CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA NGUYÊN ĐÌNH
2.2.1 Xung đột giữa tham vọng của quyền lực và quyền sống
Đây là xung đột rất thường xảy ra trong cuộc sống mà kết quả là lực lượng đại diện cho quyền lực bao giờ cũng thắng thế còn nạn nhân của nó, những người yếu thế thì nhận lấy thất bại đau xót. Trong kịch của Nguyễn Đình Thi, xung đột loại này được nhận thấy trong vở Rừng trúc nhằm bộc lộ tư tưởng nhân đạo của tác giả đối với số phận con người, vở kịch không tập trung miêu tả trình tự của sự phát triển mâu thuẫn mà qua lời trò chuyện của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung ở đầu vở kịch, tác giả ngầm cho người đọc và người xem biết được xung đột tất yếu sẽ xảy ra. Đó là xung đột giữa hai thế lực không cân xứng thể hiện sức mạnh ghê gớm của quyền lực. Một bên là Trần Thủ Độ với đầy đủ uy thế và sự hậu thuẫn của vương triều nhà Trần, một bên là hoàng hậu Chiêu Thánh mảnh mai yếu đuôi và một hoài vương Trần Liễu tài lực mỏng manh. Sự xung đột không cân xứng ấy tất yếu sẽ kết thúc nhanh chóng nhưng dư âm và hậu quả mà nó để lại thật là xót xa, đau đớn. Chiêu
Thánh phản kháng rất yếu ớt, nàng không đấu tranh và cũng không thể đấu tranh để bảo vệ địa vị của mình nhưng bên trong tâm hồn nàng là cả một cơn sóng gió, một sự xung đột mãnh liệt, dằn xé trong nội tâm. Có lẽ xung đột nổi bật nhất và đặc sắc nhất trong vở kịch mà Nguyễn Đình Thi dồn hết tâm bút của mình để xây dựng là lúc Chiêu Thánh đau đớn, vật vã khi biết được số phận của mình đã bị bàn tay của quyền lực định đoạt. Đây là lúc Chiêu Thánh đáng thương nhất, nàng khóc rồi cười, đau đớn, run rẩy, ngây dại... Bao nhiêu uất ức, tủi hờn dâng cao trong lòng nàng. Nàng cảm thấy cô độc và xa lạ với những người thân yêu, ruột thịt, gần gũi nhất với nàng. Nguyễn Đình Thi đã xây dựng xung đột giữa hai mẹ con Chiêu Thánh thật gay cấn, hấp dẫn qua từng lời nói khuôn sáo, xa cách của Chiêu Thánh đối với mẹ. Những lời nói đó mang tính chất mỉa mai sắc bén như lưỡi dao cứa vào trái tim Thiên Cực.
Người đọc cảm nhận được sự tức giận của Chiêu Thánh và nỗi đau của Thiên Cực trong cuộc gặp gỡ này:
"CHIÊU THÁNH - Phải, ông Thống quốc Thái sư chồng bà, lần này nữa, cũng như mười một năm về trước, đã thẳng tay xếp đặt mọi việc. Lần này, ông ấy có nhẹ tay hơn, không đến nỗi sai người đến bảo: "nhổ cỏ phải nhổ cả rễ".
Mà... Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông... Mặc cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi... ta sẽ mở mắt nhìn mọi sự xem ra sao. Lệnh bà nghĩ sao, hay là lệnh bà sắp cho mang đến đây một dải lụa giống như dải lụa bạch gởi đến cho cha ta năm xưa?
THIÊN Cực - Sao con lại nói những lời điên dại! Trời ơi, con tôi.
CHIÊU THÁNH - Bà lầm rồi. Con gái bà là Lý Chiêu Hoàng kia mà. Con bé ấy mất đi đã lâu rồi, còn đâu. Còn ta, mẹ ta đi đâu không biết, cũng lâu rồi.
Ta đâu còn mẹ." (30, 301-302)
Xung đột xảy ra vào thời điểm đau khổ và thất vọng cùng cực của Chiêu Thánh và kết quả là giữa hai mẹ con họ có mâu thuẫn lớn không thể dung hòa được. Qua cách xây dựng và dẫn dắt xung đột của tác giả, người đọc càng hiểu rõ hơn tính cách và nỗi lòng của Chiêu Thánh, hiểu được âm mưu và sự quyết tâm của những kẻ nắm giữ quyền lực, hiểu được nỗi uất hận rất lớn trong lòng của Chiêu Thánh, từ đó có sự cảm thông và xót thương cho hoàn cảnh của nàng
hơn.
