Lưu Tâm Vũ - Chủ tướng của văn học vết thương

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 80 - 86)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

III. Lưu Tâm Vũ - Chủ tướng của văn học vết thương

Cuộc "Cách mạng văn hóa" (1966-1976) kết thúc, văn học hiện đại Trung Quốc bước vào thời kỳ mới ổn định và phát triển - Gọi là "văn học thời kỳ mới". Lưu Tâm Vũ là nhà văn khởi đầu của "văn học thời kỳ mới". Với truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp" ông đã dâng một bó hoa xuân tươi đẹp đầu tiên cho "văn học thời kỳ mới" đầy hứa hẹn. Hay nói một cách không quá đáng ông là người tiên phong, mở đường cho "văn học thời kỳ mới" Trung Quốc phát triển không ngừng trong hơn 20 năm qua.

Lưu Tâm Vũ là người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông sinh năm 1942, năm 1961 tốt nghiệp khoa Trung văn Trường Đai học Sư phạm Bắc Kinh, sau đó được phân công về làm giáo viên văn học và chủ nhiệm lớp trường phổ thông trung học số 13 thành phố Bắc Kinh trong thời gian 10 năm.

Sáng tác văn học đầu tiên của Lưu Tâm Vũ là truyện ngắn "Miếng đậu hũ". Từ năm 1958 đến năm 1966, từ học sinh trung học, ông trở thành giáo viên trung học. Đây là thời kỳ ông chuẩn bị sáng tác văn học. Năm 1972, ông không có ý định trở lại sáng tác truyện ngắn mà dồn sức chuẩn bị thai nghén những tác phẩm dài hơi. Từ năm đó đến trước khi xuất hiện truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp", vào năm 1977, ông không có sáng tác gì đáng kể. Ông đi theo con đường vòng, xa rời chủ nghĩa hiện thực, vứt bỏ lý luận và tự mình tìm kiếm sự sáng tạo mới trong sáng tác văn học.

Tháng 1-1977, Lưu Tâm Vũ cho ra mắt truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp" gây chấn động dƣ luận trên văn đàn sau khi "Bè lũ bốn tên" bị đập tan. Với truyện ngắn này, bộ mặt sáng tác của ông đã thay đổi hẳn. Dần dần, ông trở về với chủ nghĩa hiện thực. Mấy tháng sau, ông phát huy tích cực ưu điểm của mình về mặt tư tưởng, đời sống và nghệ thuật. Ông đã sáng tác hàng loạt tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật mà sau này được tập hợp lại trong tác phẩm "Tuyển tập truyện ngắn Lưu Tâm Vũ" và tập "Mắt mèo to". Con đường chủ nghĩa hiện thực của ông ngày càng rộng mở. Ông nhớ lại : Con đường lớn chủ nghĩa hiện thực là đi theo ba bước. Bước thứ nhất : Tác phẩm lấy việc bóc trần vấn đề xã hội làm mục đích, như các truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp", "Vị trí tình yêu" "thức tỉnh đi, em trai". Bước thứ hai cũng là bóc trần, nhƣng là bóc trần vấn đề chính trị, chính sách và chuyển dần đến lĩnh vực luân lý, đạo đức. "Tiêu chúng điểm" của việc biểu hiện nghệ thuật là con người, như các truyện ngắn : "Tôi yêu mỗi một chiếc lá xanh", hay như truyện ngắn "Như ý". Bước thứ ba là thứ mở rộng phạm vị đề tài, biểu hiện những nhân vật chưa từng biểu hiện, hướng đến đời sống và số phận nhân vật để tìm kiếm những vấn đề sâu xa nhất. Trên mặt biểu hiện, không đƣợc trực tiếp bộc lộ với độc giả, càng đi sâu vào kết cấu, chú ý đến phương thức trần thuật và khắc họa tâm lý nhân vật. Ví dụ nhƣ 11 truyện ngắn

77

trong tập "Mắt mèo to" và một tập truyện vừa "Lập thể cầu giao nhau" v.v...

