Trương Huyền, Trần Kiến Công và Vương An Ức

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

VI. Trương Huyền, Trần Kiến Công và Vương An Ức

Trương Huyền, người gốc quê ở Hãng Châu, tỉnh Triết Giang, nhưng sinh năm 1934 ở Thƣợng Hải và lớn lên ở Nam Kinh và Giang Tây. Từ nhỏ ông đã yêu thích văn nghệ, bài tạp văn "Chiếc cầu" sáng tác trước giải phóng (1949), có thể coi là tác phẩm sớm nhất của ông. Năm 1951, ông vào học tại trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, 3 năm sau tốt nghiệp, được phân công đến công tác tại Công ty thiết kế An Cương nổi tiếng và bắt đầu sáng tác văn học nghiệp dƣ. Tháng 11-1956, ông cho ra mắt Kịch bản phủ "Tuổi trẻ Cẩm tú" và truyện ngắn "Đại biểu bên A". Hai tác phẩm này tràn đầy hơi thở của cuộc sống bừng cháy của thời kỳ đầu xây dựng đất nước. Đầu năm 1957, chịu ảnh hưởng tác phẩm "Trên công trường Kiều lương" của nhà văn Lưu Tân Nhạn, Trương Huyền đã sáng tác truyện của "Tuổi trẻ khổ não" nhằm "mưu cầu biểu hiện sau khi dựng nước không bao lâu, những thứ của chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến một thế hệ thanh niên, tư tưởng xơ cứng hiện tượng đã xuất hiện" (Bài "Viết ra sự thay đổi tâm linh của con người")1

Tác phẩm đã sáng tạo ra hình tƣợng "Tạ Huệ Mẫn của thời đại những năm 50". Năm 1958, vì những tác phẩm này mà ông bị qui là phần tử phái "Hữu". Sau đó, ông bị "hạ phỏng"

đến nhà máy, nông trường, đến nông thôn ở Hố Nai, , trải qua các công việc làm thợ, lái xe, làm công lặt vặt ở rạp hát, v.v... Khi "Cách mạng văn hóa" xảy ra, cuộc sống cùng cực đến nỗi ông phải dựa vào hè phố đi bán quần áo kiếm sống. Hơn 20 năm sau, ngoài 7 vở kịch

"Mạc sầu nữ" viết năm 1962, ông còn viết nhiều truyện ngắn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Sau khi đập tan "Bè lũ bốn tên", Trương Huyền lấy truyện ngắn "Ký ức" để tuyên bố việc phục hồi sáng tác của mình. Tác phẩm này bước đầu tỏ rõ đặc sắc nghệ thuật của Trương Huyền thông qua sự miêu tả tâm

1 Đông Thái nghiên cứu văn học, số 9, 1982.

89

linh nhân vật phản ảnh sự thay đổi của thời đại. Tác phẩm thể hiện lão cán bộ, bộ trưởng tuyên truyền ở thành phố tên là Tần Mộ Bình trong "Ký ức" bằng một hàng nhƣ sau : năm 17, 18 tuổi

2. Hai nhả văn trẻ Trần Kiến Công và Vương An ức.

Trong số các nhà văn trẻ thành công ở thể loại truyện ngắn trong văn học thời kỳ mới không thể không nói đến hai trường hợp nhà văn trẻ rất tiêu biểu, đó là Trần Kiến Công và Vương An Ức.

Trần Kiến Công bước vào văn đàn với một tư thế hoàn toàn mới. Rất nhiều nhân vật chính miêu tả dưới ngòi bút của ông, cũng giống như ông đi trên con đường văn học và con đường của cuộc sống là một người "Khổ đấu".

Ông đã từng chân thành tham gia vào cuộc "Cách mạng văn hóa" quyết liệt, sau đó, trở thành một người "đào núi mở đường" cho cuộc đấu tranh trong thời kỳ mới. Năm 1977, ông thi đậu vào Khoa Trung văn trường Đại học Bắc Kinh. Từ hầm mỏ đến trường đại học, ông phấn đấu rèn luyện không ngừng. Ông sáng tác không nhiều nhƣng tác phẩm viết ra đều rất linh luyện, mỗi một tác phẩm đều có một vấn đề mới. Năm 1982, tập truyện ngắn "Bầu trời sao mê loạn" của ông được xuất bản, đánh dấu một chặng đường sáng tác của ông.

Trong văn học thời kỳ mới, sáng tác của Trần Kiến Công rất thành công trong việc miêu tả hình tƣợng thanh niên ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, thành phần. Tác phẩm của ông, về mặt tư tưởng thì tràn đầy nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, nhân dân. Về mặt nghệ thuật thì có nhiều sáng tạo độc đáo, mới mẻ.

