Tình c ảm nhân đạo của Nguyễn Du đối với những người

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 71 - 74)

Chương 2 THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO CẢM QUAN NHO GIÁO

2.3. Tình cảm nhân đạo theo thuyết về chữ Nhân của Nho giáo

2.3.2. Tình c ảm nhân đạo của Nguyễn Du đối với những người

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Hiện thực cuộc sống đã tác động đến tâm tư Nguyễn Du rất nhiều. Như trên đã nói, Nguyễn Du viết nhiều về phụ nữ. Hình ảnh này xuất hiện nhiều trong toàn bộ sáng tác của ông. Đạm Tiên, Thúy Kiều là những nhân vật truyện thơ. Còn Tiểu Thanh, tác giả nhân đọc Tiểu Thanh kí, ngẫm cuộc đời mình rồi tự nhận là cùng hội cùng thuyền. Người ca nữ đất La Thành, tác giả chỉ nghe danh, đứng trước mộ nàng mà thương cho người tài hoa bạc mệnh. Còn Dương Quý Phi, hai bà phi Nga Hoàng và Nữ Anh là nhân vật lịch sử. Tất cả những người phụ nữ này, Nguyễn Du chỉ biết qua sách vở mà đã có một mối cảm thương sâu sắc huống chi những người ông gặp trực tiếp trong cuộc đời thường. Hai mươi năm trở lại kinh đô, niềm vui chưa kịp thỏa “Bạc đầu còn thấy được Thăng Long” lại cảm thương cho cô Cầm, một đời tài hoa bạc mệnh. Một lần nữa ta gặp lại đề tài người ca nữ trong thơ Nguyễn Du. Cô Cầm trước đây là tài danh bậc nhất chốn kinh kì. Sau 20 năm gặp lại, người tóc đã hoa râm, nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ, đôi mày tàn tạ phờ phạc không trang điểm. Thời gian làm thay đổi, thế cuộc cũng xoay vần, con người cũng tàn tạ theo quy luật đó. Gặp lại người năm cũ trong một hoàn cảnh như thế này, Nguyễn Du không nén nổi một tiếng thở dài. Còn buồn hơn nữa khi tác giả gặp lại người hầu cũ của em. Nàng hầu này trước đây cũng là một ca nữ có giọng ca uyển chuyển và nhan sắc cũng mặn mà. Thế nhưng khi tác giả gặp lại thì nàng đã 3 con, đáng ái ngại là vẫn còn mặc chiếc áo ngày ra đi (khả liên do trước khứ thời y – Ngộ gia đệ cựu ca cơ). Nguyễn Du bùi ngùi thương nhưng biết làm sao được vì

“chậu nước đã đổ, khó mà thu lại được”. Có điều, hình ảnh người hầu ấy cứ ám ảnh mãi trong tâm trí nhà thơ vì “ngó sen tuy gãy, nhưng tơ vẫn chưa dứt”.

Viết về phụ nữ, Nguyễn Du chú ý đến những nét đáng yêu nơi họ. Đó có thể là cô gái hái sen, vô tư, trong trẻo. Người đâu mà cách tường, chưa thấy hình dáng đã nghe tiếng cười thật hồn nhiên (Mộng đắc thái liên). Cô gái này chính là cô láng giềng mà tác giả đã hẹn cùng đi hái sen. Hành động của cô gái cũng thật đáng yêu, buộc chặt quần cánh bướm.

Trên đường công sứ tác giả cũng thấy những nét đáng yêu của những người phụ nữ trên đất bạn. Như là cô gái giận chồng ra ngồi dựa bên cửa sổ; hoặc là cô gái cài hoa cúc mải xem cuộc vui, ngồi ở đầu thuyền chắn hết lối đi (Thương Ngô Trúc Chi ca X, XI). Có khi tác giả yêu họ chỉ vì họ có cái cười ngộ nghĩnh: “Hồ tê vi lô tiếu Nam di” (Hàm răng hạt bầu hé cười vì thấy ta là người Nam di – Thương Ngô Trúc Chi ca V).

Đi sứ đòi hỏi trách nhiệm nặng nề nhưng tác giả được mở rộng tầm nhìn. Bấy lâu nay, Nguyễn Du nghĩ đất Trung Hoa văn minh là thế làm gì có chuyện bất công.