Lưu Tâm Vũ là nhân văn giương cao ngọn cờ chủ nghĩa hiện thực của trào lưu "Văn học vết thương" trong "Văn học thời kỳ mới". Ông là nhà văn dũng cảm. Dám tuyên chiến đầu tiên trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa hiện thực cách mạng với chủ nghĩa hiện thực độc hại của "Bè lũ bốn tên" sau khi đập tan tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh.

Trong trào lưu "Văn học vết thương", tác phẩm của Lưu Tâm Vũ chiếm vị trí quan trọng. Tác phẩm của ông có thành tựu đột xuất về nội dung tư tưởng đặc sắc nghệ thuật sáng ngời.

Trước hết, ông không chỉ viết về "ngoại thương" mà còn coi trọng viết về "nội thương". Nói chung, trào lưu "Văn học vết thương" đều chú ý viết về "ngoài thương" - đó là hiện thực, khó khăn chồng chất, vợ con ly tán, gia đình tan nát, hạnh phúc đổ vỡ...

Trọng tâm biểu hiện, mô tả của Lưu Tâm Vũ là tội ác của "mười năm động loạn" đối với tâm linh của nhân dân, trong đó là sự độc hại tâm linh của thế hệ thanh niên. Dạy học và chủ nhiệm lớp, Lưu Tâm Vũ đã dùng ánh mắt của một nhà giáo dục để nhìn thấy "vết thương". Trong truyện ngắn tiêu biểu "Chủ nhiệm lớp", người đọc nhìn thấy qua "mười năm động loạn", trường học đã bị "vết thương", mở cổng trường là nhìn thấy cảnh tàn phá. Những

"vết thương" quan trọng nhất là trong lòng người - nghề nghiệp bị tàn phá. Nhân vật Tống Bảo Kỳ là một điển hình. Xuất thân từ một gia đình công nhân, bản thân Tống Bảo Kỳ vốn là người xây dựng CNXH, nhưng trái lại anh ta đã trở thành kẻ phá hoại đời sống bình thường của nhân dân. Từ một bí thƣ chi đoàn thanh niên cộng sản giàu tinh thần cách mạng và tính sáng tạo, anh ta trở thành người chưa già mà đã suy sụp tinh thần, tư tưởng thoái hóa, làm cản trở trào lưu của cuộc sống. Thông qua hình tượng của kẻ bị tàn hại này, Lưu Tâm Vũ muốn kêu lên : "Hãy cứu lấy những đứa trẻ bị "Bè lũ bốn tên" chôn vùi"!

Lưu Tâm Vũ không chỉ phơi bày, tố cáo mà ông còn đi sâu vào sự suy nghĩ, thông qua hình tượng nghệ thuật để nêu ra hàng loạt vấn đề xã hội. Vì vậy, "Văn học vết thương"

của ông có thể coi là "Tiểu thuyết vấn đề". "Chủ nhiệm lớp", "Thức tỉnh đi, em trai" nêu lên chủ đề hãy cứu lấy trẻ em, cứu thanh niên. "Vị trí của tình yêu" nêu lên vấn đề lấy tình yêu chân chính và trả lại danh dự cho con người, "Ở đây có vàng" nêu lên sự vươn lên mạnh mẽ của thanh thiếu niên. "Tôi yêu một chiếc lá xanh" nêu lên "chính sách thực tế" cho cá nhân con người. Đi sâu vào đời sống, suy nghĩ vấn đề, đề xuất vấn đề, làm cho "Văn học vết thương" của Lưu Tâm Vũ có tính hiện thực và tính khắc họa sâu sắc. Tuy vậy, truyện ngắn vấn đề của Lưu Tâm Vũ cũng có một số khuyết điểm là tính hình tượng không đầy đủ, tính lý giải chƣa cao.

