Thành tích lịch sử của truyện ngắn

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƯNG

II. Thành tích lịch sử của truyện ngắn

Trong sự phục hưng và phát triển của văn học thời kỳ mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trước và sau "ngũ tứ" (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác phẩm bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn của Lỗ Tấn

1 Xem bài "Dòng chảy của văn học mãi mãi cuồn cuộn".

71

mà tiêu biểu là "AQ chính truyện", "Lễ cầu phúc", "Khổng Ất Kỷ", "Nhật ký người điên", "Cố hương" v.v... là "những phát đại bác" ầm vang mở đầu cho nền văn học hiện đại Cách Mạng Trung Quốc. Trong văn học thời kỳ mới, truyện ngắn là thể loại văn học "anh hùng" "thủ công". Nó là những "quả lựu đạn" những "quả bộc phá" làm nổ tung ngục tù nền chính trị và văn nghệ đen tối l0 năm "Cách mạng văn hóa" của tập đoàn Lâm Bưu và "bè lũ bốn tên" (1), mở ra một con đường mới cho nền văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời kỳ cải cách, mở cửa.

Sự phát triển của truyện ngắn trong văn học thời kỳ mới chia làm 4 giai đoạn sau đây:

1/ Giai đoạn quá độ :

Giai đoạn này bắt đầu từ khi đập tan tập đoàn "bè lũ bốn tên" đến năm 1977 khi tác phẩm "Chủ nhiệm lớp" của Lưu Tâm Vũ ra đời.

Văn đàn sau khi đập tan tập đoàn phản Cách mạng Giang Thanh đã tồn tại hai loại tác phẩm văn học: một loại là "phê phán bè lũ bốn tên", ca ngợi tác phẩm của thời đại các nhà văn cách mạng vô sản tiền bối. Phần lớn loại tác phẩm này là hồi ức, tản văn và thơ ca. Một loại tác phẩm khác có thể gọi là "thay đầu đổi mặt", gồm truyện ngắn và tiểu thuyết. Những tác phẩm này chỉ là vứt bỏ cái vỏ bề ngoài của văn học "bè lũ bốn tên" nhƣng linh hồn của nó vấn là chủ đề và xung đột cũ thối nát, chƣa có gì thực sự đổi mới về hình thức và nội dụng.

2/ Giai đoạn đột phá:

Tháng 11-1977, truyện ngắn "Chủ nhiệm lớp" của Lưu Tâm Vũ xuất hiện, tiếp theo sau là truyện ngắn "Vết thương" tạo nên hàng loạt truyện ngắn "Phản ứng dây chuyền" như

"Tôi nên làm gì", "Sứ giả của thẩn thánh", "Ở bên kia sông nhỏ" và "Cây phong".

Những truyện ngắn này là loại tác phẩm "kêu đời", "vết thương" miêu tả "mười năm động lọan" của cuộc "đại cách mạng văn hóa". "Đây có thể coi là một cuộc cách mạng của văn học từ trên phương diện tư tưởng đến phương thức biểu hiện - một cuộc cách mạng của chủ nghĩa hiện thực chống lại chủ nghĩa phản hiện thực" (1). "Văn học vết thương" trong cuộc tranh luận gay gắt đã phát triển nhanh chóng. Trong hai năm 1977, 1978, truyện ngắn của "Văn học vết thương" đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng trên văn đàn Trung Quốc giai đoạn đầu sau cuộc "Đại cách mạng văn hóa".

3/ Giai đoạn điều chỉnh từng bước;

Đầu năm 1980, sáng tác kịch bản tọa đàm, hội thảo, thảo luận mấy kịch bản, phê phán khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật không đúng đắn, đồng thời nêu ra vấn đề lý luận của

"Hiệu quả xã hội", gây nên sự chú ý của cả văn đàn. Rất nhiều nhà văn đều có ý thức lấy tác phẩm làm "Hồ sơ xã hội" để làm tấm gương soi đối với tư tưởng sáng tác và phương

72

pháp nghệ thuật của mình nhằm mục đích nhìn lại để tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội và điều kiện đời sống. Do đó, "Văn học vết thương" trong việc bộc lộ đã dần dần giảm bớt mức độ phản ảnh. "Chủ lưu" của truyện ngắn dần dần đi đến vị trí "chi lưu". Một trào lưu mới của văn học mạnh mẽ đi lên, bắt đầu thay thế vị trí của "Văn học vết thương" và trở thành trào lưu chính của truyện ngắn trong thời kỳ mới. Đó là hàng loạt tác phẩm văn học lấy việc "miêu tả trước mắt" làm đề tài chính. Bắt đầu từ truyện ngắn "Kiều Xưởng trưởng thượng nhâm ký" sáng tác mùa thu năm 1979, tiếp theo là các truyện ngắn ƣu tú khác xuất hiện được người đọc đón nhận nồng nhiệt như : "Ba nghìn vạn", "Câu chuyện đường sắt phía Tây", "Trên mảnh đất quê hương", "Nhật ký của một Bí thư công xưởng",

