CHƯƠNG 1: NỘI DUNG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
1.2. CÁC M ẢNG ĐỀ TÀI CỦA KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI
1.2.1 K ịch viết về đề tài lịch sử
Tổ quốc Việt Nam được thanh bình, thịnh vượng như ngày hôm nay cũng chính nhờ ở cồng lao dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Trải qua hàng bao thế kỉ dài đó, nền độc lập cũng như hạnh phúc của nhân dân ta phải được đánh đổi bằng máu và nước mắt. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, lịch sử dân tộc bao giờ cũng được hậu nhân trân trọng và lưu truyền. Đặc biệt đề tài về lịch sử rất được sự quan tâm của nhiều ngành nghệ thuật: hội họa, sân khấu, điêu khắc... Riêng về văn học, lịch sử dân tộc được tái tạo nhiều trong thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... Kịch tuy ra đời có muộn, nhưng cũng có những đóng góp đặc sắc về mảng đề tài này. Nhất là vào cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ trước, kịch viết về đề tài lịch sử là những hiện tượng rất đáng chú ý. Có những tác phẩm kịch vừa ra đời đã được nhiều người biết đến và nhận chân được giá trị như hai vở kịch thơ mở đầu cho mùa kịch thơ về đề tài lịch sử: Trần Can và Lý Chiêu Hoàng của Phan Khắc Khoan, các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn và hàng loạt các vở kịch khác: Hưng Đạo đại vương (Trần Văn Bích), Trận giết Liễu Thăng (Đỗ Hoàng Lạc), Ngọc Hân (Tân Phương), Trại Lam Sơn (Phan Xuân Thiện), Trưng Vương (Phạm Thao)...
Trong suốt cả chiều dài lịch sử, có biết bao giai đoạn, biết bao sự kiện, cá nhân đáng để người nghệ sĩ quan tâm. Họ có thể tự do lựa chọn nếu có sự am hiểu về lịch sử và cảm hứng lấy từ thời đại. Bên cạnh đó tác phẩm của họ có thể chuyên chở được những khát vọng sáng tạo và gởi gấm được những ý tưởng nghệ thuật có giá trị. Nguyễn Đình Thi viết Rừng trúc và Nguyễn Trãi ở Đổng Quan trong cùng một năm. Rừng trúc được viết vào dịp Tết Mậu Ngọ, còn Nguyễn Trãi ở Đông Quan thì vào tháng chạp năm Mậu Ngọ (1978). Đây là hai tác phẩm kịch rất có giá trị của Nguyễn Đình Thi và cũng là những vở kịch mà Nguyễn Đình Thi rất tâm đắc. Có tài liệu kể lại khi viết xong vở Rừng trúc. Nguyễn Đình Thi ôm bản thảo đến đoàn kịch Trung ương đọc cho các nghệ sĩ và đạo diễn Đào Mộng Long, Phạm Thị Thành và Tuệ Minh nghe, cả ba đều tấm tắc khen hay và dự định dàn dựng ngay nhưng không thành, để đến
21 năm sau (10/1999) Rừng trúc mới được hiện diện trên ánh đèn sâu khấu, bước vào thế giới hình sắc, xứng đáng với tầm vóc của nó.
Ở rừng trúc, Nguyễn Đình Thi đã khai thác ngay những xung đột lịch sử ở thời điểm cao nhất: lúc triều Lý đã suy vong và ngôi vua đã về tay nhà Trần được 11 năm. Khi ấy, Trần Thái Tông đã 20 tuổi, hoàng hậu Chiêu Thánh 19 tuổi. Lấy lý do Vua và hoàng hậu chưa có con nối nghiệp, thái sư Trần Thủ Độ cùng vợ là Công chúa Thiên Cực(Trần Thị Dung) sắp đặt cho công chúa Thuận Thiên (vợ Trần Liễu - chị Chiêu Thánh) đã có mang ba tháng lấy Trần Thái Tông. Với sự kiện loạn luân này, nhà Trần lục đục, Trần Liễu nổi loạn, Thái Tông bỏ lên Yên Tử tìm đến cửa Thiền. Trần Thủ Độ theo lên Yên Tử quyết rước vua về. Do thù trong giặc ngoài và sự an nguy của quốc gia, Trần Thái Tông chấp thuận trở về kinh đô để chấn hưng đất nước.
Ở phương diện nào đó, có thể xem Rừng trúc lù một bi kịch lịch sử. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Thi, các nhân vật hiện lên thật ân tượng, sắc nét, thể hiện được cá tính của từng người: Trần Thủ Độ cơ mưu quyền biến, được xem như là bậc khai quốc công thần của triều Trần, không từ một thủ đoạn nào để đem và giữ vững giang sơn xã tắc cho dòng tộc nhà mình; Thiên Cực công chúa đa mưu túc trí, khôn ngoan toan tính những điều mà bà cho là có lợi cho triều Trần. Việc sắp đặt cho Trần Thái Tông lấy công chúa Thuận Thiên phần lớn cũng do miệng lưỡi dẻo ngọt của bà tác động vào; Trần Cảnh (ông vua đầu nhà Trần) thì hiền đức, khoan dung, mộ đạo, được mọi người yêu mến nhưng từ bé sớm chịu mọi sự sắp đặt của Trần Thủ Độ; hoàng hậu Chiêu Thánh hiền hòa nhưng cương quyết, bằng nhưng lời lẽ trầm tĩnh nhưng sắc bén như một lưỡi dao nàng đã khiến cho những kẻ làm khổ nàng không thể nào yên lòng được; Trần Liễu vì mất vợ phẫn uất, điên cuồng manh động; Thuận Thiên như con cờ trong tay Trần Thủ Độ và mẹ mình . . .
Ngần ấy nhân vật được Nguyễn Đình Thi xây dựng thật thành công. Vở kịch chỉ hơn 100 trang sách nhưng thể hiện được khả năng sáng tạo lớn của Nguyễn Đình Thi. Mỗi lời, mỗi chữ trong tác phẩm đều đã kinh qua sự suy
nghĩ, cân nhắc thật kĩ lưỡng của một trí tuệ lớn. Tác phẩm kết thúc thật yên ổn:
Trần cảnh và Trần Liễu giảng hòa, vua sống bên hoàng hậu Thuận Thiên và chăm lo việc nước, Chiêu Thánh bằng lòng với cuộc sống giản dị, bình lặng của mình... nhưng ta vẫn ngầm hiểu rằng cơn sóng gió ba đào vẫn nổi lên từng lúc, khó có thể nào yên được trong lòng họ.
Đến Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nguyễn Đình Thi đã xây dựng một nhân vật lịch sử có tầm vóc lớn. Nhắc đến Nguyễn Trãi người ta nghĩ ngay đến một nhà thơ, nhà quân sự tài hoa lỗi lạc có một tâm lòng bao la như biển. Phạm Văn Đồng đã từng suy tôn ông: "Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn, văn là chính trị, chính trị cứu nước, cứu dân (...), võ là quân sự:
chiến lược và chiến thuật (...), văn và võ đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (35, 34). Nguyễn Đình Thi đã chọn khoảng thời gian mười năm Nguyễn Trãi bị quân Minh giam lỏng ở Đông Quan để hình thành nên vở kịch của mình. Đây là khoảng thời gian mà trong tiểu sử Nguyễn Trãi chính sử không nói đến nhiều, vì vậy ta càng thấy được năng lực sáng tạo thật dồi dào của ông. Trong danh tướng Việt Nam (tập 2) của Nguyễn Khắc Thuần chỉ có mấy dòng ghi lại bối cảnh lúc đó: Nguyễn Trãi bị Hoàng Phúc và Trương Phụ giam lỏng ở kinh thành Thăng Long với mục đích dụ dỗ mua chuộc để ông ra làm quan phục vụ cho chúng nhưng ông kiên quyết từ chối và ẩn nhẫn chờ thời.
Cho đến giờ, lịch sử vẫn không nói rõ ông đã thoát khỏi cảnh giam lỏng đó bằng cách nào và đến gặp Lê Lợi vào thời điểm cụ thể nào, chỉ biết đó là lúc nghĩa quân Lam Sơn đang ở trong tình thế khó khăn gian khổ nhất và ông đã cùng Lê Lợi chung vai sát cánh để dựng nên nghiệp lớn. Trong quyển Lịch sử Việt Nam (tập 1) có viết: Đây là thời kì Nguyễn Trãi sống trong cảnh "no nước uống thiếu cơm ăn" (thơ nôm Nguyễn Trãi), phải tạm thời nhẫn nhục để che mắt quân thù, đồng thời suy tính phương cách đuổi giặc cứu nước (13, 240).
Lịch sử chỉ ghi lại ít dòng đơn giản như vậy nhưng bằng tài năng sáng tạo của mình, Nguyễn Đình Thi đã dựng lại thật thành công khoảng thời gian mười năm gian khổ của Nguyễn Trãi, ông đã sống trong lòng nhân dân, trong sự che chở, đùm bọc của nhân dân và trốn tránh nanh vuốt của kẻ thù. Nguyễn Trãi và
các nhân vật xung quanh ông xuất hiện trong trang viết của Nguyễn Đình Thi một cách thật xuất sắc với vai trò của mình. Người ta nhận thấy một Nguyễn Trãi sống thanh đạm nhưng hiên ngang, mềm mỏng nhưng kiên quyết, trước kẻ thù không hề nao núng, run sợ. Trương Phụ thì hống hách, gian ác. Hoàng Phúc khôn ngoan, mưu sâu kế độc. Trần Nguyên Hãn yêu nước, thức thời.
Ngoài ra tác phẩm không thiếu những tình cảm ấm áp của những người dân nghèo, hiền lành, tốt bụng như Cúc, người con gái dệt lụa phường Nghi Tàm, Bác An thợ rèn, cô đào hát Ngọc Xuyên, cô gái câm Bích Thảo... Và cũng không vắng bóng những tên chó săn đầu hàng nhà Minh một cách nhục nhã như Nguyễn Đại, Bùi Bá Kỳ, những tên chỉ điểm... Chính vì được tiếp xúc với nhiều loại người như vậy Nguyễn Trãi càng thấy được rõ ràng hơn nỗi thống khổ của nhân dân và sự gian ác tột cùng của kẻ thù đối với người dân lành vô tội. Những điều mắt thấy tai nghe đó đã bắt Nguyễn Trãi phải suy nghĩ, không lúc nào yên. Ông bị giày vò đau đớn, muốn vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn hiện tại để tìm ra con đường cứu nước. Ông tự dặn mình phải tỉnh táo và tuyệt đối phê phán những cách nghĩ, cách làm không đúng: "Một ông quay lưng lại việc đời, tìm một góc vắng để chết một mình cho sạch. Một ông lẫm liệt nhảy vào mũi dao của chúng nó để chết cho anh hùng. Các ông muốn đánh lại chúng nó nhưng mà cái đầu của các ông chỉ nghĩ được trong vòng cái khuôn của chúng nó" (phê phán cách nghĩ của hai tiến sĩ Lê Cảnh Tuân và Vũ Mộng Nguyên) (30, 469). Như vậy, theo Nguyễn Trãi, người anh hùng thức thời là phải sống, phải tỉnh táo để tìm ra kế sách đuổi giặc cứu nước. Tác phẩm kết thúc trong cảnh Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn tìm vào đất Lam Sơn, đến đầu quân Lê Lợi. Đây là một quyết định quan trọng và sáng suốt trong cuộc đời Nguyễn Trãi, đồng thời cũng là may mắn cho Lê Lợi có được Nguyễn Trãi như cá thêm vi. Hai người tạo thành một sức mạnh tổng hợp cùng lãnh đạo nghĩa quân đập tan các ách xâm lược phương Bắc và thống nhất vẹn toàn lãnh thổ nước ta.
Để sáng tác được những vở kịch về đề tài lịch sử đòi hỏi ở mỗi tác giả ngoài tài năng cần phải có tấm lòng và tâm huyết. Xét toàn bộ các mảng đề tài kịch của Nguyễn Đình Thi thì có thể nhận thấy đây là mảng đề tài ông viết
thành công hơn cả. Không chỉ thành công ở dung lượng dầy dặn của tác phẩm mà còn ở nội dung tư tưởng, ở cái tâm, ở tấm lòng của tác giả dành cho tác phẩm.