78

Tác phẩm "Văn học vết thương" của Lưu Tâm Vũ không chỉ ở việc miêu tả "vết thương" mà còn miêu tả việc "chữa trị vết thương". Trong tác phẩm của ông, rất ít tiếng rên rỉ, khóc lóc, người đọc thấy được người "bị thương" đã chịu đau đớn để vững bước tiến lên.

"Chủ nhiệm lớp" là truyện ngắn thuộc về "Văn học vết thương" mà chưa thể gọi là

"văn học chữa trị vết thương". Tác phẩm sáng tạo hình tượng không sợ khó khăn dũng cảm chịu đựng để cứu vớt một thế hệ thanh thiếu niên bị thiệt hại trong cuộc "cách mạng văn hóa". Qua truyện ngắn này, Lưu Tâm Vũ làm cho người đọc cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc chữa trị tốt cho những người như Tạ Huệ Mẫn và Tống Bảo Kỳ lành lại "vết thương". Trong truyện ngắn "Không có sức than thở" tác giả miêu tả một vị nữ hiệu trưởng già đã dũng cảm đấu tranh với những kẻ gây nên "vết thương" bên trong và bên ngoài cho thế hệ trẻ. Trong phong trào, chồng của bà bị bức hại cho đến chết, bản thân bà cũng sống dở chết dở, nhƣng sau khi đập tan "bè lũ bốn tên", bà không hề nghĩ đến hoàn cảnh và bản thân mình mà lao đầu vào công việc một cách hăng hái ngay cả việc không có thời gian mà than thở oán trách. "Chờ đợi quyết định" là một truyện ngắn miêu tả chuyện "chữa trị vết thương".

Lão Mạch, phó Bí thƣ Đảng ủy một sở nghiên cứu khoa học mà "trong lòng chƣa hết sợ hãi".

Ông biết rõ mình cố ý vi phạm việc bố trí người đi nước ngoài không hợp lý, gây nên sự hỗn loạn tư tưởng trong nhân viên cơ quan. Bí thư Đảng ủy mới là La Thân Kiên mới về, kiên quyết chấp hành chính sách của Đảng, uốn nắn sự lệch lạc trong công tác của lão Mạch.

"Văn học vết thương" của Lưu Tâm Vũ mở ra một đề tài hoàn toàn mới, sáng tạo hàng loạt nhân vật độc đáo, chói sáng trong văn học, nhất là trong văn xuôi.

Ông sáng tạo ra hình tƣợng sinh động của thanh thiếu niên các thời kỳ. Trong đó có những thanh niên khỏe mạnh, cống hiến cho sự nghiệp của Tổ quốc (Trương Tuấn Thạch), thanh niên giác ngộ, thức tỉnh (Thạch Hồng trong "Chủ nhiệm lớp" hay Đồng Nhạc trong

"Chỗ này có vàng", hay Đệ Đệ trong "Tỉnh dậy đi, em trai"), hoặc nhƣ những thanh niên bị bỏ rơi bên ngoài cuộc sống, tâm linh và hành vi đều thay đổi (Kiều Sa trong "Kiều Sa").

Trong số này, điển hình nhất là hình tƣợng Tạ Huệ Mẫn. Mặc dù là thanh niên, nhƣng do sự độc hại bởi đường lối của "bè lũ bốn tên" nên chị đã mất hết đặc điểm của người nữ thanh niên, tâm hồn bị vặn nát. Thanh niên là hiếu động, hoạt bát, nhưng trái lại chị ta lại già trước tuổi, giống nhƣ một bà lão. Tạ Huệ Mẫn không yêu thích một cái gì, thành tích học tập thì trung bình, tình yêu thì cũng không có, suốt ngày chỉ độc Mao tuyển. Có lần đọc "Bài ca tuổi trẻ" của nữ văn sĩ Dương Mạt, đọc đến đoạn miêu tả tình yêu thì chị ta bỏ qua. Tóm lại triết học của "bè lũ bốn tên" đã làm tiêu tan cuộc sống và tình cảm của thế hệ trẻ nhƣ cô gái Tạ Huệ Mẫn và hàng triệu người khác.

