CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG VĂN HỌC VÀ LÝ LUẬN VĂN NGHỆ THỜI KỲ MỚI
III. Những kết quả đạt đƣợc
Cùng với sự diệt vong của ách thống trị phản động của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, sự nghiệp văn học xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ toàn bộ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đều được tiến hành thắng lợi theo quỹ đạo đúng đắn chả nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong 8 năm ngắn ngủi, nền văn học của thời kỳ mới đã hiên ngang đứng dậy từ trong trận tai nạn xã hội to lớn, viết nên trang mới huy hoàng cho văn học sử đương đại nước ta. Nó là sự tiếp tục và phát triển của nền văn học xã hội chủ nghĩa 17 năm sau ngày thành lập nước và là sự mở đầu đầy sức sống và hy vọng của nền văn học đương đại có thanh, có sắc với chủ đề xây dựng nền văn học xã hội chủ nghĩa giàu đặc sắc dân tộc.
Sự phát triển của văn học thời kỳ mới có thể lấy mốc từ Đại hội văn nghệ Trung Quốc lần thứ tư triệu tập từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1979, đại thể chia làm hai giai đoạn trước đại hội 3 năm và sau đại hội 5 năm.
Trước đại hội 3 năm, sự phát triển của văn học thời kỳ mới đứng trước nhiệm vụ nổi lên hàng đầu Là triệt để quét sạch trận địa cũ mà tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh kinh doanh tới 10 năm. Cởi thoát gông cùm tinh thần mà tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh áp đặt lên nhân dân và nhà văn.
61
giải phóng tư tưởng, chấn chỉnh tổ chức, để cho sự nghiệp văn học xã hội chủ nghĩa tiến lên theo con đường đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Sáng tác văn học của giai đoạn này có thể nói là phát triển cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng tư tưởng, nó vừa là con đẻ của phong trào giải phóng tư tưởng, ngược lại nó lại thúc đẩy mạnh mẽ cho phong trào giải phóng tư tưởng phát triển vào chiều sâu.
Giải phóng tư tưởng và chấn chỉnh tổ chức của giới văn nghệ lại không phải là một cánh buồm thuận gió. Triệt để chôn vùi "Thuyết chuyên chính (với) văn nghệ tuyến đen", triệt để bình phẩm cho những tác phẩm bị qui là cỏ độc do ảnh hưởng của tư trào "tả" trước kia; xung phá mọi ''khu cấm" mà tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh đặt ra trong sáng tác văn nghệ và phê bình lý luận văn nghệ; tất cả việc đó đều phải khắc phục lớp lớp trở ngại để dần dần thực hiện. Trở lực này cố nhiên là có từ ảnh hưởng của tàn dư thế lực của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, nhƣng quan trọng hơn cả là ở chỗ tƣ trào cực tả vẫn còn cầm cố nghiêm trọng trong đầu óc mọi người những tập quán xấu tất cả đều xuất phát từ khuôn mẫu tư tưởng cứng ngắc khiến cho việc khôi phục đường lối tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể không kinh qua đấu tranh gay gắt. Nửa cuối năm 1978 trong phạm vi toàn quốc đã triển khai cuộc thảo luận về vấn đề thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý và cuối năm đã triệu tập Hội nghị trung ƣơng lần Thứ 3, khóa 11 