Nguyễn Đình Thi đã tận dụng được thế mạnh của mình và nâng cao hiệu quả vở kịch khi khai thác sâu vào nội tâm Chiêu Thánh, ngòi bút của ông lách sâu vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn nàng để nhân vật có cơ hội thổ lộ tâm tư của mình. Xung đột trong vở kịch dường như chìm rất sâu, ông không làm lộ ngay tư tưởng của vở kịch mà gợi cho khán giả nhiều suy nghĩ và lòng thương cảm. Cùng với Chiêu Thánh, Trần Liễu cũng là nhân vật chịu nhiều bất công và thiệt thòi. Việc làm của Trần Thủ Độ ngoài việc trái với luân thường đạo lý còn rất xem nhẹ vai trò của một vị hoàng thân quốc thích như ông, cho nên việc ông câu kết binh mã nổi loạn phần nào cũng được tác giả nhìn nhận với sự cảm thông. Hơn Chiêu Thánh ở chỗ Trần Liễu vừa mất vợ đã lập tức phản kháng chống lại triều đình nhưng số gia binh ít ỏi của ông đã mau chóng bị quân triều đình đánh bại. Ông đã không ngần ngại sự chênh lệch về thế lực vội vàng chứng tỏ sự bất bình của mình. Mối căm hận của Trần Liễu rất lớn, dễ dàng bộc phát thành xung đột. Ong săn sàng từ bỏ mọi vinh hoa phú quý chôn cung đình để giành lấy lẽ phải cho mình. Trong một thời gian dài ông bị Trần Thủ Độ cho người truy đuổi gắt gao, phải trốn tránh khắp nơi, càng trốn nỗi căm phẫn trong ông càng lớn, càng nuôi ý chí trả thù. Nhưng tiếc thay trời khôns chiều lòng người, ý chí của ồng thì lớn mạnh song tài lực lại quá mỏng manh nên không thể thực hiện được nguyện vọng của mình. Trong hoàn cảnh bị dồn vào thế cùng, ông cố vùng vẫy tìm cách giải thoát nhưng càng vùng vẫy, càng bị sợi dây của quyền lực thít chặt hơn. Đọc hết vở kịch, người ta nhận thấy có sự xung đột rất lớn và gay gắt diễn ra giữa Trần Liễu và triều đình, mà đại diện là Trần Thủ Độ nhưng do yếu thế nên Trần Liễu phải trốn tránh và liên tục gặp thất bại. Tuy vậy, ông cũng là nhân vật rất quan trọng, góp phần đẩy xung đột kịch lên cao, giúp cho tác phẩm thêm hấp dẫn và đầy kịch tính. Có lẽ điều quan trọng nhất mà Nguyễn Đình Thi đã ưu ái dành cho Trần Liễu là việc ông đã chứng tỏ được vai trò của người đàn ông khi phản kháng lập tức và mạnh mẽ trước sự việc xâu xa và bất công khó có thể nào chấp nhận được của Trần Thủ Độ và triều đình đối với bản thân ông và gia đình.
Như vậy, cả Trần Liễu và Chiêu Thánh đều là những nạn nhân đáng thương của quyền lực. Họ đã bị tước mất quyền sống hạnh phúc một cách oan ức mà không ai dám đứng ra bênh vực dù họ đáng được bênh vực. Sau xung đột này, Nguyễn Đình Thi đã để cho họ rời khỏi hoàng cung mang theo cả nỗi đau khổ và uất hận của mình. Lịch sử đã công bình ghi lại sự việc bất công của họ và Nguyễn Đình Thi đã tô đậm thêm nỗi đau của họ bằng chính cảm xúc chân thành của trái tim mình. Suy cho cùng, xung đột trên xảy ra cũng do nhiều mâu thuẫn manh nha từ trước như mâu thuẫn giữa hai dòng họ Lý-Trần, mâu thuẫn giữa sự mong mỏi có thái tử nôi dõi và sự chậm con của hoàng hậu Chiêu Thánh... Với quyền lực trong tay, Trần Thủ Độ đã dễ dàng xoay chuyển sự việc theo ý mình nhưng hậu quả của việc làm đó đã hằn sâu dấu vết đau thương lên tâm hồn nhạy cảm của Chiêu Thánh và làm rạn nứt đi tình cảm tốt đẹp giữa hai anh em nhà vua. Và đặc biệt, sự xung đột có một không hai trong lịch sử này đã để lại những điều tiếng dị nghị không thể xóa nhòa cho Trần Thủ Độ đến muôn đời sau.
