Mong muốn hưởng lạc

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 127 - 130)

Chương 4. THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU – CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG THEO

4.3. Tư tưởng hưởng lạc

4.3.1. Mong muốn hưởng lạc

Nguyễn Công Trứ có triết lí cầu nhàn, hưởng nhàn một cách rõ ràng. Ông có tuyên ngôn về hưởng thụ cuộc sống:

-Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy

Nếu không chơi thiệt ấy ai bù (Chơi xuân kẻo hết xuân đi) -Nhân sinh ba vạn sáu ngàn thôi

Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi Nhắn con tạo hóa xoay thời lại

Để khách tang bồng rộng bước chơi (Đời người thắm thoát) Nguyễn Du cũng nói về hành lạc, nói như một chuyên gia về hành lạc bằng một giọng nghiêm túc chứ không hóm hỉnh như Nguyễn Công Trứ. Khi người ta bất như ý một điều gì đó trên đường đời thì người ta tìm đến Lão Trang như một sự an ủi về mặt tinh thần, cũng có khi để cân bằng trạng thái tâm lí. Nguyễn Du có cả một thời chạy loạn ngược xuôi, cả một đời bận rộn chốn quan trường. Chính xuất phát từ cuộc đời lắm đau thương, Nguyễn Du mới có mong muốn hưởng lạc.

Con người, khi tâm trạng vui vẻ, nhìn mọi vật tươi sáng hơn. Họ vui với niềm vui của vạn vật như phong thái ung dung gặm rau mục túc của con ngựa khi mùa thu tới. Cuộc sống thật chẳng có gì đáng phải nghĩ ngợi. Phần trước ta đã thấy một Nguyễn Du thẹn với người hàng xóm ngồi xe nhỏ, cưỡi ngựa hèn. Cuộc sống biết đủ biết dừng là hạnh phúc. Danh lợi là một miếng mồi ngon, người ta khó mà cưỡng lại được. Con người thường khó bằng lòng với những gì mình đang có, vẫn thường đứng núi này trông núi nọ, mang tâm lí cỏ bên kia rào bao giờ cũng xanh. Người ở vị trí của mình thường thích vị trí của người khác:

Lân ông bôn tẩu thôn tiền miếu

Đấu tửu song cam túy bất hồi (Xuân nhật ngẫu hứng) (Ông hàng xóm rảo bước ra miếu đầu thôn

Nhậu một be rượu với hai quả cam, say chửa về)

Mong muốn, ao ước, bởi vì ông hàng xóm có phong thái thật là thong thả: rảo bước; đó là phong thái của người không bận rộn chốn quan trường. Con người thơ nói chuyện uống rượu như là đệ tử của Lưu Linh

Cuộc đời trăm năm chỉ ước được say suốt ngày (Đối tửu) (Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy)

Muốn được say suốt ngày vì con người ý thức được cuộc đời rất ngắn ngủi, hãy hưởng thụ đi, nếu không hưởng thụ thì sẽ không còn thời gian để hối tiếc. Có khi chính tác giả giải thích bằng một quan niệm rất bi quan về tương lai:

Sinh tiền bất tận tôn trung tửu Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?

(Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu Thì chết rồi ai tưới chén rượu trên mồ?)

Suy nghĩ như vậy nên con người thơ tận hưởng cuộc sống hiện tại, không phải chờ đợi ở nơi xa xôi nào hết:

Thôn cư bất yếm tần cô tửu

Thượng hữu nang trung tam thập tiền (Tạp thi) (Ở thôn quê mua rượu hoài không chán

Trong túi vẫn còn ba mươi đồng)

Đọc vài câu thơ, chúng ta dễ tưởng rằng Nguyễn Du là người thích uống rượu.

Nhưng thực ra, rượu đối với ông chỉ là phương tiện chứ không phải là đối tượng.

Hãy nghe Nguyễn Du phân trần mục đích uống rượu:

- Đăng tiền đẩu tửu khởi suy nhan (Tạp ngâm II)

(Trước đèn uống chén rượu để hồng lên sắc mặt suy yếu) - Nhất lộ hàn y trượng tửu ôn (Quỷ môn đạo trung) (Giá lạnh suốt dọc đường nhờ rượu để có hơi ấm)

Thú tiêu khiển của người đàn ông là có rượu ngon thì phải có gái đẹp. Nói như Nguyễn Công Trứ:

Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề Có yến yến hường hường mới thú Khi đắc ý mắt đi mày lại

Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng

(Tài tình) Nguyễn Du đi qua Quảng Tế, ở đây có cảnh đẹp, rượu ngon, gái đẹp:

Muốn gán chiếc áo cừu lông chim túc sương đổi lấy một cuộc say Nhưng tóc trên đầu đã bạc trắng thì biết làm thế nào

(Quảng Tế ký thắng) Con người muốn hưởng lạc nhưng ranh giới giữa có và không thật mong manh. Cuối cùng phải lấy cái già ra để phân bua mà ngừng lại.

Như vậy, trong khuôn khổ của một nhà nho, thực lòng Nguyễn Du tìm đến Lão Trang để an ủi phần nào những thất vọng trong cuộc sống. Phong thái nhà nho khiến ông chỉ có thể đến với những cuộc vui thật tao nhã như là dắt chó vàng đi săn dưới núi Hồng, vui với bầy hươu nai, đọc sách ngâm thơ dưới ánh trăng. Những khoảnh khắc đó thật hiếm hoi. Còn lại, tất cả những thú vui khác, ông chỉ có ước, muốn, thèm(người viết nhấn mạnh) mà thôi:

- Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy (Đối tửu) (Cuộc đời trăm năm chỉ ướcđược say suốt ngày) - Tiền sát bắc song cao ngọa giả (Ký hữu)

(Thèm chết đi được như người nằm khểnh bên song cửa sổ phía bắc) - Tiền nhĩ dã âu tùy thủy khứ (Đồng Lung giang)

(Thèm được như đàn âu kia theo dòng nước lội đi) - Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên (Dạ tọa)

(Làm thế nàođược hát ngông như thời niên thiếu) - Ngã dục quải quan tòng thử thệ

Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn (Tặng nhân)

(Ta cũng muốn từ đây treo mũ áo từ quan mà ra đi Cùng ông hưởng thọ vui với đàn với rượu)

Phong thái nhà nho khiến Nguyễn Du phải dừng lại trước những thú vui có hơi hướng của sự hưởng lạc. Chuẩn mực của nhà nho không cho phép con người sống buông xuôi, thả trôi những ham muốn đời thường. Mặt khác, Nguyễn Du là người luôn trăn trở về vấn đề cuộc đời thì làm gì có thời gian để hưởng lạc. Vì vậy, với Nguyễn Du, những lạc thú trong đời chỉ dừng lại trong ý nghĩ, trong mong muốn mà thôi.

“Hành lạc đối với Nguyễn Du chỉ là chuyện văn chương chứ không phải một phương thức sống” [48, tr.305].

Một phần của tài liệu tinh thần nho – phật – lão trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)