"Trần Hoán Sinh lên thành phố", "Trăng Nam Hồ" và "Mắt Đan Phƣợng" v.v... Nhà văn đem ánh mắt từ trong "Mười năm động loạn" để nhìn đến cuộc sống hiện đại, biểu hiện một cách sinh động, chân thực cuộc sống mới. Con người mới và vấn đề mới của thời kỳ mới sau cuộc

"Cuộc mạng Văn hóa".

4/ Giai đoạn phát triển sáng tạo mới.

Một mặt, do trọng điểm công tác của quốc gia đã hoàn toàn chuyển biến đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống của nhân dân đã đi vào quĩ đạo chính; Mặt khác, do sự phát triển, thay đổi không ngừng của bản thân văn học, vì vậy, từ năm 1981 trở đi, phần lớn tác phẩm miêu tả những vấn đề lớn lao của xã hội theo kiểu "tính bộc pha" giống nhƣ các giai đoạn trước đã dần dần giảm bớt. Về mặt đề tài, truyện ngắn đã hướng đến lĩnh vực càng rộng rãi của đời sống, hướng đến sự phát triển "Phóng đại" của đời sống. Về mặt thư pháp biểu hiện, truyện ngắn hướng đến những hướng phát triển ngày càng tăng tính đa dạng hóa. Sự xuất hiện các truyện ngắn như : "Tiếng của mùa xuân". "Cánh diều" là vay mượn tấm gương kỳ xảo tiểu thuyết sáng tạo mới của Văn học Tây phương. Sự xuất hiện các truyện ngắn : "Ký sự Đại trạo", "Thụ giới" là học tập theo thƣ pháp miêu tả của tiểu thuyết phong tục nhân tính.

Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều truyện ngắn mà nhiều hình thức biểu hiện của nó là thể loại tản văn hóa.

Trải qua sự phát triển trong 6 năm, sáng tác truyện ngắn đã giành đƣợc những thành tựu nổi bật.

Trước hết, truyện ngắn phát huy đầy đủ ưu thế thể bài của mình; một mặt, phản ảnh một cách kịp thời hiện thực đời sống đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt, đồng thời cũng phản ảnh một số mảng cuộc sống có ý nghĩa của những năm tháng quá khứ. Mặt khác, nó phản ảnh chủ lưu hiện thực đời sống của thời kỳ mới, đồng thời cũng miêu tả bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ, rộng rãi bao la đang diễn ra khi đó.

73

Những tác phẩm phản ảnh sự mâu thuẫn và xung đột to lớn trong hiện thực đời sống hiện tại vẫn luôn luôn chiếm vị trí chủ lưu. Lưu Tâm Vũ, Trương Khiết và Trần Quốc Khải là những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kỳ mới ở thể loại văn học này. Họ đều đi lên từ việc viết về đề tài "Cách mạng văn hóa".

Tiếp theo là những tác phẩm hồi tưởng lịch sử, tổng kết các lời giáo huấn lịch sử mà bị coi là tác phẩm của "Văn học phản tư". Người sáng tác đầu tiên thể loại văn học này là Như Chí Quyên với truyện ngắn. Câu chuyện của "Tiễn tập Thố Liễu" là Lưu Chân với truyện ngắn "Cờ đen". Tiếp theo là những truyện ngắn miêu tả sự cản trở trong quá trình bốn hiện đại hóa và cuộc tranh đấu khắc phục trở ngại của cái gọi là "Văn học cải cách". Đó là các truyện ngắn "Kiều Xưởng trưởng thượng nhậm ký", "Kẻ cạnh tranh" của Nhuận Thủy

"Ba ngàn vạn" của Kha Vân Lộ, "Cơ sở" và "Lang sái" của Trương Tử Long v.v... Những tác phẩm phản ảnh khí thế mới của việc cải cách cơ chế nông thôn mang lại đã hình thành nên ngọn lửa hừng hực chƣa từng có. Truyện ngắn đầu tiên khởi dậy đề tài này là "Trên mảnh đất quê hương". Tiếp theo sau là các truyện ngắn "Sông núi màu xanh" của Thành Nhất, "Hắc Oa chịu hình" của Trương Nhất Cung, "Mua lừa" của hiệu bản Phu, "Vui vẻ" của Trần Chí An.

