Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi

Một phần của tài liệu đặc điểm kịch nguyễn đình thi (Trang 71 - 90)

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA NGUYÊN ĐÌNH

2.1 NGH Ệ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.1.2 Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi

Cũng như trong truyện ngắn, tiểu thuyết có các kiểu nhân vật như: nhân vật trí thức nghèo, nhân vật lưu manh hóa (truyện Nam Cao), nhân vật cơ hội cơ may, nhân vật địa chủ tư sản (truyện Vũ Trọng Phụng), nhân vật loài vật (truyện Tồ Hoài)... thì trong kịch cũng có các kiểu nhân vật riêng: kịch của Nguyễn Huy Tưởng với các nhân vật lịch sử (Vũ Như Tô, Cột đổng Mã Viện), nhân vật trí thức đi theo cách mạng (Bắc Sơn ); kịch của Đào Hồng cẩm với các nhân vật nữ chiến sĩ anh hùng (Chị Nhàn, Nổi gió), nhân vật anh bộ đội (Trước giờ chiến thắng, Đại đội trưởng của tỏi)... So với những vở kịch nói vào những năm 1920, lúc kịch mới du nhập vào nước ta như: Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long, Bạn và vợ của Nguyễn Hữu Kim, Ông Tây An Nam của Nam Xương hay những vở kịch lúc cách mạng tháng Tám thành công nh\X:Quán Thăng Long của Lưu Quang Thuận, Hoàng Hoa Thám của Trần Phụng Lưu, Lam Sơn họp mặt của Nguyễn Xuân Trâm thì những vở kịch trên của Nguyễn Huy Tưởng hay Đào Hồng cẩm tiến bộ hơn nhiều, cả về nội dung lẫn cách xây dụng nhân vật. Khác với Nguyễn Huy Tưởng và một sô" tác giả kịch khác lúc bấy giờ, Nguyễn Đình Thi sáng tác lúc kịch nói đã phát triển mạnh, ông có điều kiện lĩnh hội được những thành tựu của nghệ thuật kịch nói

và sáng tác theo một phong cách riêng, mang đậm dấu ấn của thời đại. Điều đặc biệt thành công là ông đã xây dựng nên một hệ thống hình tượng nhân vật thật xuât sắc, chuyên chở những suy găm, ước mơ và khát vọng của ông vê cuộc đời. Thể theo từng nội dung và đề tài kịch của ông chúng tôi tạm sắp xếp thành các kiểu nhân vật sau:

2.1.2.1 Nhân vật lịch sử

Lấy một số sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nổi bật để xây dựng nên các tác phẩm kịch là vấn đề khá phổ biến trong kịch nói vào một khoảng thời gian dài. Những tác phẩm đó thể hiện được tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập dân tộc một cách sâu kín. Người đọc không quên được vở Đêm Lam Sơn của Hoàng Mai gợi lại trong lòng họ niềm xót thương và kính phục đối với vị lão quan Nguyễn Phi Khanh khi ông dặn con lúc ly biệt: "Nhớ cha phải lo cho nước, đừng để giang san chịu thiệt thòi". Đồng thời, hình ảnh nổi bật của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong phương cách lãnh đạo: khẳng khái, sáng suốt, yêu nước thương dân đã lưu lại những hình tượng nhân vật ngời sáng trong lòng người đọc. Nối tiếp tinh thần yêu nước và muốn làm sông lại lịch sử dân tộc, Nguyễn Đình Thi xây dựng hai vở kịch được dư luận đánh giá khá cao là: Rừng trúc và Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối do ngoài tài năng viết kịch, Nguyễn Đình Thi còn khéo chọn bối cảnh lịch sử khá gay cấn gây hấp dẫn người đọc. Nổi bật trên tất cả là nghệ thuật xây dựng nhân vật thật thành công của ông. Trong đó, ông dành nhiều công sức hơn cả cho các nhân vật như: Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh), Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ, những nhân vật chủ yếu dựng nên bi kịch lịch sử đời Trần. Thê nhưng nhân vật được tác giả dồn nhiều tâm bút nhất và được khán giả thương cảm nhiều nhất là Lý Chiêu Hoàng, vị nữ vương cuối cùng của triều Lý. Lên ngôi vua chưa được bao lâu, do thân cô thế cô đã phải nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh và lịch sử sang trang từ đó, dòng dõi nhà Lý trị vì trên hai trăm năm đến đây là hết, mở ra một triều đại mới cho nhà Trần.