của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng tư tưởng của giới văn nghệ, khiến cho nó đƣợc phát triển nhanh chóng và có chiều sâu. Bình luận văn nghệ chuyển mình trước nhất, có tác dụng dọn sạch chông gai mở đường. Cuối năm 1977, đầu năm 1978, truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp", báo cáo văn học "La Đức Ba Hách ( ) đoán nghĩ" ra đời. Truvện trước thông qua ánh mắt sâu xa của một giáo viên nhân dân, chỉ rõ độc tố tư tưởng của "Lũ bốn tên" đã gây ra độc hại cho thế giới tinh thần của toàn xã hội và mọi người, nhất là khiến cho một thế hệ mới chịu phải nội thương nghiêm trọng. Truyện sau nhiệt tình miêu tả sự tích cảm động lòng người của nhà toán học Trần cảnh Nhuận hiến thân cho tổ quốc. Ông yêu khoa học tha thiết, truyện đả phá lệnh cấm nhiều năm nay không cho phép viết về đề tài ca ngợi người trí thức. Tiếp theo hai tác phẩm này, đã xuất hiện một loạt truyện ngắn, báo cáo văn học và kịch nói, đã khôi phục và phát huy truyền thống chủ nghĩa hiện thực cách mạng của văn nghệ xã hội chủ nghĩa, miêu tả cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhân dân và "Lũ bốn tên" và những mâu thuẫn xã hội phức tạp nẩy sinh trong những năm tháng tai ƣơng đó, chỉ ra nhƣng thay đổi phức tạp của đời sống xã hội của một vài chục năm lại đây và con đường quanh co mà nước ta đi qua, miêu tả nhưng nhà cách mạng của giai
62
cấp vô sản thế hệ trước và những nhân vật tiên tiến xuất hiện trong cuộc trường chinh mới, vạch trần mọi trở ngại và tệ xấu cản trở việc thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Trong những tác phẩm tươi rói, sâu cay và đầy sức mạnh này kết tinh những nhận thức sắc sảo đối với lịch sử, hiện đại và tương lai, đối với sức sống mãnh liệt và những gian truân ngoắt ngoéo của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, đối với cơ vận mới và trách nhiệm lịch sử của dân tộc ta sau bài học lịch sử đau đớn mà đất nước và nhân dân ta trải qua trong mười năm động loạn, nó quán xuyến tinh thần khoa học thực sự cầu thị và quyết Lâm sát đá của nhân dân ta trước khởi điểm lịch sử mới xây dựng một cường quốc hiện đại xã hội chủ nghĩa dân chủ cao độ, văn minh cao độ...
Năm năm sau (Đại hội văn nghệ lần thứ 4), sự phát triển của văn học thời kỳ mới đứng trước vấn đề Lịch sử là bài trừ thành quả của phong trào giải phóng tư tưởng, thích ứng với tình thế mới là trọng điểm công tác của đảng chuyển sang xây dựng kinh tế và yêu cầu lịch sử của cục diện mới là triển khai toàn diện việc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mà đại hội lần thứ 12 của Đảng đã đề ra, ra sức phản ánh cuộc cải cách xã hội rộng lớn và sâu sắc với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xà hội mang đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu cho sáng tạo văn học xã hội chủ nghĩa càng thành thục hơn, giàu đặc sắc dân tộc hơn. Hiện nay, sáng tác văn học của giai đoạn này vẫn đang phát Triển, xu thế chủ yếu của nó là phát triển cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh cải cách của chủ nghĩa xà hội ngày càng sâu sắc hơn.