Đối với các vở kịch lớn và có giá trị thì những xung đột tư tưởng, xã hội, chính trị thường nhằm vào lĩnh vực đạo đức, phê phán những việc làm trái với nhân luân và đạo lý nên một tác phẩm kịch muốn đi vào lòng quần chúng, muôn tồn tại được lâu phải đứng trên lập trường của đạo đức, ca ngợi những gì hợp với lý tưởng của nhân dân. Nguyễn Đình Thi qua xung đột của vở kịch đã đứng về phía kẻ cô thế, ông đã bênh vực cho lẽ phải bằng cái tâm và tấm lòng nhân đạo của mình, không có gì lớn hơn nỗi đau của con người trong cảnh bất công, ngang trái mà phải cam lòng chấp nhận. Xung đột trong vở kịch tuy thâm trầm nhưng rất dữ dội bộc lộ được tính cách của từng nhân vật và tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gấm vào trongtác phẩm. Những thành công mà vở Rừng trúc có được sau khi sáng tác và công diễn đã phần nhiều chứng tỏ cái tài dẫn dắt xung đột kịch của Nguyễn Đình Thi. Với loại xung đột giữa hai thế lực không cân xứng này nếu không thật sự có tài thì dễ đưa vở kịch bế tắc nhưng Nguyễn Đình Thi đã khéo léo dồn bút lực của mình vào nỗi đau xót trong nội
tâm của nhân vật để qua đó chứng tỏ cho người đọc, người xem thấy sự xung đột vẫn còn âm ỉ không nguôi. Xung đột xảy ra đã thật sự đọng Lại những cảm xúc rất sâu lắng trong lòng người đọc và người xem bằng chứng là khán giả đã lặng người khi xem Lê Khanh trong vai Chiêu Thánh diễn trên sân khấu. Đó không còn là xung đột nhỏ mang tính chất gia đình mà là một xung đột mang tính xã hội lớn. Xung đột đã kéo theo nhiêu điêu thay đôi sau đó mà Trần Thủ Độ cũng không lường hết được, nhất là việc Trần Thái Tông bỏ lên Yên Tử tham thiền mà nhiều lời đồn đại cho rằng do vua quá bất mãn trước những việc làm quá độc đoán của Trần Thủ Độ trong chốn cung đình.
2.2.2 Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa người anh hùng yêu nước và bè lũ cướp nước.
Tuy tách xung đột ra thành hai khía cạnh khác nhau nhưng thực chất chúng có liên quan chặt chẽ với nhau trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Bởi vì xung đột giữa tính cách là tính cách cao đẹp của người anh hùng dân tộc có tấm lòng yêu nước và hoàn cảnh là bị bọn cướp nước và bán nước giam lỏng, kiềm hãm tại thành Đông Quan. Như vậy, tính cách và hoài bão của Nguyễn Trãi thì tốt đẹp nhưng hoàn cảnh thì trói buộc. Từ xưa đến nay, bao giờ cũng vậy, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và bọn giặc ngoại xâm lúc nào cũng là mâu thuẫn lớn nhất và tất yếu sẽ xảy ra xung đột. Trong vở kịch này, mâu thuẫn tuy âm ỉ, thâm trầm nhưng diễn ra rất dữ dội và dai dẳng, có cơ hội thì sẽ bùng nổ thành xung đột. Nguyễn Đình Thi đã xây dựng hai hình ảnh tương phản giữa Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, sông thanh đạm, nhân hậu và bọn giặc độc ác dã man, sông trong nhung lụa, được mọi sự hầu hạ, cung phụng. Từ đó, ông dành cho người đọc có một tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ đối với Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc.
