CHƯƠNG 1: NỘI DUNG KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
1.2. CÁC M ẢNG ĐỀ TÀI CỦA KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI
1.2.3 K ịch viết về đề tài kháng chiến chống Pháp - Mỹ
Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, kịch nói đã ra đời và ngày càng phát triển lớn mạnh. Đặc biệt kịch viết về thời kháng chiến chống Pháp- Mỹ thì rất nhiều, có thể nhắc đến tên tuổi của một số kịch tác gia với các tác phẩm như: Nguyễn Huy Tưởng, Bắc Sơn, Những người ở lại, Tờ báo, Anh Sơ đầu quân...), Học Phi (Chị Hòa, Một đảng viên, Ni cô Đàm Vân, Cô hàng rau...), Đào Hồng cẩm (Trước giờ chiến thắng, Chị Nhàn, Nối gió...), Nguyễn Vũ (Đất, Nàng bắn lén, Mùa xuân, Ngọn lửa...) ... Hòa vào không khí chung đó và cũng để thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của mình, Nguyễn Đình Thi cũng góp vào mảng đề tài này một vài tác phẩm như: Hoa và Ngần, Tiếng sóng, Giấc mơ. So với một số tác giả khác và xét trong khoảng thời gian Nguyễn Đình Thi sáng tác kịch (nằm trong và sau kháng chiến chống Mỹ) thì số lượng tác phẩm kịch Nguyễn Đình Thi viết về kháng chiến không nhiều nhưng đó là những tác phẩm mô phỏng khá chân thực và cảm động về bối cảnh cuộc sông và chiên đấu của dân tộc.
Hoa và Ngần là một vở kịch viết về Hà Nội trong những năm kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1956 đến năm 1973. Hoa và Ngần là tên của hai nhân vật chính trong tác phẩm, cũng là hai người bạn rất mực thân thiết với nhau. Hoa là y sĩ và Ngần là giáo viên. Họ rất nhiệt tình với công việc và với cách mạng, tự nguyện ở lại Hà Nội, bám giữ Hà Nội, cả vào những lúc bom đạn kẻ thù điên
cuồng tàn phá. Họ vẫn kiên cường sống với bộn bề công việc, với hiểm nguy rình rập và với nỗi đau của những mất mát trong chiến tranh. Cùng với họ, hàng loạt nhân vật khác cũng có những cảnh ngộ khó khăn, gian khổ riêng như:
Chị Mười, Khánh, Duyên, Bảo, Lâm, Bình... Tất cả những người họ đều khao khát được sống tự do. Họ không ngần ngại vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời để xả thân vì cách mạng. Tác phẩm kết thúc vào lúc tình hình chiến sự có phần sáng sủa hơn: Mỹ ký tắt Hiệp định Pa-ri, cam kết rút quân ra khỏi Việt Nam. Đây thật sự là niềm vui lớn lao của tất cả mọi người. Chiến tranh gần tàn, con người có nhiều niềm hy vọng và hạnh phúc khi được gặp lại những người thân yêu: anh Mười, Bảo, Bình từ chiến trường trở về, từ nhà tù của giặc trở về... Ngoài niềm vui sum họp, sự trở về của họ còn báo hiệu sự thắng lợi tất yếu của đất nước, bởi không gì có thể tiêu diệt nổi sức mạnh của những con người yêu nước tự nguyện xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đến vở Tiếng sóng, trong sáu phân cảnh của vở kịch thì có ba cảnh (cảnh một, hai và bốn) là viết về thời kháng chiến chống Pháp- Mỹ, về những con người Việt Nam trong kháng chiến, cảnh một: hiện lên những con người nghèo khổ, nhỏ bé, buồn bã của thời kháng chiến chống Pháp: hai người thợ đàn bà đi làm đến đêm mới về như những chiếc bóng, người đàn ông say sưa hát nghêu ngao, tiếng em bé khóc thét đòi mẹ, hình ảnh người đà bà lầm lũi chôn con...
Đặc biệt, Nguyễn Đình Thi dồn tâm lực của mình vào ngòi bút ở đoạn cuối, lúc bà Nhiêu tìm gặp đầu chồng treo lẫn với các quả bưởi trên cành. Không còn hình ảnh nào để diễn tả sự tàn ác, nhẫn tâm của bọn giặc hơn hình ảnh ây. Và chính hình ảnh ây và cảnh tượng bà lão Nhiêu run rẩy, đau đớn khóc than thảm thiết trước cái chết của chồng mình đã thức tỉnh tấm lòng của người lính canh, thức tỉnh tình thương của những người vốn là nam quốc nam nhân với nhau.
