Lập tiến độ thi công,
Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng.
14) Lịch trình
Tuần Nội dung Nhiệm vụ của sinh viên
1
_Chương 1: Khái niệm về chuyên ngành tổ chức xây dựng;
_Chương 2: Lập tiến độ trong sản xuất xây dựng (mục 2.1, 2.2, 2.3)
_Nghe giảng viên giới thiệu môn học, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu môn học;
_Nghe giảng, đọc tài liệu [7], [8], [9] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Đọc chương 1 (trang 1-22), chương 2 (trang 23- 36) của tài liệu [1];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 2 (trang 37-44), chương 3 (trang 49-60) của tài liệu [1].
2
_Chương 2: Lập tiến độ trong sản xuất xây dựng (mục 2.4, 2.5);
_Chương 3: Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền (mục 3.1, 3.2, 3.3)
_Nghe giảng, đọc tài liệu [1], [3] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 3 (trang 61-104) của tài liệu [1].
3
_Chương 3: Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền (mục 3.4, 3.5, 3.6, 3.10)
_Nghe giảng, đọc tài liệu [1], [3] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 3 (trang 105-120), chương 4 (trang 121-125, 169) của tài liệu [1].
4
_Chương 3: Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền (mục 3.7, 3.8, 3.9, 3.10 (tt));
_Chương 4: Phương pháp lập và điều hành tiến độ thi công theo sơ đồ mạng (mục 4.1, 4.2)
_Nghe giảng, đọc tài liệu [1], [3] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 4 (trang 126-144, trang 146-147, trang 169-171) của tài liệu [1].
Tuần Nội dung Nhiệm vụ của sinh viên
5
_Chương 4: Phương pháp lập và điều hành tiến độ thi công theo sơ đồ mạng (mục 4.2 (tt), 4.3)
_Nghe giảng, đọc tài liệu [3], [4] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [4], [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 4 (trang 145, trang 148 – 149, trang 172-182) của tài liệu [1].
6
_Chương 4: Phương pháp lập và điều hành tiến độ thi công theo sơ đồ mạng (mục 4.3 (tt), 4.4, 4.5, 4.8)
_Nghe giảng, đọc tài liệu [3], [4], [5] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [4], [5], [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 4 (trang 150-168, trang 183-190) của tài liệu [1].
7
_Chương 4: Phương pháp lập và điều hành tiến độ thi công theo sơ đồ mạng (mục 4.6, 4.7, 4.8(tt))
_Nghe giảng, đọc tài liệu [1], [3], [4], [5] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [4], [5], [6]
_Làm bài kiểm tra giữa kỳ hoặc bài tập nhóm;
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 1 (trang 3-41), chương 2 (trang 42-55), chương 3 (trang 56-84) của tài liệu [2].
8
_Chương 5: Tổng mặt bằng xây dựng;
_Chương 6: Tổ chức vận chuyển và thiết kế hệ thống giao thông công trường
_Nghe giảng, đọc tài liệu [2], [3] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Chuẩn bị cho buổi học sau: đọc chương 4 (trang 85-104), chương 5 (trang 105-113), chương 6 (trang 114-133), chương 7 (trang 134-156) của tài liệu [2].
_Tìm một công trường để làm bài tập nhóm (nếu được yêu cầu).
9
_Chương 7: Thiết kế hệ thống kho bãi công trường;
_Chương 8: Thiết kế nhà tạm cho công trường;
_Chương 9: Thiết kế cấp nước cho công trường;
_Chương 10: Thiết kế hệ thống cấp điện cho công trường
_Nghe giảng, đọc tài liệu [2], [3] và thảo luận tại lớp;
_Làm bài tập trong tài liệu [6];
_Làm bài tập nhóm về tiến độ, tổng mặt bằng xây dựng (nếu được yêu cầu);
_ Chuẩn bị cho buổi học sau: sưu tầm tài liệu về định mức xây dựng cơ bản [11].