Nhưng thực tế, được tận mắt chứng kiến, tất cả như vỡ òa. Đập vào mắt tác giả là hình ảnh 4 mẹ con người hành khất đói khát, rách rưới, lang thang hoàn toàn đối lập với hình ảnh bữa tiệc đón tiếp đoàn sứ giả ở trạm Tây Hà có đủ cả gân hươu, vây cá, thịt lợn, thịt dê đầy mâm cỗ. Các quan lớn không chọc đũa vào đã đành, mà kẻ tùy tùng cũng chỉ nếm qua, rồi đổ cho chó nhà hàng xóm, mà chó cũng chán chê không thèm ăn. Chẳng ai nghĩ đến cảnh 4 mẹ con nhà kia cùng cực như thế!

Nguyễn Du đã kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi:

Thùy nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương? (Sở kiến hành) Ai vẽ bức tranh này

Đưa dâng lên nhà vua? (Những điều trông thấy)

“Rõ ràng ông muốn nhà vua thấy cái kết quả cụ thể của chính sách trị dân của mình. Tất nhiên những cảnh đó không phải chỉ ở bên Trung Quốc mới có, và ý nghĩ đó không phải chỉ là ý nghĩ về vua Trung Quốc” [3, tr.97].

Trong tập Bắc hành, Nguyễn Du thấy rất nhiều hiện thực như thế. Trong bài

“Thái Bình mại ca giả” là hình ảnh một người già cả, mù lòa, một em bé dắt đi hát rong kiếm ăn “vừa đàn vừa hát không nghỉ” suốt buổi, hát đến “xùi bọt mép” đàn đến “rã cánh tay” mà chỉ được 5, 6 đồng tiền. Ra khỏi thuyền, ông già còn quay lại lạy tạ. Trong khi đó, đoàn sứ giả của ông được cung đốn gạo thịt đầy thuyền “người trong đoàn ăn uống thỏa thuê, thừa vất đổ xuống sông”. Còn bài “Trở binh hành”, dân đói quá, lấy cám thay cơm, rau dại thay canh, chết hàng trăm hộ, cho nên cuối cùng nổi lên giết bọn quan lại, 10 người giết 9. “Phát triển ý của Mạnh Tử, ông nói dân đói không nên đổ tội cho trời làm mất mùa, đó là kết quả của chính sách trị dân không tốt” [3].

Trong 10 năm gió bụi, Nguyễn Du có điều kiện sống gần gũi với những người bình dân. Chính vì vậy, ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi ông viết nhiều về họ.

Hoàn cảnh giống nhau mà thương nhau đó là điều đáng quý; nhưng hoàn cảnh không giống nhau mà thương nhau lại càng quý hơn:

Trọ nơi đồng quê gặp người hái củi

Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau

(Phượng hoàng lộ thượng tảo hành) (Dã túc phùng tiều giả

Tương liên bất tại đồng)

Thậm chí có những người chỉ nhìn thoáng qua thôi, không biết họ ở nơi nào trong cái nắng dữ trên đường Hà Nam, tác giả thấy mình và họ hình như có một mối đồng cảm:

Hà xứ thôi xa hán?

Tương khan lục lục đồng (Hà Nam đạo trung khốc thử) (Anh chàng đẩy xe kia quê ở đâu nhỉ?

Nhìn nhau thấy vất vả như nhau)

Nguyễn Du còn thương cảm khi con vật mình yêu quý bấy lâu nay chết đi. Khi về dưới chân núi Hồng, Nguyễn Du thỏa niềm yêu thích của mình là đi săn. Ông viết về con chó quý của mình là “Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ”. Nhưng, con chó hay này đã chết. Người ta thường có chân lý:

Ngựa hay không chết già

Gái trinh liệt không chết được yên lành (Điệu khuyển) (Tuấn mã bất lão tử

Liệt nữ vô thiện chung)

Con chó này hay nhưng vì “tham tiến không biết dừng mà chết”. Khi nói về cái chết của nó, tác giả thật đau xót:

Bỏ mình trong núi lạnh

Bỏ mình chớ oán than (Điệu khuyển) (Vẫn thân hàn sơn trung

Vẫn thân vật thán uyển)

Đọc sách, thấy con bướm chết trong đó, tác giả cũng xót thương. Nguyễn Du không xem con bướm là con vật bé nhỏ mà xem nó như là một con người. Nó chết vì mệnh nó bạc. Tác giả có cái nhìn lạc quan về cái chết của nó. Nó có duyên nên được lưu lại trong sách.

Thuyết chữ nhân của Nho giáo khiến cho con người nhìn con người, nhìn vạn vật với tất cả tấm lòng cảm thông. Nguyễn Du được tiếp thu điều đó trong sở học của mình. Cộng thêm, đây là giai đoạn hình thành trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.

Nguyễn Du đã cảm thông đến từng con người, từng số phận. Có thể nói đó là lý do người ta nói Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)