Cụ diện mới của sáng tác thơ ca

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 117 - 121)

1. Tính truyền thống và tính hiện đại của thơ ca

Trong phong trào phục hƣng của văn học thời kỳ mới, sáng tác thơ ca chiếm vị trí rất đáng kể, góp phần không nhỏ vào thành tựu văn học của thời kỳ lịch sử vẻ, vang này. Nếu nhƣ nói Trung Quốc là "thi quốc" từ ngàn xƣa, thì đến thời kỳ mới, thơ ca lại phát triển rầm rộ, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại.

Trước hết, truyền thống của tính chiến đấu và tính nhân dân của văn học, thì trong thơ ca các đặc tính đó đƣợc phục hồi và phát huy mạnh mẽ.

Thơ ca của Trung Quốc có truyền thống mang tính nhân dân và tính chiến đấu từ rất lâu. Trong cuộc đấu tranh của nhân dân thời đại cũ truy cầu anh sáng và giải phóng, trong cuộc đấu tranh xây dựng Xã hội Chủ nghĩa của thời kỳ mới, thơ ca đã từng cổ vũ, kêu gọi nhân dân đứng lên. Trong 10 năm "Cuộc Cách mạng văn hóa", truyền thống ƣu tú của thơ ca bị bóp chết, chỉ có thể là công cụ cướp chính quyền, thao túng Đảng của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh.

Mùa Xuân năm 1976, nhân dân thủ đô Bắc Kinh tổ chức hoạt động trong điện Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhân dân nhân sự kiện này mà sáng tác thơ ca, đọc thơ, ngâm thơ, bình thơ, dấy lên "phong trào thơ ca Thiên An môn". Phong trào này có thể coi là một điểm chớp sáng trên lịch sử thơ ca đương đại Trung Quốc. Đất nước và dân tộc lâm nguy, quần chúng nhân dân đứng lên dùng vũ khí thơ ca để chiến đấu. Họ nói lên tiếng nói của thơ ca, bộc lộ tƣ tưởng, tình cảm của mình. Trong cuộc đấu tranh với "Bè lũ bốn tên", "Phong trào thơ ca Thiên An môn" có tác dụng to lớn. Nội dung của "Phong trào thơ ca Thiên An môn" là đả phá, tố cáo, vạch trần tội ác của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, biểu lộ tình cảm tôn kính vô hạn của nhân dân đối với Thủ tướng chu Ân Lai và các nhà cách mạng chân chính.

Tính nhân dân và tính chiến đấu của thơ ca thể hiện rất rõ ở sáng tác thơ ca của phong trào cách mạng quần chúng này.

Hàng loạt tác phẩm đầu tiên của thơ ca thời kỳ mới, là sự tiếp nối trực tiếp của

"Phong trào thơ ca Thiên An môn". Tháng 1-1977, trong hoạt động kỷ niệm Chu Ân Lai, việc công khai xuất bản phát hành tập "Thiên An môn truy sao" rất có ý nghĩa. Việc ra đời của tập thơ có tác dụng kích thích, động viên mọi người sáng tác thơ ca. Thơ ca quần chúng, thơ ca của các nhà thơ có tên tuổi và chưa nổi tiếng đã "cộng hưởng" dâng lên thành

114

"Cao trào thơ ca". Hàng loạt tác phẩm ƣu tú ra đời, báo hiệu một vụ mùa thơ ca tốt đẹp hình thành.

Về nội dung, có thể phân biệt thơ ca trong "Phong trào thơ ca Thiên An môn" có hai loại chính sau đây :

- Một loại là lấy tình cảm tưởng niệm Chu Ân Lai làm chủ đề chính. Loại tác phẩm thơ ca này, trên đại thể đều dùng hình thức của thơ tự do, nhằm mục đích biểu đạt tình cảm dạt dào, sâu lắng của mọi người đối với vị lãnh tụ vĩ đại mà họ hằng tôn kính, mến phục.

Trong số này, có những tác phẩm tiêu biểu nhƣ : "Tháng 10 của Trung Quốc" của nhà thơ Hạ Kính Chi, "Nhớ thương của tháng giêng" của Lý Anh, "Chu Thù Tướng, ngươi đi đâu?" của Kha Nham, "Viết trên mặt đất và trên dòng sông của tổ quốc" của Hàn Mặc... đều là những tác phẩm xuất sắc, rất có giá trị về hình thức và nội dung.

