Hiện thực xã hội trong thơ

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 54 - 60)

Chương 2 THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO CẢM QUAN NHO GIÁO

2.1. Hiện thực xã hội trong thơ

Khổng Tử không chủ trương phát biểu thành một học thuyết về xã hội lí tưởng. Nhưng qua lời dạy các môn sinh, ta thấy dần hình thành một quan niệm về cuộc sống thịnh trị.

Nguyễn Hiến Lê viết: “Xã hội đó là xã hội phong kiến, theo điển chế của Chu rất có trật tự, tôn ti, từ thiên tử tới các chư hầu lớn nhỏ, quý tộc, bình dân, ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hòa hảo với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm nhau, ai cũng phải tu thân nhất là hạng vua chúa vì ngoài bổn phận dưỡng dân – lo cho dân đủ ăn đủ mặc, lão giả an chi, thiếu giả hoài chi – còn có bổn phận giáo dân nữa bằng cách làm gương cho họ, và bằng lễ, nhạc, văn, đức; bất đắc dĩ mới dùng hình pháp. Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già, “thận chung truy viễn” đối với người khuất -

….; ai nấy đều trọng tình cảm và công bằng, không ai nghèo quá mà cũng không ai giàu quá, cấm ngặt sự tụ liễm, người giàu thì khiêm tốn giữ lễ, người nghèo thì lạc đạo, được như vậy thì các giai cấp hòa hợp với nhau, trên không hiếp dưới, dưới không oán trên” [44, tr.204-205].

Nguyễn Du trưởng thành trong một giai đoạn xã hội có nhiều biến động. Chế độ phong kiến nước ta ở thế kỉ XVIII – XIX bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm

trọng và không có lối thoát. Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Du đã chứng kiến

“bao phen thay đổi sơn hà”. Ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII các triều đại cứ lần lượt đổi chủ: sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, triều đại Tây Sơn thiết lập, rồi nhà Nguyễn lên thay. 1802 Gia Long lên ngôi, cho mời Nguyễn Du ra làm quan.

Nguyễn Du thực sự làm thơ chữ Hán từ năm 1786. Đây là mốc thời gian rất quan trọng của lịch sử dân tộc. Quang Trung đưa quân ra Bắc, đại phá quân Thanh.

Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Trung Quốc. Nguyễn Du theo vua nhưng không kịp đành về nương náu ở quê vợ tận Thái Bình. Thời gian ăn nhờ ở đậu này ông thường ngẫm nghĩ về thế sự.

Vì sự phức tạp của thời cuộc nên anh em ly tán, mỗi người một nơi. Sống ở Quỳnh Côi, ông thường than thở cho tình cảnh gia đình:

Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán (Quỳnh Hải nguyên tiêu) (Chốn non Hồng không còn nhà, anh em tan tác)

Còn chính tác giả thì lận đận “ba mươi năm nơi chân trời góc bể” (Hải giác thiên nhai tam thập niên – Quỳnh Hải nguyên tiêu).

Trong suốt cả 3 tập thơ, cái nhìn của tác giả về thời cuộc không có gì là khởi sắc. Tập Thanh Hiên chủ yếu làm vào thời trai trẻ chứa đựng cái nhìn trong thời tao loạn. Hình ảnh chiến tranh được tác giả nói đến nhiều. Nó trở thành nỗi ám ảnh.

Ngay cả khi nó không còn nữa, tác giả vẫn như còn nghe dư vị của nó. Chiến tranh chính là nguyên nhân làm cho gia đình, anh em ly tán. Thân nơi đất khách nên

“Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương” (Tang tử binh tiền thiên lí lệ - Bát muộn).

Không chỉ có nỗi sầu nhớ thân bằng quyến thuộc, ngay cả bạn cũng phải từ biệt nhau. “Biệt Nguyễn Đại lang” trong một đêm mưa gió trên con thuyền đơn côi như thuở nào Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên trên lầu Hoàng Hạc, cả hai đều thấy rằng: “Đôi chốn mỗi nơi đều nhớ nhau” (Lưỡng địa các tương vương – Biệt Nguyễn Đại lang, II). Quan trọng hơn, hai người thấy tình bạn thắm thiết hơn vì họ có chung

một hoàn cảnh “Cả hai ta đều trong cảnh loạn li” (Các tại loạn li trung – Biệt Nguyễn Đại lang, III).

Tiết thanh minh trong Truyện Kiều thật là nhộn nhịp, còn thanh minh này, tác giả đang ở nơi khách xá. Cỏ vẫn cứ xanh tận chân trời như trong Truyện Kiều.

Người cứ buồn thương. Có điều nỗi ám ảnh về chiến tranh vẫn lấn át đi mùa xuân tươi đẹp “Thỉnh thoảng nghe tiếng khóc nơi đồng nội như còn nghe thấy tiếng chiến tranh” (Dã khốc thời văn chiến phạt thanh – Thanh minh ngẫu hứng). Tiếng khóc trẻ thơ khiến người ta liên tưởng đến nhiều sự việc nhưng Nguyễn Du nghe như là dư âm của chiến tranh. Như vậy, điều đó cho ta thấy những biến động của xã hội 30 năm cuối thế kỉ XVIII có sức ám ảnh sâu sắc trong tâm tưởng Nguyễn Du.