79

Lưu Tâm Vũ còn sáng tạo hình tượng người thầy giáo trong nhà trường. Họ đều là những người chính trực, đáng kính. Thầy giáo Mạc trong "Cầu thang quanh co" là một hình tượng rất tiêu biểu. Tuy tuổi đã già, hưu trí ở nhà, như khi học sinh tìm đến để học hỏi, ông không từ chối và phụ đạo tận tình để các em thi cử đƣợc tốt. Thầy giáo Ngụy Cẩm Tinh trong

"Tôi yêu mỗi một chiếc lá xanh" là người không thích giao du, không thích ngôn từ, chỉ thích một mình lặng lẽ trong cuộc sống. Thầy yêu âm thầm một cô gái. Loại tính cách này của thầy không được hoàn cảnh chấp nhận và bị mọi người coi là "người kỳ lạ", cười chê, xa lánh, coi thường. Trong cuộc "Cách mạng văn hóa", thậm chí thầy bị coi là "kẻ đại lưu manh". Sau khi đập tan "bè lũ bốn tên", rất nhiều người bị tội oan được minh oan, nhưng thầy giáo Ngụy Cẩm Tinh vì tính cách thực tế, nên vẫn bị mọi người coi là "người kỳ lạ". Điều đáng quí ở

"người kỳ lạ" này là hiệu quả dạy học ở nhà trường rất tốt, hơn hẳn mọi người. Tất nhiên là thầy giáo Ngụy vẫn không đƣợc công nhận là "Thầy giáo tiên tiến".

Năm 1980, Lưu Tâm Vũ bắt đầu viết truyện vừa. Đến nay, ông đã có được các tác phẩm nhƣ "Như ý", "Cầu lập thể giao nhau", "Mèo mắt to", "Sông Gia Lăng chảy đến huyết quản" v.v...

Truyện ngắn của Lưu Tâm Vũ đã chứng tỏ trên con đường chủ nghĩa hiện thực ông đã tiến thêm một bước : Từ đề xuất để bước vào việc biểu hiện nhân tính.

"Như ý" miêu tả nhân vật xuất thân trong hai gia đình khác nhau - Bi kịch tình yêu giữa Thạch Nghĩa Hải, công tác trong một trường trung học với Kim Khôi Văn, một tiểu thư gia đình giàu có bị phá sản. Qua đó, tác giả phản ảnh cuộc sống và vận mệnh của một tầng lớp thị dân vào đó ở Bắc Kinh. Thông qua mối tình giữa Thạch Nghĩa Hải và Kim Khôi Văn, Lưu Tâm Vũ đã suy nghĩ về vấn đề hôn nhân trong xã hội Trung Quốc hiện đại và chứng minh rằng : tình và hận tất nhiên là ràng buộc với địa vị kinh tế, nhƣng theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội và địa vị của mỗi người, tình cảm đó của họ cũng sẽ thay đổi theo. Mối tình giữa Thạch Nghĩa Hải và Kim Khôi Văn không phải là thứ tình yêu "siêu giai cấp" mà sự thông minh và đồng cảm tâm hồn của "người chân trời góc bể" (thiên nhai luân lạc nhân)...

Ngoài tình tiết chủ yếu của tác phẩm, Lưu Tâm Vũ dùng không ít bút mực để miêu tả

"quan điểm nhân tính" của Thạch Nghĩa Hải - cũng là "quan điểm nhân tính" của tác giả đƣợc thể hiện trong tác phẩm.