Tác phẩm của Trần Kiến Công, có thể phân làm hai loại sau đây :

* Loại thứ 1 gồm các truyện ngắn tiêu biểu sau đây : "Nước mắt của cỏ...", "Nước chảy vòng quanh", "Bầu trời sao mê loạn", "Chiếc khăn hoa phơ phất", v.v... đặc điểm chung của loại truyền ngắn này là :

- Miêu tả con đường sống và quá trình tâm linh của loại thanh niên "người phấn đấu".

Nhân vật Lê Lộ trong truyện ngắn "Nước mắt của cỏ..." là một người phấn đấu, giãy dựa mạnh mẽ trong cuộc sống, nhưng cuối cùng "người phấn đấu" bị thất bại bởi huyết thống phản động nuốt chửng. Cô ta từ nhỏ đã mồ côi mà không có nơi nương tựa (cha sợ bị chịu tội chạy trốn, mẹ nuốt vàng tự sát). Trong "Cách mạng văn hóa" đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của thầy hiệu trưởng và bạn bè, cô dũng cảm nén mình tự rèn luyện trên thảo nguyên mông bao la, dốc hết sức nắm chặt vận mệnh của mình. Một thanh niên dùng trái tim tình yêu nồng ấm để thắp lên ngọn lửa hy vọng cuộc sống của cô. Nhƣng, huyết thống luận phản động không thể nâng mình cô lên, mẹ của người thanh niên đã can thiệp vào việc hôn nhân của họ. Cuối cùng cô đã chết bi thảm dưới bánh xe lửa. Đây là bi kịch của một người phấn đấu.

90

Nhân vật Chung Kỳ trong truyện ngắn "Nước chảy vòng quanh" là một loại người phấn đấu trẻ tuổi khác. Trong "Cách mạng văn hóa" anh ta không luyến tiếc vứt bỏ công việc tương đối tốt của mình để cùng với bạn bè đến nông thôn xây dựng "Công xã hồng vệ binh"

của chủ nghĩa cộng sản để phấn đấu, rèn luyện. Lý tưởng sau khi bị tiêu diệt, lại bắt đầu tiến hành nghiên cứu khí đốt ở dưới đất bị công kích là "điển hình của con đường chuyên môn thuần túy", bị đƣa vào "lớp học đấu tranh giai cấp". Sau khi đập tan "bè lũ bốn tên", anh ta vẫn bị sự đãi ngộ bất công. Hoang mang, trầm lặng, không biết lối thoát, anh ta chỉ biết chờ đợi. Anh ta là người đã nhiều lần gặp phải bức tường mà không ngừng phấn đấu để vượt qua, luôn luôn kỳ vọng ở thời đại mới.

Nhân vật Nguyện Chí Đạt trong truyện ngắn "Bầu trời sao mê loạn" là một thanh niên phấn đấu trong phong trào giải phóng tư tưởng. Anh ta thiên lệch, kiêu ngạo (biểu hiện là hai lần anh ta yêu đương không thành công)... Sự thiên lệch và kiêu ngạo này của anh ta là mang mầu sắc của "bệnh thời đại" của một số thanh niên đương thời.

Nhân vật Trần Bình trong truyện ngắn "Chiếc khăn hoa phơ phất" là bi kịch của một thanh niên phấn đấu khác.

Do gặp phải bất hạnh của gia đình và sự thấp kém của địa vị xã hội, do từ nhỏ chịu sự đào thải giáo dục của cha mẹ, Trần Bình quyết tâm lập chí để nên người, để làm thay đổi gia đình.

Sau khi đập tan "Bè lũ bốn tên", sự phấn đấu của cô giành được thành công bước đầu.

Thi đậu đại học, cuộc sống bắt đầu được thỏa mãn, con đường tiến lên đã mở ra. Tuy vậy, cô vẫn không thỏa mãn với kết quả bước đầu, mà tự mình cần phải phấn đấu cao hơn. Cô quan hệ với nhiều văn nghệ sĩ trí thức, học hỏi ở họ những kiến thức quí báu của cuộc sống.

Về mặt phấn đấu thì Trần Bình là người thành công nhưng trên thực tế thì cô thất bại.

Cô đƣợc bạn bè thuở hàn vi cùng cô hi vọng tất cả ở cô, nhƣng cô đã đánh mất đi thứ quí báu nhất của tuổi trẻ : đó là sự tôn nghiêm của con người. Mọi người nhìn thấy, nguyên nhân chủ yếu tạo nên bi kịch của Trần Bình chính là sự sai lầm "chi điểm" phấn đấu của cô.

- Trên mặt biểu hiện nghệ thuật, phần lớn đều dùng một loại thƣ pháp "phản lại khách quan làm chủ đạo" (phản khách vi chƣ).