Thời loạn với 10 năm gió bụi, Nguyễn Du thấm thía cuộc sống phiêu bạt như ngọn cỏ bồng đứt gốc trôi giạt mãi trong gió thu. Có lẽ thời gian tạm gọi là thoải mái nhất khi tác giả trở về sống dưới chân núi Hồng. Ở đây, Nguyễn Du tự do thả hồn mình với non xanh nước biếc. Nói là nói vậy chứ Nguyễn Du là người luôn đau đời thì có bao giờ ông tìm được sự tự do với đúng nghĩa của nó. Ngay cả khi đi săn – việc giải trí mà ông rất yêu thích – Nguyễn Du thấy con chó “tham tiến không biết dừng” (Điệu khuyển) cũng nảy mối u sầu và liên hệ với việc của mình.

Sáu năm dưới chân núi Hồng chưa làm được việc gì thì đến năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, truyền chiếu hiểu dụ các cựu thần nhà Lê ra làm quan triều Nguyễn.

Nguyễn Du nhận lời mời ra làm quan. Và từ đó ông dấn thân vào chốn quan trường.

Ông ra làm quan cho triều Nguyễn trong một tâm trạng khá phức tạp. Điều này các tư liệu chép có khác nhau. Gia phả chép: “Khi Gia Long ra Nghệ An, ông đón xe yết kiến vua và được đem thủ hạ đi theo vua ra Bắc”. “Đại Nam chính biên liệt truyện”

lại chép: “Đến khi có lệnh gọi, không thể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra” (Dẫn theo Nguyễn Du và Niên phổ). Khi không tìm thấy sự đồng nhất trong các tư liệu, tìm rải rác trong các bài thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta sẽ thấy được tâm sự của ông.

Có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh tâm sự hoài Lê của ông. Các nhà nghiên cứu như Hoài Thanh, Trương Chính dẫn ra một số bài thơ để chứng minh cho tâm sự đó: My trung mạn hứng (có sự tích Chung Nghi và Trang Tích), Thăng

Long, Biện Giả, Đạo ý, Á phụ mộ… Tuy nhiên, chúng tôi thống nhất ý kiến của Nguyễn Lộc “Ông nhớ nhà Lê như nhớ một kỉ niệm về tình cảm, chứ biết nó sụp đổ là tất yếu”. Việc ông hợp tác với Gia Long, GS. Nguyễn Lộc cũng có một cái nhìn thấu đáo: “Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn suốt 19 năm trời, được cất nhắc, thăng thưởng, nhưng không bao giờ ông tỏ ra đằm thắm, mà ngay từ đầu đã có dấu hiệu chán nản, và suốt trong thời gian làm quan, lúc thì ông kêu về bọn quan lại xấu xa, lúc thì ông than về bản thân mất tự do…” [48, tr.318].

Thực vậy, Nguyễn Du khi đến với triều Nguyễn là mang bóng dáng và tâm sự của cựu thần triều Lê, thái độ thật tội nghiệp:

Hữu nhất nhân yên lương khả ai Phá y tàn lạp sắc như khôi Tị nhân đãn mịch đạo bàng tẩu

Tri thị Thăng Long thành lý lai (Ngẫu hứng V) (Có một người kia thật đáng thương

Áo rách nón xơ sắc mặt xám như tro Tránh người chỉ tìm ven đường mà bước Biết là người trong thành Thăng Long đến).

Cụ Đào Duy Anh chú: “Tả tình cảnh ngơ ngác, ngờ sợ của người ở miền Bắc, tôi cũ của nhà Lê, mới vào kinh đô Huế, ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải vai vế của mình, người này chính là Nguyễn Du” [46, tr.216].

Mai Quốc Liên e rằng không phải Nguyễn Du mà cho rằng đó là người quen biết cũ ở Thăng Long mà thôi. Chúng tôi cũng thống nhất với ý kiến của Mai Quốc Liên. Nhưng cách giải thích của Đào Duy Anh cũng là một gợi ý cho việc làm quan nhà Nguyễn của Nguyễn Du.

Trở lại với thực tế quan trường, ông mang cái án “người cũ” nhưng lại rất được việc. Tâm trạng của ông thì lại chán chường nên khi có điều kiện là Nguyễn Du lại xin về. Ông lại hay giữ mình khiến Gia Long trách ông sao không nói ý kiến riêng của mình, mà chỉ vâng vâng dạ dạ. Con đường làm quan của Nguyễn Du khá

thênh thang, ông được thăng cấp rất nhanh và ở những vị trí cao. Chính sự ưu ái đó khiến cho Nguyễn Du càng thêm khó xử. Quan trường là nơi đầy thị phi, đố kị:

- Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc (Tống nhân

(Những con oanh đẹp trong vườn thượng uyển ghen nhau vì sắc đẹp) -Ngoại lộ văn chương thế