Xây dựng nhân vật Chiêu Hoàng lúc đã trưởng thành, Nguyễn Đình Thi

có điều kiện đi sâu vào mọi ngóc ngách tâm hồn của nàng, nàng không còn là con bé bảy tuổi, ngơ ngác như con chim non chịu mọi sự xếp đặt của người khác. Lớn lên nàng hiểu được nguyên nhân cái chết đau đớn của cha mình và những việc làm đáng buồn của mẹ mình. Nàng không sao quên được hình ảnh người cha yêu thương chết thảm: "... mặt người thắt cổ to mọng lên bằng cái tráp, hai mắt trơn trắng dã, miệng ứa máu và cái lưỡi đen bầm rơi ra ngoài miệng lủng liếng" (30, 308) trong khi mẹ nàng ngày ngày thông đồng với quan thái sư Trần Thủ Độ lại chính là em họ bà. Nàng hiểu được sự nhường ngôi của nàng cho Trần Cảnh chẳng qua chỉ là trò xếp đặt của dòng họ nhà Trần mà nàng không thể nào cưỡng lại được. Nàng tiếc cho triều Lý trị vì trên hai trăm năm, xây thành đắp lũy, đánh Tông dẹp Chiêm, mở mang bờ cõi đẹp như viên ngọc quí phút chốc bỗng tiêu tan. Trách ai đây khi sự việc đã không còn cứu vãn được, sống trong hoàng cung, bên cạnh nhà vua nhưng nàng thấy tâm hồn mình giá lạnh và lúc nào cũng man mác một nỗi sầu thương, nhất là từ khi thái tử Trịnh chết đi, đứa con mà nàng rứt ruột sinh ra đã sớm rời bỏ nàng từ lúc mới lọt lòng. Cái chết của nó khiến cho địa vị của nàng bị lung lay. Nỗi lo sợ ngôi hoàng hậu có thể lọt vào tay họ tộc khác khiến cho những "rường cột" của nhà Trần bàn mưu tính kế đưa chị nàng đã sẩn có mang thay thế ngôi vị của nàng. Trước sự việc này, Chiêu Thánh cay đắng nhận ra hoàn cảnh hiện tại và sự tồn tại thừa thải của mình trong cung cấm. Ngòi bút tâm lý của Nguyễn Đình Thi thật sắc sảo trong từng khoảnh khắc đau khổ của Chiêu Thánh, ông đã mổ xẻ, lách sâu vào tận sâu thẳm tâm hồn nàng. Chiêu Thánh hiện lên trước mắt người đọc thật đáng thương, nàng khóc rồi cười, đau khổ đến dửng dưng lạnh lùng... Trong cung cấm rộng lớn không có chỗ nào cho nàng dung thân, những người ruột thịt thân thiết của nàng đã vô cùng xa lạ. Mẹ nàng bây giờ trở thành vợ của kẻ đã bắt cha nàng phải chết. Chị nàng sắp thế vào chỗ của nàng, làm vợ của chồng nàng. Còn chồng nàng, một vì thiên tử trị vì thiên hạ nhưng lại nghe theo mọi sự xếp đặt của kẻ khác. Người thân cận với nàng giờ đây chỉ còn người thị nữ trung thành. Nàng quyết định cùng người thị nữ đến tá túc ở một ngôi nhà gần chùa Bảo Quang, vừa để lánh đời, vừa để tiện trông nom hương khói cho cha nàng. Đây phải chăng là một quyết định sáng suốt của