Theo qui luật thường thấy, nhân vật chính của tác phẩm nên ở trước sân khấu, hoặc ở giữa trường canh. Nhưng Trần Kiến Công không xử lý tình huống xây dựng nhân vật như vậy. Mà anh để cho nhân vật chính của mình rút ra sau sân khấu, để cho kết cấu làm địa vị

"Phối giấc". Ví dụ nhƣ trong truyện ngắn "Bầu trời sao mê loạn", tác giả để cho nhân vật chính Nguyện Chí Đạt chỉ xuất hiện hai ba lần. Anh ta thường núp phía sau sân khấu, còn nhân vật thứ yếu là Trần Vĩ và cha của cô là

91

giáo sƣ Trần Hạo lại xuất hiện nhiều. Một số tính cách đặc biệt của Nguyện Chí Đạt là một mặt khác - biểu hiện một sự hồi ức, tưởng tượng và bình luận của hai cha con.

Loại phương pháp nghệ thuật "phản lại khách quan làm chủ đạo" này đạt được hiệu quả đặc biệt. Đó là sự phản ánh tính cách nhân vật chính một cách sâu sắc, đột xuất tránh được nhiều sự công thức, giả tạo, làm cho người đọc đi sâu suy nghĩ. Nghệ thuật này giống nhƣ dùng "Đầu ống kính dài" để chụp, nhân vật chính trung ở bên ngoài bức ảnh, nhƣng trái lại, làm cho mọi người chú ý. Tính chất "cận ảnh" của nó làm cho hình tượng của nhân vật chủ yếu càng đột xuất.

* Loại thứ 2 : Đó là loại truyện ngắn mà tác giả tự đặt ra là loại "Bàn luận về trời và nói về đất" (Đàm thiên thuyết địa).

Đồng thời với truyện ngắn "Nước chảy vòng quanh", Trần Kiến Công đã phát biểu một loạt truyện ngắn khác mà cách điếu, dạng thức và phương pháp biểu hiện phần lớn là không giống nhau, tức là loại tác phẩm mà nhà văn tự đặt ra tiêu đề là "Bàn luận về trời và nói về đất" (Đàm thiên thuyết địa). Loại truyện ngắn này bao gồm : "Xƣng Tây có tạo đạt tử"

, "Nắp quan tài", "Mắt đơn phương", "Ròng roc sâu số 9"... Loại tác phẩm này, biểu hiện một số đặc sắc nghệ thuật, tư tưởng mà các tác phẩm trước chưa có.

Tác giả đem ánh mắt từ trên thân phận của người thanh niên tri thức để nhìn nhận, khám phá nhiều vấn đề xã hội. Tác giả đem "cuộc sống của tầng lớp thị dân Bắc Kinh" để miêu tả. Trong tác phẩm tính triết lý cũng tƣ biện giảm bớt để dành cho hơi thở của cuộc sống tăng lên.

"Ròng rọc sâu số 9" là một truyện ngắn miêu tả cuộc sống của một thị dân bình thường trong một khu vực sân rộng lớn, trong đó có người công nhân già, có người phụ nữ quét đường phố, có ông thầy giáo, người già cả v.v... Tác phẩm không có tình tiết gì kinh tâm độc địa, mà chỉ là những câu chuyện đời thường trong mối quan hệ láng giềng, cùng ăn cùng ở bên nhau. Trong truyện ngắn này, tác giả khắc họa hình ảnh một công nhân già bị sai lầm, trước khi đập tan "Bè lũ bốn tên" tinh thần có sự thay đổi. Ông ta đã từng làm dội nên tuyên truyền trong trường học, đã từng bắt tay Mao chủ tịch, đã từng "chiếm lĩnh qua kiến trúc thƣợng tầng"... Từ sự thay đổi cuộc sống tinh thần của một công nhân trong tác phẩm, tác giả muốn nói lên sự thay đổi ở trong khu vực sân nhà trong một phố nhỏ ở thành phố; từ đó đề cập đến sự đổi thay của thời đại.

Tác giả dùng hình thức "Thoại bản" của văn học truyền thống Trung Quốc. Đặc sắc của thoại bản Trung Quốc là : Tình tiết sử dụng đơn giản, phát triển theo trình tự tự nhiên.

Trần thuật sự việc bằng cách dùng "Thuyết loại" hoặc "Thuyết", chủ yếu là dựa vào động tác và sự việc để khắc họa tính cách nhân vật; ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

92

Tác phẩm loại thứ hai này của Trần Kiến Công, phần lớn đều thể hiện đặc sắc này. Ví dụ như truyện ngắn "Mắt đan phương" lấy thư pháp "Thuyết thoại" để mở đầu.

Mặc dù là dùng thư pháp của thoại bản Trung Quốc thường dùng, nhưng Trần Kiến Công vẫn là một nhà văn có tính sáng tạo cao. Ông hấp thụ hình thức thoại bản của Trung Quốc, không phải bằng cách rập khuôn, máy móc, mà có sáng tạo, cải biến mới mẻ.

Tác giả sử dụng dạng thức hí kịch. Truyện ngắn "Kinh tây có tao đạt tứ" là một trái phẩm khôi hài, châm biếm. Nó phản ảnh sự thống khổ của công nhân, phê phán chủ nghĩa quan liêu.

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)