Sự tiên tiến của tiểu thuyết trong thời kỳ mới

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 101 - 110)

CHƯƠNG V: THÀNH CÔNG CỦA TIỂU THUYẾT

I. Sự tiên tiến của tiểu thuyết trong thời kỳ mới

Trong văn học thời kỳ mới, thể loại tiểu thuyết chiếm một vị trí quan trọng, góp phần đáng kể trong việc phát triển văn học của thời kỳ này. Cùng với truyện ngắn, truyện vừa, báo cáo Văn học, tiểu thuyết đã tỏ rõ sức mạnh và khả năng to lớn của mình trong việc phản ánh, miêu tả chân thực đời sống hiện thực, nêu lên nhiều vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của xã hội Trung Quốc từ sau " Cách mạng văn hóa" và một phần nào đó nó " dự báo" tình hình của thời kỳ cải cách, mở cửa rộng lớn.

Theo sự thống kê chƣa hoàn toàn đầy đủ, chỉ tính riêng năm 1978, đã xuất bản đƣợc 55 bộ tiểu thuyết, năm 1979 lại tăng lên 61 bộ và năm 1980 lại tăng lên 90 bộ ... Từ năm 1980 đến năm 1982, bình quân mỗi năm có hơn 200 bộ tiểu thuyết được xuất bản. Mười bảy năm trước " Cách mạng văn hóa", đỉnh cao của sáng tác tiểu thuyết là năm 1959, năm thứ 10 của nước Trung Hoa mới ra đời (1949), cũng chỉ có 32 bộ. Điều này chứng tỏ thể loại tiểu thuyết của thời kỳ mới gặt hái đƣợc nhiều kết quả rực rỡ. Không chỉ là trên số lƣợng, mà về chất lƣợng tiểu thuyết của thời kỳ này phát triển chƣa từng thấy. Chất lƣợng của tiểu thuyết trong thời kỳ mới thể hiện ở hai bình diện nghệ thuật và tư tưởng.

Tiểu thuyết của 6 năm sau " Cách mạng văn hóa" mà nội dung chủ yếu của nó là vạch trần tội ác của "Bè lũ bốn tên" chỉ ra cho người đọc thấy được sự tàn bạo, ác độc và nguy hiểm của cuộc "Cách mạng văn hóa" do chúng gây nên. Chỉ hai, ba năm sau khi đập tan tập đoàn "Bè lũ bốn tên", hàng loạt tác phẩm ƣu tú đã ra đời, báo hiệu một mùa xuân mới của thời đại tiểu thuyết. Đội ngũ tác giả tiểu thuyết của 6 năm đầu thời kỳ mới cũng có sự phát triển và thay đổi rất lớn. Tác giả tiểu thuyết của thời kỳ trước

"Cách mạng văn hóa" chủ yếu là các nhà văn lão thành nổi tiếng. Trong thời kỳ mới, ngoài các nhà văn có tên tuổi như Đào Tuyết Căn, Ngụy Nguy, Chu Như Phục, Âu Dương Sơn, Lý Chuẩn, Lục Địa, Phùng Đức Anh, Khúc Ba, Lương Bân, Ngô Cường, Trần Đặng Khoa, Lý Anh Nho, Đoạn Mộc Kỳ Lương, Tuấn Thanh, Trần Học Chiêu, Bích Dã ... còn có hàng loạt nhà văn mới xuất hiện với nhiều tài năng và hứa hẹn, nhƣ : Chu Khắc Cần, Mạc Ứng Phong, Lý Quốc Văn, Cổ Hoa, Mạng Vĩ Tái, Trịnh Quốc Bồi, Từ Hƣng Nghiệp, Lăng Lực, Tưởng Hòa Lâm, Nhiệm Quang Thung, Bảo Xương, Phùng Dực Tài, Dương Bội Cẩn, Tiêu Tổ Nghiên, Phùng Phần Thực, Diệp Tấn, Trúc Lâm và Đức Lan v.v...

Mười bảy năm trước khi xảy ra "cuộc cách mạng văn hóa", tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử cách mạng từ sau phong trào " Ngũ tứ" (1919)

98

số lượng tương đối nhiều, làm cho người đọc yêu thích. Đó là các tác phẩm văn học ưu tú mà một thời ai nấy đều không quên. Chúng ta có thể kể ra những tác phẩm nổi tiếng đó, nhƣ :

"Dưới ngọn cờ hồng", "Đá đỏ", "Bài ca tuổi trẻ", "Mặt trời đỏ", " Ngõ ba nhà", "Mùa xuân mùa thu của thành nhỏ"...