Chiêu Thánh nhưng dù sao cũng thật đáng buồn vì sự ra đi quá dễ dàng của nàng. Chẳng ai có lòng nhiệt thành muốn níu kéo nàng ở lại, kể cả nhà vua, người đã cùng nàng từng mặn nông chăn gối. Ông nói: "Y người đã quyết, ta còn biết làm thế nào... Chiêu Hoàng cũng biết, kẻ ở ngôi cao thì đời mình đâu còn phải của riêng mình nữa... "(30, 316). Như vậy, không phải ông không thương xót, nuối tiếc Lý Chiêu Hoàng nhưng ông không thể không tuân theo một guồng máy quyền lực chính trị đang vận hành, đằng sau Trần Thủ Độ là sức nặng của cả dòng họ, vương triều. Chấp nhận lấy công chúa Thuận Thiên theo sự sắp đặt của Trần Thủ Độ là ông đã tuân theo một giải pháp tình thế, đồng thời cũng là giải pháp lịch sử.

Xây dựng nhân vật nữ chính này, Nguyễn Đình Thi đi sâu vào khai thác tâm lý phức tạp của nàng ở những vị thế khác nhau. Ở vị thế là một bà hoàng, có những lúc Chiêu Thánh cảm thấy có lỗi với tiên đế, với cơ nghiệp của tổ tông và khao khát giành lại quyền lực cho cá nhân và vương triều... Nhưng ở vị thế là một phụ nữ yếu đuôi, một người vợ hiền nàng cảm thấy quyền lực thật đáng sợ. Để được quyền lực, người ta không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả trừ khử, chém giết lẫn nhau. Nàng muốn xa lánh nơi hoàng cung để tìm sự bình yên của tâm hồn... Nàng từng nói với Trần Thủ Độ một câu nói đáng để cho ta suy gẫm: "Việc nước là lớn nhất nhưng việc người với người cũng không phải là nhỏ hơn" (30, 358). Có thể nói Nguyễn Đình Thi đã thật thành công khi đi vào mô tả diễn biến tâm lý của nhân vật này, mọi tình cảm, suy nghĩ của nàng đều chân thực. Hình tượng nhân vật Lý Chiêu Hoàng đã góp phần lớn trong việc nâng cao giá trị tác phẩm Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi.

Nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch nữa là Trần Thú Độ, một Thông quôc Thái sư nhà Trân. Ong hét lòng phụng sự cho cơ nghiệp nhà Trần, không hề tiếc công tiếc sức. Với bàn tay sắp đặt của ông, địa vị của vương triều nhà Trần và xã tắc được củng cố, hưng thịnh. Ông được coi như là một bậc khai quốc công thần, được triều đình trọng vọng, nể vì, nhất là những quyết định của ông thường được vua nhà Trần nhất nhất nghe theo. Thế nhưng bên cạnh đó, về mặt đạo đức ông đã để lại lắm điều tiếng thị phi. Ông sẳn sàng