- Loại thứ 2 là lấy sự căm ghét và thù hận của nhân dân đối với "Bè lũ bốn tên" làm chủ đề chính. Rất nhiều tác phẩm trong loại này đều dùng hình thức của thơ ca "phúng thích"

truyền thống. Bằng hình thức linh hoạt, lời thơ mạnh mẽ, rắn rõi, các tác giả đã nói lên tiếng nói căm thù, phẫn uất cao độ xuất phát từ trái tim sục sôi hờn căm. Các tác phẩm nêu lên bộ mặt, tim gan của "Bè lũ bốn tên". Mục đích của các sáng tác này làm cho độc giả căm thù, oán hận kẻ thù nguy hiểm có âm mưu cướp quyền lãnh đạo Đảng, làm thương hại đến thành quả cách mạng. Chúng ta có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu của loại này, nhƣ : "Kinh mộng cố cung" của nhà thơ lão thành Triệu Phác Sơ, tứ vịnh của Lưu Chinh, "Gió, mưa, sấm, sét, của bốn phái nhân vật" của Từ Bắc Ngẫu...

Những tác phẩm này đều hay ở chỗ nhiệt tình cách mạng, lòng yêu ghét rõ ràng, cụ thể, thái độ dứt khoát.

Hai loại thơ trên đây đều giống nhau ở chỗ tình cảm nồng nhiệt, mỗi bài thơ, mỗi tác giả đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc của mình đối với vận mệnh của đất nước và nhân dân.

Từ trong hiện thực, từ trong cuộc đấu tranh giai cấp, các tác giả chọn lựa lấy đối tƣợng miêu tả cụ thể, tiêu biểu và có ý nghĩa nhất.

Truyền thống của tính nhân dân và tính chiến đấu của thơ ca đã đƣợc thể hiện ở hai loại thơ ca trên đây.

Một nội dung cũng cần được đề cập, đó là sự ngợi ca của người sáng tác và nhân dân đối với các nhà cách mạng vô sản và các chiến sĩ cách mạng tiền đối suốt đời vì nước vì dân.

Đối với Giang Thanh, thơ ca căm ghét, lên án. Đối với các lãnh tụ cách mạng, thơ ca âu yếm, thương yêu và kính trọng vô hạn. Thủ tướng Chu Ân Lai là một hình ảnh sáng chói nhất trong thơ ca thời kỳ này. Có nhà thơ đã đăng lên báo sáng tác của mình về cái chết của hiệp sĩ Trương Chí Tâm. Một số bài thơ khác như "Phá trường" của Công Lâu, "Cỏ nhỏ đang ca hát"

của Lôi Trứ Nhạn, "Trọng

115

lƣợng" của Hàn Mặc đều là những bài thơ đầy chất anh hùng ca ngợi ca cái chết bất khuât của Trương Chí Tâm. Từ cái chết của Trương Chí Tâm, các nhà thơ đã phát triển giá trị của sự sống và cái chết.

Các nhà thơ phát hiện, mê tín hiện đại lấy đường lối và lý luận của "Tả" là nguyên nhân chủ yếu tạo nên "10 năm động loạn" và rất nhiều bi kịch. Họ tuyên bố cách nghiêm trang : "Chân lý là tài sản của cộng đồng nhân dân, tức giống nhƣ mặt trời, ai cũng không thể lũng đoạn đƣợc" (Bạch Hoa - mặt trời, ai cũng không thể lũng đoạn đƣợc). Họ hô hào nhân dân "Hãy giơ cánh tay nhƣ rừng" để "can ngăn" bạo tàn.

Thời đại tiến lên, thơ ca cũng theo thời đại mà tiến lên. Nhân dân Trung Quốc bắt đầu tiến công vào công cuộc "4 hiện đại hóa". Thời kỳ mới bắt đầu. Thơ ca những năm tiếp theo không còn là tiếng thét, tiếng la nữa mà là tiếng ca lừng vang cất lên để cổ vũ cho công cuộc tái thiết lại đất nước và vươn tới tương lai. Chủ đề chính của thơ ca thời kỳ mới lúc này là cổ vũ, ca ngợi " 4 hiện đại hóa". Nếu nhƣ thơ ca của giai đoạn 17 năm là ngợi ca công cuộc xây dựng XHCN, thơ ca của thời kỳ " Cách mạng văn hóa" là bố cáo " Bè lũ 4 tên" thì thơ ca thời kỳ này là cổ vũ nhân dân bước vào thời kỳ mới, để rồi sau đó là thời kỳ cải cách, mở cửa rộng lớn.

Không giống với thơ ca ca ngợi Tổ Quốc, ca ngợi CNXH trước kia, thơ ca của thời kỳ

"4 hiện đại hóa" là cổ vũ nhân dân, cổ vũ nhân loại có ý thức xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt đƣợc. Bài thơ "Bất mãn" của Lạc Vân Dã xây dựng nên hình tƣợng thơ ca rực sáng:

Tôi không bất mãn với chủ nghĩa quan liêu, Coi nhẹ di sản của các bậc tiên liệt

Tôi không bất mãn với trình độ văn hóa,

Đến nay còn chƣa đẩy nổi con thuyền 4 hiện đại hóa.