Các tác phẩm này biểu hiện mấy đặc điểm sau đây:

a/ Mở rộng lĩnh vực đề tài

Tiểu thuyết của "mười bảy năm" viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúng trong cuộc chiến tranh chống Nhật, cuộc chiến tranh giải phóng và cuộc đấu tranh phản đế, phản phong của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng lãnh đạo. Tiểu thuyết của thời kỳ mới cũng đề cập đến đề tài này, nhƣng lại không hạn chế của hai mặt này. Dưới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mạng Tân Hợi (1911) kéo dài đến khi thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1921) đều đƣợc miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Các tác phẩm nhƣ "Đất đai" (gồm 3 tập là : Hoa lửa, tự do ánh bình minh ) của Diệp Quân Kiện và "Thác nước" (tập 1 là Đêm dài) của Lục Địa đều phản ảnh cuộc sống thời đại rộng lớn của miền Nam Trung Quốc từ sau Cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc chiến tranh Bắc phạt. Đó là sự phản kháng anh dũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các loại lực lƣợng chính phủ và các giai cấp; Sự tranh giành quyền lực của chủ tể Trung Quốc; một số nhân sĩ trí thức trong con đường tìm cách cứu dân cứu quốc. Tác phẩm "Bất tận Trường giang cổn cổn lai" của Bành Tuệ, "Gió xoáy" của Dương Bội cẩn , đều biểu thị phong trào công nhân và phong trào nông dân trước và sau Cách Mạng như lửa như trà; Biểu thị cuộc đấu tranh rắc rối phức tạp, biểu thị sự trưởng thành của lực lƣợng công nông trong cuộc đấu tranh. Ghi chép lại những trang lịch sử cực kỳ quan trọng trong lịch sử Cách Mạng Trung Quốc. Tác phẩm " Bắt tay lần thứ 2" của Trương Dương và "Yêu và thù" của Chu San từ trên bình diện khác nhau đã biểu hiện con đường trưởng thành của phần tử trí thức tiến bộ phản kháng lại sự gian ác xấu xa để đi tìm chân lý và ánh sáng. Tác phẩm "Dòng xoáy" của Yên Quốc Bồi đem kết hợp giữa đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, để biểu hiện đời sống xã hội muôn màu muôn vẻ của 2 bên bờ sông Xuyên Giang trong những năm 30. Tác phẩm "Bắc quốc phong vân lục" của Mã Nhƣ và "

Cáp Nhĩ Tân dưới màn đêm" của Trần Kỳ miêu tả chân thực âm mưu và hành động bỉ ổi của quân đội Nhật trước và sau sự kiện ngày "18 tháng 9" miêu tả sự quật khởi của nghĩa quân chống Nhật, và cả phong trào cứu vong kháng Nhật ở thành thị, nông thôn, công xưởng, trường học ... Tác phẩm "Bảo nương" của Vương Bảo miêu tả quá trình của một thanh niên đi theo cách mạng, lột tả một cách hình tượng vận mệnh bi thảm của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sống mới của họ. Tác phẩm "Lê Viên Phận" của Ngô

99

Nhân Dịch dựa theo vở Xuyên kịch "Ngọc đĩnh ban" miêu tả cuộc sống phiêu bạt vô định, lưu lạc trôi nổi của những người nghệ nhân trong xã hội cũ.