làm mọi việc, không nhân nhượng, miễn sao đạt được mục đích mà mình đeo đuổi. Chính vì vậy, với triều Lý, ông bị mang tiếng là kẻ thoăn nghịch, là kẻ giữ vai trò quan trọng trong việc lật đổ triều Lý, hại vua nhà Lý, lấy hoàng hậu nhà Lý... Và khi đất nước đã về tay nhà Trần, với vai trò là một bậc quốc công, chú họ của vua, ông vẫn không ngừng ngơi nghỉ việc tìm mưu tính kế để làm sao cho giang sơn nhà Trần được trường tồn mãi mãi. Với cá tính lịch sử mạnh mẽ như vậy, Trần Thủ Độ được nhiều tác giả kịch khai thác và đưa lên sân khấu. Đến Nguyễn Đình Thi, một mặt ông xây dựng nhân vật này giống như chính sử đã ghi chép lại, mặt khác ông nhìn nhân vật này với đôi mắt có phần cảm thông. Đằng sau cái vẻ toan tính phức tạp của Trần Thủ Độ, là một động cơ chính trị hết sức rõ ràng, một cá tính nhất quán, một đời sống nội tâm rạch ròi... Nguyễn Đình Thi còn trân trọng ghi lại câu chuyện Trần Thủ Độ đã tha chết và ban thưởng cho người quân hiệu đã dám cản đường vợ mình vì người lính ấy đã làm đúng theo phép nước. Có thể nói ông là một người công tư rất phân minh, nhất là những gì ông xét thấy có thể phát huy được kỷ cương phép nước thì ông đặt lên trên hết. Nhìn chung, Nguyễn Đình Thi rất tôn trọng sự thật lịch sử khi xây dựng nhân vật này, chính vì thế hình tượng Trần Thủ Độ hiện lên trong tác phẩm của ông thật sống động và chân thật như những gì lịch sử ghi chép lại.

Đến Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình ảnh uy nghi của Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc có một tầm vóc lớn, một nhân cách lớn. Ông mạnh dạn đi sâu vào khai thác khoảng thời gian Nguyễn Trãi ở Đông Quan, là thời gian mà tài liệu lịch sử ghi lại ít nhất. Ông muốn mượn tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Trãi để xây dựng nên một vở kịch có tính giáo dục cao và cũng để nhằm gắn kết công chúng đương đại với nhân vật lịch sử...

Chân dung Nguyễn Trãi được Nguyễn Đình Thi khắc họa thật cao quý, vừa thanh đạm giản dị, vừa có khí phách hiên ngang. Ông trở lại thành Đông Quan sau khi định đi theo xe tù của cha sang Trung Quốc nhưng cha ông đã từ chối và khuyên: "Con là người học rộng, tài cao, hãy tìm cách rửa nhục cho

nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại trung và đại hiếu, đâu cứ phải đi theo khóc lóc như đàn bà con gái mới là hiếu là trung". Nghe lời cha ông quay về nhưng lập tức bị giặc bắt. sống ở Đông Quan, tuy Nguyễn Trãi không bị gông cùm tù hãm nhưng ông luôn bị bọn chúng theo dõi và mua chuộc. Chúng khua môi múa mép vẽ ra một tương lai rực rỡ cho Nguyễn Trãi và nhân dân An Nam khi ông ra phục vụ cho chúng. Trước những lời ấy Nguyễn Trãi thường khéo léo chối từ hoặc im lặng không trả lời nhưng ông thầm khinh bỉ những lời lẽ bịp bợm, xảo trá của chúng. Thực tế đời sống khổ cực vô vàn của nhân dân đang từng phút hiển hiện trước mắt Nguyễn Trãi, họ bị giết chóc, hành hạ, bóc lột không chút thương tiếc. Tiếng oán than của người dân nghèo vô tội đối với quân cướp nước và bè lũ tay sai nhiều không kể xiết. Mười năm sống ở Đông Quan là mười năm Nguyễn Trãi vất vả tìm ra con đường đi riêng cho mình.

Ông kín đáo và kiên trì liên hệ với những nhà yêu nước thời bấy giờ như Trần Nguyên Hãn, Lê Cảnh Tuân, Vũ Mộng Nguyên hòng tìm một vì minh chủ để tôn thờ và phụng sự cho sự nghiệp cứu nước. Tác phẩm kết thúc vào lúc Nguyễn Trãi lên đường tìm vào Lam Sơn, bắt đầu một chặng đường mới của mình. Một chặng đường đầy những khó khăn nhưng cũng lắm vinh quang, tỏ rõ một tài năng quân sự xuất chúng, một chiến lược gia thiên tài đưa tên tuổi của Nguyễn Trãi vào những trang sử sáng chói của dân tộc.