10
_Giới thiệu nội dung đổ án;
_Giao đề tài của đồ án cho sinh viên;
_Hướng dẫn về cách thành lập danh mục, khối lượng, biện pháp thi công, tổ đội cho từng công tác
_Lập danh mục, khối lượng, biện pháp thi công, tổ đội cho từng công tác;
_Xem lại lý thuyết về sơ đồ ngang, sơ đồ xiên và sơ đồ mạng;
_Xem lại lý thuyết về các bước thiết kế tổng mặt bằng xây dựng;
Tuần Nội dung Nhiệm vụ của sinh viên
11
_Sửa đồ án về cách thành lập danh mục, khối lượng, biện pháp thi công, tổ đội cho từng công tác;
_Sửa tiến độ thi công trên bản vẽ;
_Hướng dẫn cách tính toán số liệu tổng mặt bằng xây dựng.
_Lựa chọn biện pháp thi công hợp lý, tổ đội cho từng công tác;
_Chỉnh sửa lại tiến độ trên bản vẽ (nếu cần thiết);
_Thể hiện tổng mặt bằng xây dựng trên bản vẽ.
12
_Sửa tiến độ thi công;
_Sửa bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng.
_Chỉnh sửa lại tiến độ trên bản vẽ (nếu cần thiết);
_Chỉnh sửa lại tổng mặt bằng xây dựng trên bản vẽ (nếu cần thiết).
TP.HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2012
Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên
ThS.Trần Kiến Tường ThS.Trần Kiến Tường
Hội đồng khoa học Khoa
TS. Nguyễn Văn Hiếu
TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA XÂY DỰNG ---
---
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
HỆ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1) Tên học phần: TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG
(Tên tiếng Anh: SURVEYING) 2) Mã học phần: 0500070
3) Dạng học phần: Lý thuyết có thực hành 4) Số tín chỉ: 4 (3.1.10)
5) Phân bổ thời gian:
Lý thuyết: 9 tuần, 5 tiết/buổi/ tuần, tổng số 45 tiết lý thuyết.
Thực tập: 1 tuần, 45 tiết/9 buổi/tuần, tổng số 45 tiết thực tập
Tổng số có 4 tín chỉ (3 lý thuyết + 1 thực tập). Trong đó gồm 3 tín chỉ phần lý thuyết, tương ứng 45 tiết với thời gian lên lớp 9 tuần (mỗi tuần 1 buổi học 5 tiết), và 1 tín chỉ phần thực tập tương ứng 45 tiết với thời lượng học 1 tuần/9 buổi ngoài trời, mỗi buổi 5 tiết.
6) Điều kiện ràng buộc:
Học phần tiên quyết: Toán cao cấp 2 (0100100), Vẽ kỹ thuật (0100120)
Học phần học trước: Toán cao cấp 2 (0100100), Vẽ kỹ thuật (0100120)
Học phần song hành: Toán cao cấp 3 (0100150) 7) Mục tiêu của học phần:
Cung cấp sinh viên kiến thức về công tác trắc đạc cơ bản cho một công trình như: bố trí công trình từ bản vẽ ra thực địa, xác định cao độ, xác định độ ngay thẳng, đo vẽ hoàn công và quan trắc biến dạng công trình.
Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể thực hiện các công tác trắc địa trên công trường xây dựng công trình, ngoài ra còn có kỹ năng vềđịnh vị điểm, định hướng đường thẳng, đo vẽ bản đồ địa hình, địa vật, đo vẽ mặt cắt địa hình và sử dụng bản đồ.
8) Mô tả vắn tắt nội dung học phần: gồm 3 phần (9 chương) Lý thuyết:
Phần 1, “Trắc đạc bản đồ”, gồm 5 chương, 25 tiết. Phần này cung cấp kiến thức về cách đo vẽ và sử dụng bản đồ;
Phần 2, “Trắc đạc công trình”, gồm 2 chương, 20 tiết. Phần này cung cấp kiến thức cho sinh viên về cách bố trí công trình từ bản vẽ ra thực địa, xác định cao độ và quan trắc biến dạng công trình.
Thực hành:
Phần 3, “Thực tập”, gồm 2 chương, 45 tiết. Phần này giúp sinh viên làm quen với các thiết bị đo đạc thực tế và dùng chúng xây dựng lưới khống trắc địa, đo đạc công trình, đo vẽ bản đồ ngoài thực địa.