b/ Tăng cường tình cảm lịch sử và tình cảm thời đại

Tiểu thuyết miêu tả lịch sử cách mạng trong "17 năm" coi trọng ở theo đuổi tình tiết câu chuyện và sắc thái truyền kỳ, còn rất nhiều tiểu thuyết thời kỳ mới viết về lịch sử cách mạng, thì coi trọng việc bộc lộ hoàn cảnh thời đại, phản ánh sự thay đổi thời đại, cuộc sống thời đại rộng lớn, đặc trưng bản chất của thời đại và sự phát triển lịch sử. Tác phẩm "Phương đông" của nhà văn Ngụy Nguy đƣợc coi là "bức tranh tráng lệ của cuộc kháng Mỹ viện Triều" đối với việc toàn diện cuộc "Kháng Mỹ viện Triều" gần 3 năm, biểu thị tiến trình hoàn chỉnh của sự phát sinh, phát triển và kết thúc của cuộc chiến tranh. Tác phẩm không những miêu tả cuộc chiến đấu to lớn của mặt trận Triều Tiên, sự diễn biến của cục diện chiến trường, sự thay đổi phương châm chiến lược, mà còn tỏ rõ cuộc đấu tranh trong phong trào hợp tác hóa toàn quốc, từ đó, đối với lịch sử Trung Quốc của thời kỳ đầu xây dựng đã có sự phản ảnh toàn diện, sâu sắc, làm cho người đọc có cảm nhận tốt. Tác phẩm "Thác nước" được coi là "đỉnh cao nhất của văn học dân tộc Choang", biểu thị sự phát triển và bộ mặt thời đại của thời kỳ cách mạng dân chủ cũ Trung Quốc từ Cách mạng Tân Hội đến trước cuộc chiến tranh Bắc phạt, miêu tả sinh hoạt xã hội rộng lớn của thời đại đó : sự thất bại của phong trào học sinh, sinh viên và sự vùng lên của phong trào nông dân; phong trào cứu nước chính nghĩa và cuộc chiến tranh quân phiệt gay gắt; hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn và sự truyền bá của Chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, sự gian khổ của phần tử nhân sĩ trí thức cùng với sự chìm nổi của thân phận nhỏ bé...

c/ Sự xuất hiện tác phẩm văn học có tính "sử truyện" tương đối nhiều.

Tiểu thuyết có tính sử truyện là một thành tựu quan trọng của sáng tác tiểu thuyết thời cổ đại. Trong tiểu thuyết của thời kỳ 17 năm, loại tác phẩm này rất ít. Trong thời kỳ mới, sự

"đứt đoạn" của "dòng chảy" này lại đƣợc tiếp tục và càng "chảy" mạnh hơn. Chỉ mấy năm ngắn ngủi, tác phẩm mang tính "sử truyện" xuất hiện không ít. Có thể kể ra ở đây những tác phẩm tiêu biểu, như : "Hận Trường thành" của Trần Lập Đức miêu tả cuộc đời của Cát Hồng Xương và tác phẩm "Cát Hồng Xương" của Chu Dực Lương. Ngoài ra còn có các tác phẩm khác như "Lưu Chí Đan" của Lý Kiến Sam, "Tẩy tinh hải truyện" của Mã Kha, "Trương Ngọc Lương truyện" của Thạch Nôm v.v... Những tác phẩm này, không những tái hiện lại bộ mặt tinh thần của một số nhân vật, mà còn lưu lại rất nhiều sử liệu có liên quan đến các mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại đó.

100

Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử, đã giành đƣợc sự thu hoạch to lớn, và một khái niệm đẹp đẽ mà văn học thời kỳ mới đã mang lại cho độc giả.

Trong tiểu thuyết của thời kỳ 17 năm, ngay cả từ thời "Ngũ tứ" đến nay, tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác văn học Trung Quốc. Nguyên nhân này, chủ yếu là do sự can thiệp của tƣ trào cực tả, làm cho đề tài lịch sử trở thành "vùng cấm", không có ai dám vi phạm. Trong văn học thời kỳ mới, tình hình này có sự đổi khác,

"vùng cấm" đƣợc xóa bỏ không còn ranh giới, không còn cấm kỵ, phân biệt, tiểu thuyết lịch sử đã dám đột phát vào thể loại này, viết nên những tác phẩm mang nhiều tính sử thi, sử truyện, đƣợc độc giả đón nhận.

Tiểu thuyết mang tính "sử truyện" của thời kỳ mới có mấy đặc điểm sau đây : - Phản ánh đời sống lịch sử rộng rãi mà sâu sắc :

Có thể nói, những tác phẩm này, trên một trình độ nhất định đã phản ánh lịch sử lâu dài và huy hoàng, cuộc sống xã hội phức tạp và phong phú của xã hội phong kiến Trung Quốc từ thời Xuân Thu - chiến quốc đến cuộc cách mạng Tân Hợi. Cuộc sống đƣợc phản ánh trong tiểu thuyết "Ngô Việt Xuân Thu sử thoại" của Tiêu Quân là sớm nhất; đời sống xã hội và cuộc sống cung đình của những năm cuối đời Tần đƣợc miêu tả trong tác phẩm "Trăng thời Tần" của Lưu Á Châu. Các tác phẩm khác, như "Cúc tháng 9" của Dương Thư Án, hay

