tình tự phát" mà là tả thực. Trong tác phẩm này, Trương Khiết hoàn toàn thay đổi ánh mắt, thái độ và bút điệu để nhìn thấy và biểu hiện cuộc sống hiện tại.

96

Tác phẩm miêu tả cơ quan hành chánh cao nhất của nhà nước -một bộ phận của Quốc vụ viện, phơi bày sự đen tối của một bộ phận trong xã hội Trung Quốc. Đó là Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng, chủ nhiệm văn phòng, giám đốc và phòng quản lý hành động mờ ám, làm ăn bất chính. Họ chuyên môn tƣ lợi, chiếm dụng chỗ ở cao cấp vƣợt tiêu chuẩn.

Thứ trưởng, giám đốc, chủ nhiệm đều thăng quan, tiến chức. Khi Trung ương có chỉ thị về hành động tham ô, bất chính, họ liền ngụy tạo, tự làm báo cáo "kiểm điểm" và tìm cách lừa dối nhà báo. Trong sinh hoạt chính trị, họ "thừa gió bẻ măng", tố cáo, đả kích những cán bộ, đảng viên chân chính.

Truyện ngắn "Trường" miêu tả rất chân thực thái độ phê phán rất gay gắt của tác giả.

Trong truyện ngắn "Đứa trẻ đến từ rừng" thuộc thể loại "văn học cảm thương ý vị". Truyện ngắn "Trường" là một loại nhãn quan, kiến thức khác, một loại khí chất nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật riêng biệt của tác giả.

Trong truyện ngắn "Trường" cũng không có sự xung đột của loại tính cách đó thường thấy trong tác phẩm nói chung. Tác giả sử dụng thể thức "Thái phỏng" (sưu tầm), lấy nhãn quan của một nữ ký giả mới bước vào nghề để vén chiếm rèm bí mật che cửa của nhà vị Bộ trưởng. Xây dựng nhân vật lão Thẩm này trong tác phẩm là rất đẹp. Ông ta hình như là thường thấy trong kịch cổ điển, tuy không phải là nhân vật chủ yếu, nhưng thường thông qua một số chi tiết tác giả nhằm để đánh động đến những góc độ của kịch tính. Đương nhiên, ông ta không phải là vai hề. Trên thực tế, truyện ngắn "Trường" vì độc giả mà tác giả triển khai làm hai loại kịch : một loại là giả, tức là trong sự sưu tầm của nữ ký giả. Ở Bộ công nghiệp nặng, cấp trên có Bộ trưởng, ở dưới có trưởng phòng đều "đóng kịch" cho nữ ký giả coi; một loại là thực, tức là tất cả ban biên tập của lão Thẩm bị nữ ký giả phơi bày. Loại xử lý nghệ thuật này một mặt biểu thị sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực - nó không phải là sự "trữ tình tự phát" của cảm thụ chủ quan của tác giả, mà là do bản thân đời sống nói ra lời; mặt khác, trong sự so sánh thật giả, tác giả làm cho bản chất của sự bộc lộ ra hết. Chất trữ tình của truyện ngắn Trương Khiết chính là ở chỗ đó.

97

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)