Nhà thơ cùng thời kỳ mới, khi ngợi ca " 4 hiện đại hóa", không đem mình làm người ca hát một bên đường, mà họ hòa nhập lăn xả vào mọi người. Bài thơ "Tiến lên, hai vạn vạn"

của Trương Học Mộng là một ví dụ sinh động về tinh thần này.

Nói nhƣ vậy, để thấy rằng thơ ca cùng thời kỳ mới đã theo lịch sử cùng đi lên, không bao giờ đứng ngoài cuộc sống, dửng dƣng với thời đại. Họ không ngừng ca ngợi tiếng lòng của nhân dân, truyền thống quang vinh của thơ ca đến đây đã phát triển rực rỡ.

2/ Tăng cường sức mạnh của tư tưởng và tăng cường tính chân thực của thơ ca.

Có thể nói đây là một thành tựu lớn của thơ ca thời kỳ mới. Nhà thơ không chỉ có dựa vào tình cảm để sáng tác, mà từ trong sự kích thích, nhà thơ đã bộc lộ sự suy nghĩ đầy ý thức và trách nhiệm của mình. Mầy đời nhà thơ từ "10 năm động loạn" đi tới, từ trong sự trói buộc về tƣ

116

tưởng và hành động mà hành động. Họ đi tìm chân lý của cuộc sống và chân lý của lịch sử để sáng tác. Họ suy nghĩ và phân tích cái chết của Trương Chí Tân, Ngộ La Khắc, Phạm Hùng Hùng và 72 anh em hy sinh ở Bột Hải. Họ tìm con đường thực hiện "4 hiện đại hóa". Họ suy nghĩ ý nghĩa nhân sinh và sứ mệnh của thời đại thanh niên. Họ chê trách mê tín hiện đại, huyết thống luận phản động, sự nguy hại của tư tưởng đặc quyền, chủ nghĩa quan, liêu siêu hình...

Họ suy nghĩ và lý giải một cách chân thực về tình bạn và tình yêu, tìm hiểu giá trị của sự sống và cái chết. Họ phát hiện trái tim vĩ đại của nhân dân... nhƣ tác phẩm "Tán ca của ánh sáng" của Ngải Thanh, "Mặt trời" của Lưu Sa Hà, nội dung như thế càng thấm sâu lan rộng, cùng với sự xuất hiện tác phẩm các mặt xã hội và tự nhiên, nhƣ tác phẩm "Tôi là thanh niên"

của Dương Mục, "Bất mãn" của Lạc Căn Dã, "Đây cũng là tất cả" của Thư Đình ... Đồng thời một số tác phẩm khác dùng hình thức thơ ngụ ngôn, thơ ngắn cách ngôn, thơ ngắn oanh hoa sơn thủy cũng xuất hiện. Tác phẩm "Vô đề" của Ngải Thanh, "Giản ngôn lục" của Tôn Vũ Quân, "Hoa biên tập" của Quách Bảo Thần là những ví dụ tiêu biểu. Tƣ duy, làm tăng thêm sức mạnh mới cho thơ ca.

3/ Sự thâm hóa và cường hóa của nội hàm chân thực của thơ ca thời kỳ mới thể hiện ở hai mặt : Thế giới khách quan mà thơ mô tả càng chân thực; Hình thức của nhân vật chính trữ tình mà thơ ca sáng tạo càng chân thực.

a/ Về mặt mở rộng thế giới khách quan, thơ ca thời kỳ mới không lặp lại ca tụng chung chung và trang sức đời sống hiện thực, không lặp lại sự sắc điệu đơn nhất để giản đơn hóa và lý tưởng hóa hiện thực phức tạp. Thế giới dưới ngòi bút của nhà thơ là chân thực, nhiều sắc diện. Tổ hợp thơ "Can ma" của Diệp Diễn Tân là rất có tính tiêu biểu. Tác giả sáng tạo ra hình tượng người mẹ già nông dân nghèo khổ, giữa cái "Tôi" và "Chúng ta" có sự hòa lẫn trong thơ. Hình tƣợng nhân vật chính trữ tình mà thơ ca thời kỳ mới sáng tạo, không lập lại mô thức thơ ca của thời kỳ 17 năm là cái loa truyền thanh của khái niệm, tư tưởng, mà là con người của thế giới tình cảm nhiều tầng nhiều lớp, phong phú, phức tạp.

Thời kỳ " Mười năm động loạn", các nhà thơ đã trải qua sự biến động của lịch sử. Thế giới nội tâm của họ đã không giống với thế giới nội tâm của thời kỳ đầu xây dựng nước. Các thi phẩm "Tôi là thanh niên" của Dương Mục, "Trái rụng sớm" của Bác Thiên Sâm, "Trung Quốc, tôi mất chiếc chìa khóa" của Lương Tiểu Vũ hay "Cố viên lục viện" của Lưu Sa Hà đều là những áng thơ mà ai nấy đều khó quên.

117

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)