"Phong tiêu biến" của Tưởng Hòa Lâm, đã phản ánh cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào vào cuối đời Tùy. Tác phẩm "Kim Ân Khuyết" của Từ Hƣng Á miêu tả cuộc đấu tranh dân tộc của cuối đời Tống. Tác phẩm "Lý Tự Thành" của Diêu Tuyết Ngân phản ánh cuộc đại khởi nghĩa nông dân và đời sống xã hội của những năm cuối triều Minh. Tác phẩm "Nghĩa Hòa Đoàn" của Phùng Dực Tài, Lý Định Hưng, hay "Canh tí phong vân" của Bảo Xương, "Tính tịnh thảo" của Lăng Lực v.v... đều phản ảnh các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối đời Thanh. Các tác phẩm "Mậu Tuất diệp huyết ký" của Nhậm Quang Thung, "103 ngày" của Chu Hi "Từ Hi tiễu truyện" của Cao Dương phản ảnh cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị cuối đời Thanh. Tác phẩm "Vinh Ninh bi" của Trương Tiếu Thiên và "Mãng sĩ" của Vương Thịnh Nông phản ảnh cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc và sự xâm lƣợc của Nga hoàng đối với Trung Quốc... Có thể nói, từ triều đại đầu tiên của xã hội phong kiến Trung Quốc - triều nhà Tần, đến triều đại cuối cùng - triều nhà Thanh, xã hội phong kiến hơn 2 nghìn năm đều đƣợc phản ảnh.

Những tác phẩm này, không những chú ý dùng hình tƣợng sáng tạo trên cơ sở sự liệu tương đối chính xác, phản ánh sự chân thực của phong trào lịch sử, mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại đương

101

thời. Tất cả chương nói chung đều không hạn chế ở việc miêu tả sự nghiệp và tinh thần của nhân vật chính, mà là thường tả bối cảnh thời đại rộng lớn để miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại. Tác phẩm "Mậu Tuất điệp huyết ký" là một tác phẩm tiêu biểu đó. Tác phẩm miêu tả đời sống thời đại thông qua đặc sắc nghệ thuật độc đáo.

- Đa dạng hóa đề tài lịch sử :

Đề tài lịch sử trong tiểu thuyết của 17 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội không nhiều, chủ yếu là tập trung ở việc miêu tả các cuộc khởi nghĩa nông dân. Tiểu thuyết lịch sử của thời kỳ mới, trên mặt đề tài có sự đột phá vá mở rộng hơn trước rất nhiều. Một loạt tác phẩm lấy hiền thần lương tướng của xã hội phong kiến làm nhân vật chính, mở ra một lĩnh vực đề tài mới. Đó là các tác phẩm nhƣ : "Kim ân khuyết", "Mậu Tuất diệp huyết ký", "103 ngày" v.v...

Tác phẩm "Kim ân khuyết" đƣợc gọi là "bác khảo văn hiếu, ngôn bất hữu cứ" (uyên bác ở việc tham khảo văn hiếu, lời nói tất đều có căn cứ) đã miêu tả 10 văn thần vũ tướng của triều Thanh. Trong đó hình tượng tính cách nhân vật chính Mã Khuyếch, danh tướng Lưu Kỳ đẹp đẽ, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc. Tác phẩm cũng tập trung miêu tả cuộc sống của vua chúa phong kiến, nhƣ "Từ Hi hậu truyện". Tác phẩm miêu tả cuộc sống của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tiêu biểu là nhà thơ Lý Bạch qua tiểu thuyết "Túy ngoạ trường an" của Mã Chiêu và nhà tiểu thuyết nổi tiếng Tào Tuyết cần, trong tác phẩm "Tào Tuyết cần" của Thụy Mộc Kỳ Lương.

Vấn đề mấu chốt của sáng tác tiểu thuyết, là xử lý nhƣ thế nào về mối quan hệ giữa chân thực lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật. Trên vấn đề này, do quan niệm văn học của tác giả không giống nhau, nên trên biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tuy vậy, trên đại thể có mấy con đường sau đây :

- Loại thứ nhất là lấy tác phẩm "Lý Tự Thành" của Diêu Tuyết Ngân làm tiêu biểu.

Đặc điểm của nó là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ, đối với tình tiết câu chuyện và tính cách của số nhân vật nào đó nhất định phải hƣ cấu.

- Loại thứ hai là lấy tác phẩm "Mậu Tuất diệp huyết ký" làm tiêu biểu. Đặc điểm của loại này cũng là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ, nhƣng trên tình tiết câu chuyện có sự hƣ cấu tương đối nhiều.