"Núi trăng không biết chuyện trong lòng" của Chu Khắc cẩn, "Một đêm của Đại Xa điếm"

của Kim Hà, "Tiêu Lão Đán và Hùng viên ngoại" của Lý Chí Quân, v.v... Những truyện ngắn này, từ các góc độ khác nhau đã phản ảnh những biến đổi to lớn ở nông thôn hiện tại. Truyện ngắn "Bí thƣ tỉnh ủy đầu tiên" của Lý Khắc Linh phản ánh những đổi thay trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng của đất nước.

Ngoài một số "chủ lưu" này, về mặt đề tài, truyện ngắn đang hình thành mấy loại xu hướng phổ biến sau đây :

Viết về cuộc sống thời cũ, viết về cuộc sống quê hương và tác phẩm nhà văn viết về cuộc sống của thời kỳ thiếu niên, nhi đồng của bản thân mình số lƣợng không ít. Nhà văn Uông Tăng Kỳ lấy tình cảm con người và phong thổ của quê hương Cao Bưu thuộc tỉnh Giang Tô, quê hương của ông làm đề tài. Truyện ngắn "tạp ký dưới lều ruộng dưa" của Lưu Thiêu Đường và "Ngày hôm qua còn lại..." của Phùng Dực Tài, đều là những truyện ngắn tiêu biểu về đề tài này. Những truyện ngắn vừa nêu, từ tình cảm quê hương, những chuyện hứng thú của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng mà làm trỗi dậy vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp linh hồn của nhân dân lao động.

Một số nhà văn khác chú ý chọn lựa đề tài góc cạnh, từ bề mặt, bối cảnh hình ảnh của cuộc sống để biểu hiện bề mặt của đời sống xã hội mà mình đang sống.

Hơn nữa, các nhà văn truyện ngắn đều có sự suy nghĩ quan sát và phát hiện độc đáo mà có ý nghĩa của bản thân mình đối với cuộc sống.

74

Sự thành công của Lưu Tâm Vũ không chỉ là ở chỗ tác giả phát hiện sự hủy hoại của

"mười năm động loạn" đối với con người theo kiểu tiểu lưu manh như trường hợp Tống Bảo Kỳ như mọi người phát hiện, nhưng quan trọng là ở chỗ tác giả chỉ ra sự độc hại của cuộc

"Đại cách mạng văn hóa" đối với trường hợp "Tiêu chuẩn học sinh tốt" như Tạ Huệ Mẫn - Đây là điều mà mọi người chưa nhận thấy. Sự độc đáo của Tưởng Tử Long là ở chỗ, tác giả không những phát hiện sau khi phá hoại của "mười năm động loạn" là sự phá sản của "hiện đại hóa đại xí nghiệp", mà còn nêu lên niềm hy vọng sự cứu vớt đó.

Sự đáng quí của Cao Hiếu Thanh là ở chỗ, tác giả mô tả nông thôn Trung Quốc 30 năm trước chẳng đạt được cảnh "Ương ca yến vũ" là do ảnh hưởng của đường lối cực "tả", vấn đề cơ bản cơm ăn, áo mặc và nhà ở của nông dân vẫn không giải quyết đƣợc.

Truyện ngắn của thời kỳ mới đã sáng tạo ra nhiều hình tƣợng nghệ thuật mới mẽ, hấp dẫn, có chiều sâu.

Gây sự chú ý nhất cho mọi người là việc xuất hiện hình tượng người lao động bình thường có tâm hồn cao đẹp. Nội Đương Giả trong truyện ngắn "Nội đương gia" của Vương Nhuận Từ, cô gái câm trong truyện ngắn "Tâm hương" của nhà văn nữ Diệp Văn Linh hay hình tượng nông dân Vương Lão Đại trong truyện ngắn "Người đần Vương Lão Đại" của hai tác giả Cẩm Vân Vương Nghi đã biểu hiện một cách điển hình đức tính tốt đẹp của người nông dân bình thường Trung Quốc.

Truyện ngắn thời kỳ mới còn sáng tạo hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa phong phú và đa dạng. Trong đó có nhân vật năng động xông xáo Kiều Quang Phác dũng cảm đấu tranh trong truyện ngắn "Ba ngàn vạn" của Kha Vân Lộ, hay nhƣ Linh Oa, một người nông dân can đảm trong truyện ngắn "Linh Oa tân truyện" của Trần Chí An. Người thức tỉnh từ sự đè nén cùng cực, khổ sở và dưới sự trói buộc tư tưởng "tả" đã được giải phóng - như anh tân binh Lưu Mao Muội của thời kỳ mới trong truyện ngắn "Câu chuyện đường sắt phía tây" của Từ Hoài Trung. Đó là người yêu nước, như Hứa Linh Quân trong truyện ngắn

"Linh hồn và thịt" của Trương Hiền Lượng. Người tranh đấu gian khổ, như Trịnh Chí Đồng trong truyện ngắn "Đại bệnh của nỗi sầu Thiên sơn" của Lý Vũ Khuê, hay nhƣ các nhân vật Chung Kỳ, Nguyệt Chí Đạt trong các truyện ngắn "Nước chảy vòng cung" và "Ngôi sao mê loạn" của Trần Kiến Công v.v...