Trong giai đoạn này, Đảng ta căn cứ vào bài học kinh nghiệm của hai mặt chính diện và phản diện trong tiến trình của văn học xã hội chủ nghĩa, áp dụng một loạt biện pháp để tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo đối với sự nghiệp văn học. Đồng chí Đặng Tiểu Bình trong chúc từ tại Đại hội văn nghệ lần thứ tư và một loạt trước tác quan trọng như "Kiên trì nguyên tắc cơ bản", ''Về vấn đề chống khuynh hướng tư tưởng sai lầm" và "Bài nói chuyện về vấn đề (mặt trận) chiến tuyến tư tưởng", đồng chí Hồ Diện Bang với "Bài nói chuyện tại hội nghi tọa đàm sáng tác kịch bản", "Bài nói chuyện tại hội nghị tọa đàm về vấn đề mặt trận tư tưởng"; "Các vấn đề của mặt trận tư tưởng hiện nay" của đồng chí Hồ Kiến Mộc; đồng chí Chu Dương với bài "Kế tiếp truyền thống, phồn vinh nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới"; một loạt những bài và văn kiện quan trọng này đã nêu ra và giải quyết một loạt vấn dề bức thiết của toàn bộ mặt trận tư tưởng bao gồm cả mặt trận văn nghệ trong đó. Đảng tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo đối với sự nghiệp văn nghệ, chủ yếu biểu hiện ở sự điều chỉnh và phát triển đối với phương châm và chính sách văn nghệ: nêu ra phương châm văn nghệ
"Phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội" để
63
thay cho cách nêu cũ "văn nghệ phục vụ chính trị" dễ đi đến cách lý giải chật hẹp và đơn giản hóa; khắc phục trạng thái tán mạn yếu đuối trên trận tuyến tư tưởng, xuất phát từ thực tế tức là chống khuynh hướng sai lầm tả khuynh, lại phản đối khuynh hướng tự do hóa của giai cấp tư sản, tiến hành thực hiện đúng đắn cuộc đấu tranh chống các khuynh hướng sai lầm, tiến hành phê bình hợp tình hợp lý và thực sự cầu thị đối với những tác phẩm và lý luận văn nghệ phân phát tư tưởng thối nát của giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác, gieo rắc tình cảm bất tín nhiệm đối với đảng và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa; giương cao hơn nữa ngọn cờ văn nghệ xã hội chủ nghĩa, phấn đấu xây dựng nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Tóm lại là, căn cứ vào yêu cầu của quần chúng nhân dân và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, căn cứ vào đặc trƣng và qui luật phát triển của văn học nghệ thuật, giúp cho những người làm công tác văn nghệ đi vào con đường phát triển lành mạnh.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dưới sự chỉ dẫn của phương châm "phục vụ nhân dân , phục vụ chủ nghĩa xã hội", phần lớn nhà văn, đồng thời với việc tiếp tục giải phóng tư tưởng, học tập nghiêm túc chủ nghĩa Mác-Lênin. Tư tưởng Mao Trạch Đông, tự giác chống các khuynh hướng sai lầm "tả" và hữu, nhiệt tình sáng tác sôi nổi chưa từng có, xuất hiện một cục diện sinh động, nhà văn lớp già, lớp trung niên và lớp trẻ đoàn kết chiến đấu, chấn hƣng văn học xã hội chủ nghĩa. Nhìn tổng quát về sáng tác văn học thời kỳ mới, bất luận xét về tính sâu rộng về mặt khai thác chủ đề tư tưởng hay là sự phong phú đa dạng về đề tài và phong cách đều là chưa từng có trong văn học sử đương đại 35 năm nay. Sự phát triển của sáng tác tiểu thuyết ở thời kỳ mới này là mũi nhọn trong mọi thể tài văn học. Trong đó, truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật tạo thành tựu riêng biệt đã khai thác con đường mới cho sự phát triển của văn học thời kỳ mới. Tám năm nay nó đã dùng cảm, mẫn tiệp, cơ trí ''đón tiếp" mọi xung kích của đời sống xã hội đang phát triển mạnh mẽ, rồi lại với một tƣ thế mới, thần thái mới, trang phục mới chƣa từng có quay lại lao vào đời sống hiện thực. Nó đƣợc khá nhiều tác giả và độc giả yêu say. Qua sáu độ bình giảng toàn quốc đã liên tiếp đƣợc điểm tô thêm những đoá hoa tươi đầy hương sắc mới trên vương miện của nó. Những tác phẩm mới loại này của các lão nhà văn như “Tương giang nhất dạ”( ), "Không sào" (