Xét tình cảnh của Nguyễn Trãi lúc ấy thật khó khăn. về sức mạnh quân sự, ông không thể đương đầu với bọn chúng vì ông đang bị chúng cô lập, cách tốt nhất là phải dùng mưu và kín đáo che giấu những dự định cứu nước của mình. về tài chính, Nguyễn Trãi thường xuyên sống trong cảnh đạm bạc, thiếu thốn, rau cháo qua ngày. về tinh thần thì ông bị giam lỏng, giám sát, ít được
liên hệ với những người xung quanh. Sông trong cảnh bức bôi ấy, Nguyễn Trãi càng thêm căm phẫn kẻ thù và mong muốn có cơ hội thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại. Bởi thế nên trong vở kịch, mâu thuẫn lúc nào cũng căng thẳng, hai đối thủ không lúc nào lơi lỏng nhau, chờ đến khi đạt được mục đích. Đọc toàn bộ tác phẩm ta nhận thấy có ba xung đột lớn. Xung đột lần một: Nguyễn Trãi đối mặt với những tên giặc Minh đứng đầu bộ máy cai trị hà khắc ở nước ta thời bấy giờ khi vừa về đến Đông Quan. Đứng trước chúng, bằng một phong thái đường hoàng, bình tĩnh, không chút nao núng, run sợ, Nguyễn Trãi từ tốn trả lời những câu hỏi xấc láo của chúng. Xung đột thật căng thẳng khi bọn chúng định chém đầu Nguyễn Trãi để rồi sau đó xung đột bất chợt chùng xuống khi chúng nhận thấy được giá trị của Nguyễn Trãi, của một người có nhân cách và tài giỏi hơn người:
"TRƯƠNG PHỤ - Sao mày đã theo cha sang Trung Quốc lại trở về?
NGUYỄN TRÃI - Tôi là con trai lớn, cha tôi cho tôi về trông nom phần mộ tổ tiên.
TRƯƠNG PHỤ - Sao mày về đến nhà, không ra trình diện với quan địa phương?
NGUYÊN TRÃI - Đường xa, tôi về đến quê nhà giữa đêm cuối năm, chức sắc ở xã đã biết. Ngay hôm sau, mồng một tết, huyện quan đã về xã bắt tôi.
TRƯƠNG PHỤ - Ta biết trong lòng mày không chịu quy phục Thiên triều. Ta muốn chém đầu mày!
NGUYỄN TRÃI - Thưa vâng, đó là quyền trong tay ngài. TRƯƠNG PHỤ - Mày không sợ chết sao?
NGUYỄN TRÃI - Thưa ngài, có cái chết đáng sợ, có cái chết không đáng SỢ. Cái chết này không đáng sợ.
Hoàng Phúc ghé đến, nói khẽ với Trương Phụ. Tất cả nín lặng.
TRƯƠNG PHỤ - Mày không phải như những tên Kỳ, tên Đại. Nhưng mày chớ kiêu ngạo. Mày có được chút hiểu biết về lễ nghĩa liêm sỉ cũng là nhờ
sự giáo hóa của kinh truyện Thánh hiền Trung Quốc. Ta muốn chém đầu mày, nhưng vâng theo chiếu chỉ khoan hồng của Hoàng đế, xét mày còn trẻ, còn có thể uốn nắn, ta cho mày tạm sống để mày nhìn thấy sự nghiệp của Thánh triều ta!" (30, 425-426)
Chúng muốn dùng Nguyễn Trãi để thu phục lòng dân, phục vụ cho mưu đồ cai trị trên đất nước ta. Bằng những lời lẽ nhân đạo và ngọt nhạt một cách giả dối, bọn chúng tha chết cho Nguyễn Trãi, bước đầu thực hiện âm mưu của mình. Xung đột kết thúc trong sự bình lặng chính là nhờ ở phong cách bình thản, hiên ngang mang một vẻ đẹp cứng cỏi của Nguyễn Trãi. Nhưng đây cũng chỉ là sự bình lặng tạm thời... ơ lân đôi mặt này, được tận mắt chứng kiến những hành động độc ác, xấu xa và cảnh sông sung sướng, hoang phí của bọn chúng trên mồ hôi nước mắt của nhân dân ta, Nguyễn Trãi vô cùng căm phẫn nhưng ông gắng dằn lòng nhẫn nhịn vì những hoài bão cao đẹp mà ông theo đuổi. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn khi Nguyễn Trãi nhìn rõ bộ mặt và dã tâm của kẻ thù. Ong âm thầm chuẩn bị cho mình một cách đối phó phù hợp, vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết chờ cơ hội để giải thoát và thể hiện được bản lĩnh của mình.