Ngoài ra, truyện ngắn thời kỳ mới còn sáng tạo ra hình tƣợng của nhân vật nhỏ bé và con người bình thường trong cuộc sống đời thường. Trần Hoán Sinh và Lý Thuận Đại, những người nông dân chất phác, lương thiện dưới ngòi bút của Cao Hiểu Khánh, hay người thương nhân, người buôn bán nhỏ dưới ngòi bút của Vương Chi và Lục Văn Phu, hoặc như người công nhân trong công xưởng, trên đường phố dưới ngòi bút của

75

Vương An Ức và ngay cả một số nhân vật nào đó dưới ngòi bút của Giả Bình Ao v.v...

Sau cùng, truyện ngắn của thời kỳ mới về mặt thể loại và phương pháp biểu hiện đã đạt đƣợc sự rộng rãi bao la, tự do phát triển.

Thể tài, cách thức và phương pháp biểu hiện của truyền thống (chỉ việc thông qua tình tiết, bối cảnh, chi tiết sáng tạo nhân vật) vẫn chiếm địa vị chủ yếu, đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp biểu hiện phong phú, đa dạng hơn thể loại truyện ngắn thời kỳ trước đó.

- Truyện ngắn theo thể tản văn hóa hoặc thể tản văn : Đó là truyện ngắn của Uông Tăng Kỳ, truyện ngắn sáng tạo mới của Vương Mông, một số truyện ngắn của Phùng Dực Tài (Ví dụ nhƣ truyện ngắn "Cái bàn").

- Truyện ngắn sáng tác theo tâm thái tiểu thuyết : Đó là các tác phẩm "Tôi là ai?" của Tam Phác, "Tiệc đêm màu hoa khôi" của Thẩm Dung, "Biển và tháp đèn" của Khổng Tiệp Sinh v.v...

- Truyện theo thể hí kịch hài hước : Đó là các truyện ngắn "Mắt phương" và "Đông Tây có Tao Đạt Tử" của Trần Kiến Công, "Thuyết khách doanh môn" của Vương Mông,

"Trăng Nam Hồ" của Lưu Phú Đạo v.v...

- Truyện ngắn theo thể công văn : Đó là các tác phẩm "ghi chép" sáng tác theo thể ghi chép của Lâm Cân Nhuận, "Nhật ký của một bí thư công xưởng", sáng tác theo thể nhật ký của Tưởng Tử Long, "Cây trúc" sáng tác theo thể viết thư của Giả Bình Ao v.v...

Mặc dù có nhiều ƣu điểm, đổi mới, nhƣng sáng tác truyện ngắn cũng tồn tại một số vấn đề, chủ yếu là các biểu hiện sau đây :

Trước hết, đó là tình trạng bắt chước lẫn nhau. Rất nhiều tác giả truyện ngắn không nhận thức đƣợc rằng việc sáng tạo ra cái mới trong văn học là đáng quí. Vì vậy, hễ có một truyện ngắn mới xuất hiện, là lập tức có nhiều tác giả khác mô phỏng theo. Tình trạng ngày đã dẫn đến việc trùng lắp đề tài, xuất hiện sự công thức hóa và khái niệm hóa mới mà sáng tác văn học nên tránh.

Mang tiếng là truyện ngắn mà nội dung thì không ngắn, đó là vấn đề khá phổ biến.

Viết về nhân vật nhất định là viết "truyện", viết về sự kiện chắc chắn là viết "sử", theo đuổi cái gọi là "hoàn chỉnh", "phong phú" và "sâu sắc", kết quả là "truyện ngắn" mà không "ngắn".

Một vấn đề khác cũng tương đối quan trọng, đó là những năm gần đây sức mạnh tư tưởng của truyện ngắn đã giảm sút. Có một số nhà văn tự mình cảm thấy cần phải né tránh phản ánh những vấn đề gay gắt của cuộc sống, theo đuổi cái gọi là "xa lánh chính trị, càng xa càng tốt"

và "câu chuyện không có năm tháng". Điều này đều làm cho sức mạnh tư tưởng của truyện ngắn có chỗ mềm yếu. Nếu không kịp thời khắc phục thì truyện ngắn của thời kỳ mới không đạt được kết quả cao như mọi người mong đợi...

76

Một phần của tài liệu Văn học trung quốc thời kỳ mới (1976 1986 ) (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)