Xây dựng nhân vật Nguyễn Trãi vào thời điểm Nguyễn Trãi ở thành Đông Quan, Nguyễn Đình Thi phải hoàn toàn chủ động và sáng tạo. Ông phải tìm ra hàng loạt nhân vật cùng sinh sống, quan hệ với Nguyễn Trãi, xây dựng khung cảnh ở thành Đông Quan vắng vẻ, u buồn và ảm đạm... Cái hay ở chỗ là tác giả đã xây dựng được nhân vật có tính nhất quán, trong từng chi tiết kịch đều tỏ rõ được hình ảnh hiên ngang, cao quí và rất mực yêu nước của Nguyễn Trãi. Hình ảnh Nguyễn Trãi tuy sống trong gian khô nhưng vân lung linh, ngời sáng trong suốt tác phàm. Ong đã vượt qua bao cám dỗ của vật chất đời thường để dành trọn tấm lòng mình cho nhân dân, cho đất nước vẫn còn triền miên trong khói lửa chiến tranh.

2.1.2.2 Nhân vật truyền kỳ

Nhân vật truyền kỳ là nhân vật có sự tích kỳ lạ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Với mong muốn đưa những nhân vật từ truyện cổ tích truyền thuyết của cha ông lên ánh đèn sân khấu để họ được gần gũi hơn với con người hiện đại, Nguyễn Đình Thi mạnh dạn viết hàng loạt vở kịch đa phần dựa theo những sự tích cổ xưa, bên cạnh đó có thêm những sáng tạo mới để vở kịch mang vẻ độc đáo riêng. Cũng như nguyên bản các truyện cổ tích truyền thuyết, kịch của Nguyễn Đình Thi xây dựng dựa theo thường là kịch ngắn, chỉ một vài cảnh, một vài hồi, có vở chỉ có một cảnh như: Người đàn bà hóa đá, Cái bóng trên tường, Trương Chi.

Trong các vở kịch ngắn kể trên, nhân vật chính thường là người phụ nữ mang những vẻ đẹp tâm hồn cao quý mà văn chương nghệ thuật thường lây làm đê tài ca tụng không bao giờ cũ. Ở vở Người đàn bà hóa đá, Nguyễn đình Thi đã làm sống lại hình ảnh người phụ nữ hiền dịu, thủy chung, có hoàn cảnh bất hạnh, tội nghiệp vì tình yêu đôi với chồng, nàng đã hoàn toàn biến thành tượng đá ôm con đứng ngóng về phía chân trời. Người đời cứ mỗi khi trông thấy tượng đá ấy thì gọi là đá vọng phu (hòn đá đứng trông chồng). Nguyễn Đình Thi qua vở kịch, đã đi sâu vào hạnh phúc cá nhân và nỗi đau của con người khi gặp phải cảnh ngang trái trong cuộc đời. Không như câu chuyện cổ, ngòi bút của ông chú trọng đến việc đặc tả tâm trạng đau buồn và ngóng chờ chồng đến vô vọng của người vợ, vượt cả thời gian và không gian. Trời đất cũng cảm động giao hòa thân xác nàng thành pho tượng đá để nàng vĩnh hằng tồn tại với thời gian và để hình ảnh của nàng nhắc nhở người đời về bi kịch lứa đôi đau lòng trên.

Đến vở Cái bóng trên tường, Nguyễn Đình Thi lại một lần nữa dựa vào truyện cổ tích truyền thuyết để xây dựng hình tượng người phụ nữ bất hạnh có phẩm chất tốt đẹp, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con... Tất cả các vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dường như hội tụ ở nàng. Điều bất hạnh nhất của nàng và cũng là bi kịch của đời nàng là nàng đã lấy nhằm một kẻ chẳng ra chi làm chồng: vừa vô học, độc đoán lại có tính đa nghi. Tác giả đã xây dựng

Một phần của tài liệu đặc điểm kịch nguyễn đình thi (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)