Dù tha chết cho Nguyễn Trãi nhưng bọn chúng cũng hiểu ông chính là mối họa lớn khi ngày nào ông chưa chịu quy phục. Đã có lần chúng nói với Nguyên Trãi: "Ong Trãi ạ, con kỳ lân dù ân trong bụi có, mà sừng nó vân sáng"
(30, 441). Chính vì vậy, chúng ra sức dụ dỗ Nguyễn Trãi, mang quà cáp đến tận nhà biếu ông. Không màng danh lợi dẫu sống trong nghèo khó, Nguyễn Trãi đã khẳng khái từ chối và xung đột đã xảy ra. Xung đột lần thứ hai này giữa Nguyễn Trãi và tên tay sai của Hoàng Phúc (Lão Mã) nhưng cũng chính là Nguyễn Trãi đã tỏ rõ thái độ bất hợp tác của mình với tất cả bọn chúng. Hình tượng Nguyễn Trãi càng tỏa sáng hơn trong lòng của độc giả qua cách xây dựng và dẫn dắt xung đột của tác giả. Xung đột thể hiện được hành động anh hùng của Nguyễn Trãi trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà tính mạng của ông đang bị bọn chúng đe dọa và có thể chết bất cứ lúc nào. Bất chấp mọi nguy hiểm Nguyễn Trãi nhất định không nhận bất cứ ơn huệ của bọn chúng, từng lời
nói của ông thật dứt khoát và kiên định:
NGUYỄN TRÃI - Chữ tôi có ra gì, mà thật tôi cũng chưa dám cho chữ ai bao giờ. Ông Mã, phiền ông làm ơn cho tôi gửi lại Hoàng đại nhân chỗ trà Vũ Di này. Tôi không dám nhận.
LÃO MÃ - Việc gì mà ông câu nệ quá thế, phụ lòng cụ Hoàng trọng kẻ sĩ.
Mà ức Trai tiên sinh ạ, tôi nói thật, ông cũng nên chú ý, đừng có chọc tức cụ Hoàng Phúc về những chuyện vặt này, nó chẳng đáng gì!
NGUYỄN TRÃI - Ông nói làm tôi thêm sượng sùng. Tôi nay chỉ mang chút sông thừa nguội lạnh cũng không xong. Ong trình lại dúm với Hoàng thượng thư. Tôi không dám nhận. (30, 443)
Lần xung đột này tuy kết thúc nhanh và khá êm thắm nhưng có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì sau đó bọn giặc hiểu rõ hơn tính cách và ý chí của Nguyễn Trãi, từ đó đối xử khắt khe hơn với ông. Chúng cho người theo dõi Nguyễn Trãi suốt ngày đêm, cuộc sống của ông rất khó khăn và thiêu thôn nhưng vượt lên trên tất cả những nhu cầu hàng ngày của bản thân, Nguyễn Trãi luồn trăn trở tìm ra con đường để cứu nước. Theo thời gian, mâu thuẫn giữa Nguyễn Trãi và bọn chúng ngày càng lớn dần. Ông càng thêm căm phẫn bọn chúng khi nhìn thấy đất nước lâm vào cảnh tiêu điều và những tội ác chúng đã gây ra cho dân lành, còn chúng thì không thể chờ đợi Nguyễn Trãi lâu hơn nữa, không mua chuộc được Nguyễn Trãi, đã đến lúc chúng đành phải nhổ đi cái gai trước mắt. Đến lần xung đột thứ ba này đích thân Hoàng Phúc, tên thượng thư nhà Minh giáp mặt với Nguyễn Trãi để thuyết phục ông lần cuối cùng.
Nguyễn Đình Thi xây dựng xung đột trong bối cảnh như sự gặp gỡ tình cờ giữa hai người trong khuôn viên một ngôi chùa. Lời thoại giữa Nguyễn Trãi và Hoàng Phúc tuy vẫn mềm mỏng và khách sáo nhưng trong từng lời ẩn chứa sự bất đồng gay gắt. Nguyễn Đình Thi đã đẩy xung đột lên cao trong những lời cuối cùng Hoàng Phúc nói với Nguyễn Trãi:
"HOÀNG PHÚC - Xin mời ông cạn với tôi một chén. Ông với tôi, chúng ta đo được nhau cả. Lẽ ra, tôi cho bắt ông ngay ở đây mới phải. Ông thấy thế