- Loại thứ ba là lấy tác phẩm "Kim ân khuyết" làm tiêu biểu. Đặc điểm của loại này là tương đối tôn trọng sự thực lịch sử, yếu tố, hư cấu rất ít, đó tức là kiểu "bác khảo văn hiếu", ngôn tất hữu cứ". Ở đây, sợ không có sự phân biệt phải trái, cao thấp. Bởi vì tiểu thuyết lịch sử, không phải là sách sử đơn thuần, mà là tác phẩm văn học lấy sử liệu làm căn cứ để sáng tác. Đã là sáng tác văn học, thì nên trăm hoa đua nở.

102

Trong sáng tác tiểu thuyết của thời kỳ mới, còn xuất hiện tác phẩm phản ánh cuộc sống của nước Trung Quốc mới.

Trong đó, tác phẩm miêu tả cuộc sống của nhà trường chiếm một vị trí đột xuất chưa từng có trước đó. Ví dụ như tác phẩm "Thời đại đại học" của Trình Thụ Thung miêu tả đời sống của sinh viên đại học, "Tuổi trẻ muôn năm" của Vương Mông miêu tả đời sống của học sinh phổ thông trung học, và ngay cả tác phẩm "Mã lan thảo" của Cang Sam Bình miêu tả đời sống của thầy cô giáo đại học mà văn học từ khi thành lập nước đến nay cũng rất ít thấy.

Những tác phẩm này phản ảnh bộ mặt tinh thần của các phần tử trí thức của thanh thiếu niên của Trung Quốc trong những năm 50. Tác phẩm miêu tả cuộc sống của nông thôn cũng có nhiều. Trước đây, về đề tài này độc giả rất quen thuộc với tác phẩm "Sáng nghiệp sử" của nhà văn nổi tiếng Liễu Thanh (tập 2). Giờ đây, độc giả lại được thưởng thức các tác phẩm mang hơi thơ của cuộc sống ở nông thôn, nhƣ "Phù Dung trấn" của Cổ Hoa, một tiểu thuyết đƣợc coi là "ngụ ý thời tiết chính trị nhƣng ở bức tranh phong tục dân tình". Tác phẩm về đề tài bộ mặt nông thôn cũng rất đƣợc chú ý trong văn học thời kỳ mới.

Ngoài các đề tài trên đây, tiểu thuyết thời kỳ mới còn phản ảnh mặt đời sống của các dân tộc ít người. Đáng chú ý nhất là tác phẩm "Cơ lộc nhai" của Bành Kình Phong lần đầu tiên đem cuộc sống của người Khổ Thông trong rừng rậm nguyên thủy ở núi Ai Lao bày ra trước mắt chúng ta, làm cho ai nấy đều ngạc nhiên, cảm nhận. Tác phẩm "Đóa mai cách Tang" của Giáng Biên Gia Tích miêu tả giải phóng quân tiến quân vào Tây Tạng là một bộ tiểu thuyết đầu tiên của một nhà văn Tây Tạng đương đại.

Tóm lại, về mặt phản ánh đời sống hiện thực từ khi thành lập nước đến nay, thì tác phẩm "Phù Dung trấn" của Cổ Hoa là xuất sắc nổi bật nhất. Nhƣng, tác phẩm của loại đề tài này so với thời kỳ trước "Cách mạng văn hóa" thì chưa phải đã nhiều.

Tác phẩm miêu tả "Cuộc đại Cách mạng văn hóa" là một lĩnh vực hoàn toàn mới mở ra một đề tài mới của tiểu thuyết thời kỳ mới. Trong đó, tác phẩm "Ngày lễ điên cuồng" của hai tác giả Dương Cơ Vĩ và Hồ Nguyệt Hâm của cái gọi là "Bão táp tháng giêng" chọn lấy ở Thƣợng hải, do nó đối "Cuộc đại cách mạng văn hóa" của vùng cấm, miêu tả chính diện của

"Kiểu toàn cảnh" mà có giá trị "Văn hiến" nào đó. Cũng giống như thế, tác phẩm "Tướng quân ngâm" của Mạc Ứng Phong miêu tả chính diện quá trình của "Cách mạng văn hóa" thì biểu hiện sự hi vọng không thể dập tắt trong đầu óc mọi người trong những năm động loạn.

Tác phẩm "Con đường của cuộc sống" của Trúc Lâm, "Người trẻ đời này của chúng ta" và

"Năm tháng sa đà" của Diệp Tân đều miêu tả cuộc sống của thanh niên trí thức mà ngày nay chúng ta gọi là đề tài "Văn học trí thanh" (trí thức và thanh niên). Các tác phẩm nhƣ : "Hứa Mậu và các con gái của ông ta"

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)