), "Tiểu nữ" ( ), "Kết hôn hiện trường hội" ( ) “Đại náo kỷ sự” (
), "Nam hành ký tân thiên "( ) đã ngƣng kết những cảm thụ và suy nghĩ mới của họ về lịch sử và hiện thực của thời kỳ mới, đã dốc vào đó kinh nghiệm cuộc sống phong phú và cảm khái nhân sinh thâm trầm của họ, cây già hoa sắc hút mắt xuất thần. Bứt lực của các tác giả trung, thanh niên rất khoẻ, dũng cảm tìm tòi, khai thác, tác phẩm hay nở
64
rộ, được mọi người chăm chú. Những tác phẩm như "Chủ nhiệm lớp", "Con đường nhỏ trên thảo nguyên", "Đứa trẻ từ rừng sâu ra", "Giấc mộng trên giây đàn", "Nội gian", "Tướng quân trên trấn nhỏ", "Thoại thuyết Đào Nhiên Đình" ( : Truyện nói về Đào Nhiên Đình", "Tình yêu của Thu Tuyết Hồ" ( ), "Đây là mảnh đất thần kỳ", "Vịnh Thanh Bình xa xôi của tôi'", v.v... với bối cảnh là mâu thuẫn xã hội phức tạp trong mười năm động loạn, các tác phẩm trên đã xây dựng các loại, các kiểu hình tượng nhân dân nếm trải đau thương và thử thách, chỉ rõ ánh sáng đẹp đẽ bất diệt trong thế giới tâm hồn của họ; ''Góc bị ái tình bỏ quên",
"Cờ đen", "Lý Thuận xây nhà lớn", "Nguyệt thực", "Linh dữ nhục" ( ),
"Tây vọng mao thảo địa" ( ) v.v... với tầm nhìn Lịch sử rộng lớn và sâu xa, miêu tả những dấu chân không thể thiếu vắng của quảng đại quần chúng lao động và trí thức nước ta in trên con đường quanh co vì sự chiến đấu cho sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, nhắc nhở một cách thấm thía và thực tế đối với mọi người khi nhìn lại lịch sử, "Kiều xưởng trưởng thƣợng nhiệm kỷ" ( ), "Du du thốn thảo tâm" ( : tấc lòng mênh mang), "Những chuyện bỏ sót ở mặt trận phía Tây", "Trên bài xóm" "Mắt phƣợng" (Đơn phƣợng nhãn), "Nội đương gia" ( ), "A, hương tuyết"( ), "Vi tường" ( ),
"Cướp đoạt sẽ xảy ra" ), "Trận thống" ( ), "Đốm lửa màu hổ phách", "Núi ấy, kẻ ấy, chỗ ấy" ( ) v.v ... đều lấy đề tài cuộc sống đấu tranh cho hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của nhân dân các dân tộc nước ta trong Thời kỳ mới, hoặc tô đậm nhấn mạnh, cương quyết tái hiện những mâu thuẫn xung đột kinh người, nêu những vấn đề xã hội thức tỉnh lòng người, hoặc xa xôi, thâm trầm miêu tả những rung động rất nhỏ trong tâm hồn nhân vật, lộ rõ niềm tin về thế đi lên của thời đại, đều là những tác phẩm hay đƣợc độc giả khen ngợi. Truyện vừa phát triển nhanh chóng, chỉ mấy năm ngắn ngủi, thể tài này đã hiện rõ cục diện thịnh vƣợng phồn vinh, không chỉ trong văn học thời kỳ mới, mà là trong toàn bộ lịch sử văn học đương đại, nó đều chiếm vị trí nổi bật, thu được vụ mùa bội thu chưa từng thấy.
Những tác phẩm được thưởng có ảnh hưởng lớn trong hai lần bình thưởng toàn quốc và những tác phẩm hay mới xuất hiện gần đây như: "Người đến tuổi trung niên", "Trên dòng sông không có hàng tiếu", "Chuyện lạ ở núi Thiên Vân", "Câu chuyện về phạm nhân Lý Đồng Chung", "Bướm", "Thổ nhường", "Hồng ngọc Lan (hoa) dưới tường", "A" ( ),
"Bồ liễu nhân gia" ( ), "Vòng hoa dưới chân núi cao", "Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím", "Tẩy lễ" (Lề rửa tội), "Nhân sinh", "Tuấn mã đen", "Họa khởi tiêu tường" (
), "Na ngũ"( : con số 5 ấy), "Màn đêm trong tổ yến" ( ), "Xạ thiên lang"
65
( ), "Lưu thệ" (Buông trôi: ). "Phổ thông nữ công", "Mê nhân đích hải" (Biển mê hồn). "Mỹ thực gia" ( ), "A, sách luân hà cốc đích thƣợng thanh" ( ), "Hà đích tử tôn " ( ), "Mộc ngƣ sơn" ( ),
"Kê oa oa đích nhân gia " ( ) v.v... tỏ rõ thực tích của truyện vừa.