9) Nhiệm vụ của sinh viên:
Tham dự đầy đủ các giờ học lý thuyết (trên lớp) và thực hành (ngoài trời) để nắm được kiến thức cơ bản của môn học, và tích cực tham gia thảo luận ở trên lớp cũng như khi thực tập ngoài trời;
Tích cực hoàn thành các bài tập ở nhà;
Không được vắng bất kỳ buổi thực tập nào;
Phải làm báo cáo nội dung thực hành (bắt buộc); sinh viên không làm báo cáo/hoặc vắng 1 buổi thực tập sẽ bị điểm không phần thực tập;
Tự học để tổng hợp và hệ thống các kiến thức cơ bản, nghiên cứu sâu thêm và mở rộng kiến thức về môn học;
Làm bài thi kiểm tra cuối kỳ học (bắt buộc).
10) Tài liệu học tập:
Tài liệu học chính:
[1] Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM. 2008. Nguyễn Tấn Lộc, Trắc địa đại cương;
Tài liệu tham khảo thêm:
[2] Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 2005. Phạm Văn Chuyên. Trắc địa đại cương;
[3] Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 2002. Vũ Thặng. Trắc địa xây dựng thực hành;
[4] Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2000. Vũ Thặng. Hướng dẫn giải bài tập trắc địa đại cương;
[5] Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà nội 2001, Phan Văn Hiến, Trắc địa công trình.
[6] Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 309:2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung”;
[7] Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 351: 2005 “Quy trình kỹ thuật quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công trình”;
[8] Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 357:2006 “Nhà và công trình dạng tháp - Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”;
[9] Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 271: 2002 “Quy trình quan trắc độ lún bằng phương pháp đo cao hình học”;
[10] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ, QCVN 04:2009/BTNMT;
[11] Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Xây dựng lưới độ cao, QCVN 11:2008/BTNMT.
11) Tiêu chuẩn đánh giá: (kèm theo tỉ lệ điểm)
Điểm kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 Trọng số 0,25
Thực tập: Thang điểm 10 Trọng số 0,25
Điểm thi kiểm tra cuối kỳ: Thang điểm 10 Trọng số 0,50
Ghi chú:
Điểm kiểm tra giữa kỳ & thực tập: tùy từng chương hay một số chương, GV có thể cho bài tập ứng dụng, hay giao đề tài viết thu hoạch cho SV thực hiện và GV đánh giá cho điểm giữa kỳ;
Điểm thực tập: là kết quả của tinh thần tham gia học tập trong quá trình thực tập ngoài trời kết hợp với điểm kiểm tra kỹ năng thực hành và điểm bài báo cáo thực tập;
Điểm thi kiểm tra cuối kỳ: Thi kết thúc học phần với hình thức thi viết (tự luận), vấn đáp, trắc nghiệm. Hình thức kiểm tra sẽ do GV đề xuất và chủ nhiệm bộ môn thông qua trước khi giảng dạy và Giảng viên thông báo cho SV vào buổi giảng đầu tiên, đề bài kiểm tra do GV ra với nội dung phù hợp với chương trình học.
GV chọn một trong các hình thức kiểm tra sau:
Trắc nghiệm.
Tự luận.
Vấn đáp.
GV đánh giá cho từng SV thông qua kết quả chấm bài thi kiểm tra. Kết quả đánh giá được sự thống nhất của 2 GV: GV ra đề và chủ nhiệm bộ môn. Thang điểm đánh giá: thang điểm 10, trọng số 0,5.
Điểm tổng kết học phần: là tổng số các điểm trên sau khi nhân trọng số, làm tròn sau dấu phảy một số, sau đó qui về thang điểm theo qui định (mục 12).
12) Thang điểm: A, B, C, D, E, F (theo hệ thống tín chỉ)
Loại đạt:
A (8,5 - 10) Giỏi B (7,0 - 8,4) Khá
C (5,5 – 6,9) Trung bình D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu
Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém 13) Nội dung chi tiết học phần: