Tính cô đọng, hàm súc trong lời chú thích nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm kịch nguyễn đình thi (Trang 127 - 131)

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA NGUYÊN ĐÌNH

2.3.3 Tính cô đọng, hàm súc trong lời chú thích nghệ thuật

Lời chú thích là một bộ phận không thể thiếu trong một vở kịch, làm những nhiệm vụ rất quan trọng như: nói rõ địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện kịch; nói rõ những hành động không lời của các nhân vật; nói rõ những sự biến từ ngoài ảnh hưởng tới nhân vật; gợi ý cho việc biểu diễn... Nhìn chung, người viết kịch có thể chú thích gì tùy theo ý mình nhưng nên chọn những chú thích thật cần thiết phục vụ cho tư tưởng chủ đề của vở kịch.

Tsếkhốp đã nói rằng: "Nếu hồi một có treo khẩu súng thì hồi bốn khẩu súng ấy phải nổ". Những chú thích rườm rà, chồng chất quá nhiều chi tiết thừa sẽ dễ làm khán giả mệt mỏi. Ví dụ như một tác giả chú thích việc bài trí của một phòng khách tư sản như sau: "... Hai mé bên đều cổ cửa đi vào phía sau, một lối vào phòng ăn, một lối vào phòng giấy. Cửa to ở khoảng giữa mở rộng. Đằng sau có một tầng cửa bằng dây thép đan. Nhìn qua tầng cửa này, ta sẽ thấy rõ cây cối phía sau vườn xanh om, nghe có tiếng ve sầu kêu. Tủ áo lớn về phía tay phải, phủ một tấm vải vàng. Trên mặt tấm vải có ít đồ trang trí. Người ta đế ý ngay tới một tấm ảnh đã cũ, có vẻ lạc lõng giữa bấy nhiêu đồ trần thiết lộng lẫy. Trên lò sưởi, phía tay phải treo một cái đồng hồ. Trên tường có một bức hoa sơn dầu. Trước là hai cái ghế bành. Khoảng giữa, xế về tay trái, một cái tủ

gương bày la liệt những đồ cổ..." (12, 155) Ta thấy quả là tác giả đã chất quá nhiều đổ đạc trên sân khấu, không còn biết cái gì quan trọng, cái gì là không quan trọng. Và như vậy, chắc chắn những người phục vụ cho nhu cầu của sân khấu sẽ phải tốn rất nhiều công sức để đáp ứng.

Trở lại với kịch của Tsêkhốp, ông rất cẩn thận khi chú thích, chỉ cần vài dòng thật cần thiết để nói lên địa điểm và không gian. Ví dụ ở vở Cậu

Hồi Một. Ngoài vườn. Thấy một phần nhà ở có hiên. Ớ lối đi, dưới gốc cây liễu già có một chiếc bàn bày đồ trà. Những chiếc ghế dài và ghế tựa. Trên một ghế dài có cây đàn ghi-ta. Gần bàn có một chiếc đu. Ba giờ chiều. Trời ảm đạm.

Hồi Hai. Phòng ăn nhà Xêrêbriakốp. Ban đêm. Có tiếng mõ cầm canh ở ngoài vườn.

Hồi Ba. Phòng khách nhà Xêrêbriakốp. Ba cửa ra vào ở hai bên và ở giữa.

Buổi trưa.(2, 156)

Nguyễn Đình Thi hiểu sâu sắc được tầm quan trọng của những lời chú thích cô đọng nhưng đầy đủ ý nghĩa. Trong những tác phẩm kịch của ông, lời chú thích rất ngắn gọn và mang tính nghệ thuật cao. Ta thử khảo sát một vài tác phẩm của ông để làm rõ:

Ở vở Con nai đen, Nguyễn Đình Thi đã giới thiệu về địa điểm, thời gian và những hành động không lời của nhân vật ở mỗi cảnh kịch:

Cảnh một: Rừng quế buổi chiều

Cảnh hai .-Trong cung vua. Pho tượng đá đặt ở một góc phòng. Nhà vua đang ngồi đọc sách trước ánh nến. Tiếng gà gáy từ xa vẳng lại.

Cảnh ba .'Một rừng cây cao bên hồ. Hoàng hậu cùng người cung nữ già đứng dưới bóng cây nhìn sang bên kia hồ.

Cảnh bốn : Một quầng trường trước cổng cấm thành nơi vua ở. Buổi chiều tà, Hoàng hậu Quế Nga cùng người cung nữ già vừa đi ra ngoài thành về.

Đây là những lời chú thích tuy ngắn, dường như có thể đặt bút là viết

ngay được nhưng không phải là không trải qua sự suy nghĩ, cân nhắc của tác giả, xem chi tiết nào nên đưa vào, chi tiết nào không, ơ vở kịch khác, lời chú thích càng cô đọng và hàm súc hơn nữa, như vở Hòn cuội'.

Cảnh một: Một táp nhà tranh trong xóm núi, buổi chiều trăng tròn.

Cảnh hai: Một cây đa bên đường.

Cảnh ba : Nhà Thêu

Cảnh bốn : Chùa. Một tượng Bụt lớn bằng người, thấp thoáng sau màn lụa cũ.

(...)

Những lời chú thích đơn giản như vậy rất dễ cho những nhà đạo diễn và những người lo việc chuẩn bị đạo cụ, phông màn sắp xếp sao cho vừa đúng với ý của tác giả vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép. Và rải rác ở khắp các vở kịch của Nguyễn Đình Thi có rất nhiều những lời chú thích về những hành động không lời của các nhân vật, những sự biến từ ngoài ảnh hưởng tới nhân vật và những lời gợi ý cho việc biểu diễn, chuẩn bị sân khấu... được viết một cách nghệ thuật, cô đúc. ơ vở Rừng trúc, sau khi Trần Thủ Độ ban thưởng cho người quân hiệu biết làm đúng theo phép nước, tiếp đến là lúc vua tới, Nguyễn Đình Thi đã viết:

"Chung quanh xốn xao vui. Người quân hiệu đi cùng vệ sĩ. Thủ Độ trở lên trên thềm, đi lại, nghĩ ngợi. Bỗng có tiếng hô hét bên ngoài. Tiếng hô bật lên:

"Thánh thượng muôn tuổi". Trong sân im phắc. Trần Cảnh vào, cùng đi có một người dáng dấp thư sinh. Theo hầu hai bên, vệ sĩ mang gươm. Mọi quân lính quỳ xuống, tung hô: "Thánh thượng muôn tuổi". (30, 323-324)

Ở một vở kịch khác, vở Tiếng sóng, trong cảnh một, tác giả đã chú thích như sau lúc giới thiệu sự xuất hiện của người con gái huyền ảo:

"Tất cả im lặng. Chỉ còn tiếng sóng vỗ. Một vệt đèn pha lướt tới, cho thấy dòng sông phía xa đang dào sóng. Hiện lên một người con gái huyền ảo." (30, 505)

Ở cảnh bốn, nói về quang cảnh sinh hoạt của một bệnh viện kháng chiến trong rừng:

" Anh bộ đội vác bó củi đi. Cô y tá vào một căn lán, tiêm thuốc cho người bệnh. Căn lán này có đệm, chăn len, ghế vải v.v... Người bệnh mặc áo len, một người đàn bà đã đứng tuổi, vẻ người thành phố." (30, 554)

Và ở cảnh cuối cùng của vở kịch, tác giả đã viết một lời chú thích tương đối dài nhưng thật đầy đủ và ý nghĩa hàm chỉ về quy luật sinh tồn, phát triển cùng những vui buồn khổ đau của đời người. Mỗi một sinh linh bé bỏng khi chào đời thì cũng có nghĩa là đã có một dòng sông đang hiện hữu và không ngừng vỗ sóng cho đến cuối cuộc đời:

"Người con gái biến đi. Hiện lên cảnh một bến sông lổn nhổn những hố bom. Ánh cháy chập chờn phía xa. Một gốc cây cụt. Một người đàn bà, bụng có mang, đeo chiếc bị cói, đi tới. Lửa loe, từng tràng tiếng nổ, pháo bắn đến tới tấp. Người đàn bà quỵ xuống bên gốc cây cụt. Trong ánh lửa đạn, người ta thấy thấp thoáng bóng người đàn bà lăn lộn, trở dạ sau gốc cây. Một tiếng kêu dài.

Im lặng. Rồi bật lên tiếng khóc oe oe của đứa trẻ mới sinh. Người con gái huyền ảo hiện lên. Những tiếng nổ lại ầm ầm. Người con gái bế đứa trẻ sơ sinh giơ lên cao. " (30, 597-598)

Trên đây là những lời chú thích tiêu biểu trong rất nhiều lời chú thích của kịch Nguyễn Đình Thi mà chúng tôi không tiện dẫn hết ra đây được. Lời chú thích thì ở vở kịch nào cũng có nhưng không phải là có thể viết lan man, dài dòng thế nào cũng được mà cần phải có một nghệ thuật viết sao cho thật cô đọng và hàm súc. Bên cạnh đó, phải chú thích sao cho những người ở khâu chuẩn bị sân khấu dễ sắp xếp. Trong những lời chú thích ở kịch của mình, Nguyễn Đình Thi đã đáp ứng được một cách xuất sắc những yêu cầu trên.

Không những thế, đọc những lời chú thích ấy của ông, ta còn thấy nó chan chứa một chất văn, chất thơ chứ không phải vì là lời chú thích mà có thể viết khô khan cứng nhắc thế nào cũng được. Và đây cũng là nét đáng quý được ghi nhận từ một nhà viết kịch nghiêm túc như Nguyễn Đình Thi.

Tóm lại, một yêu cầu chung đối với lời văn trong một vở kịch, cả đối

thoại, độc thoại lẫn chú thích đều phải có tính văn học. Một vở kịch được hoàn thành trước hết phải là một tác phẩm văn học có giá trị dù chưa được diễn trên sân khấu. Kịch của Nguyễn Đình Thi được các nhà nghiên cứu đánh giá là giàu chất văn học, ngôn ngữ phong phú, sinh động. Công sức của Nguyễn Đình Thi đã bỏ ra cho thể loại này không phải là nhỏ. Ngoài niềm đàm mê sáng tác kịch, chúng ta không thể phủ nhận tài năng vốn có của Nguyễn Đình Thi. Một vở kịch được đánh giá là hay ngoài hành động, kịch tính còn phải xét đến giá trị văn học của lời kịch. Hai yếu tố đó gắn bó hữu cơ với nhau bởi nếu lời kịch thiếu tính văn học thì cũng không có tính hành động đầy đủ được.

Một phần của tài liệu đặc điểm kịch nguyễn đình thi (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)