Tiểu thuyết phát triển tương đối chậm nhưng từ sau giải thưởng văn học Mao Thuẫn lần thứ nhất, tiểu thuyết xuất hiện khí thế như nước triều dâng. Trong nhưng cuốn tiểu thuyết của thời kỳ mới, ngoài những tác phẩm được giải thưởng Mao Thuẫn như "Hứa Mậu và những đứa con", "Phương Đông", "Lý Tự Thành" tập 2, "Tướng quân ngâm", "Mùa xuân trong băng giá", "Thị trấn Phù Dung", hàng loạt tác phẩm nhƣ ''Hoàng Hà cuốn về đông", "Thánh địa"
(Đất thánh), Triều Lưu"( ) , "Bắc quốc phong vân lục", "Bảo cô"( ),
"Cuộc chiến tranh của ngày hôm qua", "Bắc quốc thảo" ( ), "Đôi cánh nặng nề" ( ), "Hoa viên nhai ngũ hiệu" ( , số 5, Đường vườn hoa),
"Phong cách đàn ông" ( ). "Thế giới đƣợc tìm về" ( ),
"Chiến sĩ", "Ngày tháng sa đà" ( ), "Tinh tinh thảo" ( ),
"Kim âu khuyết " ( ), "Mậu Tuất đẫm máu" ( ) v.v.... đều là những tác phẩm có sức sống mạnh mẽ được mọi người chú ý. Văn học đặc tả và văn học báo cáo đƣợc coi là đội khinh kỵ binh của văn học đang tung hoành trên các trận tuyến văn học của thời kỳ mới, nó kịp thời hướng đông đảo độc giả tới những nhân vật anh hùng và thành tích anh hùng mới trong xây dựng bốn hiện đại hóa, vạch rõ mâu thuẫn trong cuộc sống và xu thế phát triển của nó. "Ca Đức Ba Hách đoán nghĩ", "Giữa người và yêu quái" ( ),
"Đại Nhạn tình" ( ), "Thuyền trưởng", "Dương Mi xuất kiếm" (
), "Nhiệt lưu" ( ), "Lịch Thanh đồ trị" ( ), "Vận mệnh", "Tổ quốc cao hơn tất cả, "Trung quốc cô nương","Tam môn Lý Dật Văn" ( ), "Một phiến lá", "Trên mảnh đất này của tổ quốc " ( ) v.v... đều là những tác phẩm có chiều sau, có tình cảm mành liệt. Trong lãnh vực tản văn, các nhà văn lớp già với bút lực tài tình, dệt những hoa chương, đã đạt nhiều thành tựu đáng mừng ... Ba Kim, Đinh Linh, Lưu Bạch Vũ, Tôn Lê, Tần Mục ... đều cho ra đời nhiều tác phẩm tản văn ƣu mỹ. Ở đây cũng xuất hiện hàng loạt tác phẩm tản văn ƣu tú của các nhà văn trẻ, tác phẩm của họ chân thành, tự nhiên, nẩy nở nhiều cái mới độc đáo, đƣợc độc giả đánh giá cao. Sáng tác thơ mới cũng có sự phát triển mới, khí tƣợng mới, những nhà thơ lớp già nhƣ Ngải Thanh đã có những tác phẩm tình thơ dào dạt, khảng khái cao độ, chứa chất hàm ý. Trong đợt bình thưởng những tác phẩm thơ mới ưu tú của các nhà thơ trung thanh niên (1979-1980) có 35 nhà thơ được thưởng.
Trong