Trung tàn sát phạt ky (Khổng Tước vũ) (Mã ngoài lộ ra vẻ đẹp

Bên trong giấu chất độc giết người)

Đó có thể là những người cùng vai vế, cùng vị trí nên gièm pha, xúc xiểm cũng là điều dễ hiểu. Vì việc quan còn gắn liền với bổng lộc. Vốn hiền lành như Nguyễn Du thì bi kịch là ở chỗ “khi có việc bọn nha lại đều lên mặt với ta” (Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã – Ngẫu đắc). Để giải thích cho sự rắc rối này, không gì ngoài việc Nguyễn Du được ưu ái:

Đào hoa mạc trượng đông quân ý

Bàng hữu phong di tính tối toan (Ngẫu thư công quán bích, II) (Hoa đào chớ cậy chúa xuân yêu

Bên cạnh có dì gió tính rất chua ngoa)

Khi phiêu bạt nơi đất khách, người ta ai mà chẳng muốn trở về quê nhà, gối đầu lên đất mẹ để cảm nhận một cuộc sống an nhàn. Trước đây, Nguyễn Trãi cũng vậy, không được trọng dụng nữa thì về Côn Sơn nằm trên đá nghe thông reo và tiếng suối rì rầm chảy. Sau Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ nói: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Cái sự “vào lồng” của Nguyễn Công Trứ đầy vẻ tự hào vì đã thỏa mãn chí làm trai, nợ công danh. Còn Nguyễn Du, tình cảnh cá chậu chim lồng là thực sự bức bối đối với ông nên tâm trạng thật là u uất. Bi kịch của Nguyễn Du là ở chỗ “chán làm quan muốn về nghỉ, nhưng Quảng Bình đã thuộc Kinh sư, nên “thôi đừng than thở nữa, dù có về vườn cũng ở trong đất của nhà vua, tránh đâu cho khỏi nắng” [46, tr.223].

Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc

Hà Nam kim thị đế vương chu (Tân thu ngẫu hứng)

(Chớ nhìn cuối trời mà than luân lạc Vì phía nam sông nay là đất nhà vua rồi)

Như đã nói ở trên, tập Bắc hành có sự khởi sắc rõ rệt. Không gian đất nước Trung Hoa rộng lớn khiến cho cảm hứng thi nhân thêm dào dạt. Người đọc tinh ý sẽ nhận ra rằng dù là viết về con người cảnh vật nước bạn nhưng hình như đâu đó thấp thoáng là tình hình nước ta dưới triều Nguyễn. Ngay cả khi được ưu ái đi sứ, Nguyễn Du cũng cảm giác gai gai lạnh:

Mưa xuân như mỡ nhưng vẫn thấy trong xương lạnh buốt (Xuân vũ như cao cốt tự hàn – Nam Quan đạo trung)

Đó là cảm xúc của ông khi đi đến trấn Nam Quan. Đường đến Bắc Kinh tuế cống nhà Thanh, qua không biết bao nhiêu là địa danh, khi đến Hồ Nam, Nguyễn Du biết bao thương cảm khi nhớ đến Khuất Nguyên. Hơn Tống Ngọc, Nguyễn Du thấy được bi kịch của Khuất Nguyên. Bên cạnh nhà thơ yêu nước này toàn là những kẻ giả dối, độc ác:

Họ che giấu nanh vuốt và nọc độc

Nhưng cắn xé thịt người ngọt xớt như đường (Bất lộ trảo nha dữ giác độc

Giảo tước nhân nhục cam như di – Phản chiêu hồn) Nguyễn Du đã kết thúc bài thơ này:

Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan

Địa địa xứ xứ giai Mịch La (Phản chiêu hồn) (Đời sau người đều là Thượng quan

Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La)

Nguyễn Du nói đất nước Trung Hoa rộng lớn hay bao gồm cả hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ? Người đọc tinh ý sẽ có câu trả lời.

Như vậy, để xây dựng một xã hội như thời Nghiêu Thuấn là mơ ước của bao nhiêu người và trong một chừng mực nào đó nó chỉ là một xã hội trong mơ. Đó cũng là lí do tại sao Khổng Tử suốt đời bôn ba, chu du qua hết các nước chư hầu,

hết Vệ đến Tống rồi Trần. Cuối cùng đến 70 tuổi trở về, nước Lỗ coi ông như một bậc quốc lão. Một xã hội lí tưởng theo Khổng Tử là một xã hội có vua sáng tôi hiền, trên dưới thuận hòa, mọi người không tranh giành được mất, hơn thua. Nếu lấy xã hội mà Khổng Tử xây dựng làm chuẩn để rọi chiếu vào thời cuộc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du thì đó không phải là thời thịnh trị. Lần giở từng tập thơ của ông, ta thấy ở tập Thanh Hiên là một xã hội loạn ly, ở tập Nam trung cuộc sống quan trường khá phức tạp và ở tập Bắc hành là một xã hội “ăn thịt người”. Có thể những nhận xét trên phần nào phiến diện. Nhưng không thể phủ nhận rằng thực tế này đã ảnh hưởng đến cách hành xử và đặc biệt là cảm xúc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)