Trong "Cầu lập thể giao nhau", Lưu Tâm Vũ miêu tả một suy nghĩ khác. Tác phẩm miêu tả cuộc sống thường ngày của một gia đình thị dân bình thường ở Bắc Kinh, con gái đợi đi lấy chồng, con trai chờ điều về thành phố - quan hệ anh em, chị em, chú bác, cha mẹ, con cái đều mâu thuẫn, xoay quanh bốn bức tường đó. Trong văn học thời kỳ mới, còn ít thấy những tác phẩm miêu tả theo kiểu đề tài nhƣ "Cầu lập thể giao nhau". Đây là tác phẩm miêu tả cuộc sống của tầng lớp thị dân bình

80

thường rất thành công. Bức tranh phong tục xã hội của đời sống người dân Bắc Kinh miêu tả rất sắc nét, đầy ấn tƣợng. Thông qua tác phẩm, tác giả muốn lý giải mối quan hệ bên trong của hai loại văn minh, nói rõ văn minh tinh thần là cơ sở quyết định văn minh vật chất, mọi sự hẹp hòi, tầm thường, thấp kém của thế giới tinh thần con người ở trong mỗi gia đình không thể tồn tại. Sự suy nghĩ này của Lưu Tâm Vũ có một ý nghĩa nhất định, nhưng cũng không tránh khỏi một số tính phiến diện cần đƣợc giải quyết.

Từ một nhà giáo, Lưu Tâm Vũ đi đến một nhà văn. Con đường văn học của ông phát triển trong thời kỳ "Văn học vết thương". Ông là người mở đường nhưng đồng thời cũng là người chủ lực về dòng "Văn học vết thương". Đặc điểm nổi bật của con người ông là trung thực, muốn nhìn nhận và đổi mới thực tại, muốn giúp cho mọi người có chí hướng đi lên.

Mặc dù có những tồn tại cần được chỉ ra, nhưng dù sao tác phẩm của Lưu Tâm Vũ cũng tràn đầy tính hiện thực, tính chiến đấu. Tác phẩm của ông miêu tả "vết thương", nhưng đồng thời cũng giúp cho người đọc biết cách "chữa trị vết thương" thông qua những hình tượng văn học cụ thể. Văn phong của Lưu Tâm Vũ phần nào chịu ảnh hưởng văn phong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Với những vấn đề nêu trên, Lưu Tâm Vũ xứng đáng được gọi là "chủ tướng" của văn học vết thương, nhà văn khởi đầu của nền văn học mới của thập kỷ 70, và cũng giống như Lỗ Tấn là "chủ tướng của nền văn học vô sản" những năm đầu thế kỷ.

Và văn Lưu Tâm Vũ nổi tiếng ngay từ truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp, khi ông giã từ nghề gõ đầu trẻ để trở thành biên tập viên Nhà xuất bản Bắc Kinh. Truyện viết về một thầy chủ nhiệm cùng học sinh bị "cách mạng văn hóa" hủy hoại những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời. Ngay sau khi truyện đăng trên Văn học nhân dân số 11 năm 1977, nhiều người thân đã toát mồ hôi sợ thay cho ông, bởi vì "lũ bốn tên" tuy bị lật đổ song quán tính lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh cho mọi hành động và suy nghĩ vẫn tồn tại mạnh mẽ trong đời sống xã hội, hàng ngàn hàng vạn người bị đấu tố, giam cầm, lao động khổ sai vẫn chưa được thả, được minh oan; chủ trương cải cách, mở cửa, dân chủ cũng chưa có.

Song cái "liều lĩnh", dũng cảm của nhà giáo - nhà văn đã thắng. Đông đảo bạn đọc kể cả các nhà văn lão thành đều nhiệt liệt chào mừng Chủ nhiệm lớp, trước hết không phải vì nghệ thuật mà vì hiện thực đƣợc phản ánh chân thực trong đó. Truyện đƣợc trao giải truyện ngắn ƣu tú toàn quốc năm 1978 Nhật báo nhân dân cũng đăng bài bình luận, khẳng định Chủ nhiêm lớp cùng một loạt tiểu thuyết ra đời sau đó, nhƣ Vết thương của Lƣ Tân Hoa, Sứ mệnh thiêng liêng của Vương Ả Bình (cũng đoạt giải năm 1978) v.v... đã khai sinh ra dòng "văn học vết thương" với nhiều thành tựu xuất sắc. Chủ nhiệm lớp được đánh giá là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới ở Trung Quốc, thời kỳ người viết vâng theo

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)