Anh lính tự nguyện giúp bà gỡ những đầu người cho vào bọc vải rồi cùng đi với bà. Anh đã từ con đường tối đi theo con đường sáng, đi theo tiếng gọi của dân tộc mình. Cảnh hai: nội dung cảnh kịch lồng ghép câu chuyện của mẹ và con ở cả hai cuộc kháng chiến. Hiện tại là kháng chiến chống Mỹ và quá khứ (người mẹ nhớ lại) là kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ tươi đẹp hừng hực nhiệt huyết cống hiến cho cách mạng của cô gái khiến người mẹ nhớ lại thời
tuổi trẻ của mình. Lúc ấy bà là một nữ cứu thương trẻ đẹp tình nguyện ở lại cùng các chiến sĩ quyết tử thủ đô. Bà thương anh chiến sĩ tự vệ thành và có con cùng với anh là cô gái trẻ bây giờ. Ngày anh ra đi cùng đồng đội bắt đầu trận đánh, bà định báo tin vui là mình đang mang trong người giọt máu của anh, nhưng không kịp, anh đã ra đi mãi mãi không về. Cô gái lớn lên thật tự nhiên, vui tươi hồn nhiên trong tình yêu thương của mẹ và người bố nuôi sau này. Cô không biết được sự thật cho đến khi cô hai mươi tuổi, lúc người mẹ thấy cô đủ lớn để có thể nói rõ với cô. Và cô gái đã không phụ lòng bà mẹ, thế hệ thanh niên lớn lên trong cách mạng đã thật vững vàng trước nghịch cảnh của cuộc đời. Cô khá bình tĩnh đón nhận với tấm lòng yêu kính và biết ơn cả hai người bô của mình, người có công sinh thành và người có cồng dưỡng dục. Qua đó, cô cũng hiểu được thực chất của cuộc chiến tranh đã cướp đi biết bao sinh mạng con người, trong đó có bố cô và cũng làm trỗi dậy tấm lòng bao dung, nhân hậu, sẵn sàng chở che, gánh vác như người bố nuôi của cô để cô có được cuộc sống hôm nay. Cảnh bốn: Thời gian đang ở vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, bối cảnh là khu bệnh nhân cách ly của một bệnh viện kháng chiến trong rừng, mọi thứ đều đơn sơ, thiếu thốn. Nguyễn Đình Thi bằng ngòi bút thắm đượm tình thương của mình đã xây dựng thật thành công hình tượng các nhân vật, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn tội nghiệp của vợ chồng anh bộ đội. Bằng hành động, lời nói và các cử chỉ chăm sóc, đỡ đần vợ, anh bộ đội đã thể hiện tấm lòng chan chứa yêu thương vợ của mình, nhưng anh không thể ở suốt bên vợ bởi anh còn mang nặng trên vai một nhiệm vụ thiêng liêng khác, nhiệm vụ đối với đất nước, với sự sông còn của dân tộc. Nhìn vợ hóc hác, mệt mỏi vì bệnh tật, anh đau đớn trong lòng chỉ biết nói những câu an ủi vợ và hy vọng một ngày đất nước được toàn thắng, vợ chồng cùng trở về Hà Nội tìm lại ngôi nhà cũ, mái ấm yêu thương ngày xưa. Phút chia tay giữa hai người thật cảm động, chồng thương vợ ở lại trong cơn đau yếu, vợ thương chồng ra nơi trận mạc sống chết không biết thế nào, giã từ nơi bến sông này không biết có còn gặp lại nhau không, họ nghẹn ngào quyến luyến mãi không muốn rời...
Không cần phải diễn giải rườm rà, phức tạp, chỉ cần xây dựng nên tình cảnh xúc động lòng người này, Nguyễn Đình Thi đã thành công trong việc tố cáo tội
ác chiến tranh. Chiên tranh đã chia chồng rẽ vợ trong những lúc người ta thật sự cần có nhau nhất. Chiến tranh đã khắc nên dáng vẻ cô đơn tôi nghiệp của người vợ khi mãi nhìn theo bóng dáng của chồng đến khi khuất xa...
Giấc mơ là một vở kịch thơ được Nguyễn Đình Thi xây dựng khá thành công. Loại kịch này có một thời gian rất được các tác giả kịch ưa chuộng, nhất là khi chọn để viết về các đề tài lịch sử (theo thống kê từ năm 1940 đến 1945 kịch thơ chiếm đến 78% toàn bộ kịch về đề tài lịch sử). Nhân vật chính của vở kịch là người lính (sau là anh thương binh), bị thương nặng trong trận đánh với giặc Mỹ trên một mỏm đồi tưởng chừng như anh không thể nào sống nổi nhưng bằng ý chí kiên cường của người lính và chút hơi sức yếu ớt còn sót lại, anh đã chiến thắng được Thần chết để giành lấy sự sống. Cuộc chiến tranh kết thúc, hậu quả nặng nề mà anh lính phải gánh chịu là anh chẳng nhớ được quá khứ của mình. vết thương lớn ở đầu đã khiến anh quên đi tất cả, chẳng biết mình là ai, tên gì, quê quán ở đâu, cha mẹ còn hay mất... Sông giữa cuộc sống mới đang dần dần hồi sinh, anh không cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi người dành cho anh sự Ưu ái đặc biệt, các cụ già thương anh, trẻ em mến anh, anh cũng đã có một công việc phù hợp với mình... Tất cả những điều đó cũng phần nào giúp anh vơi đi nỗi đau riêng của mình. Thế nhưng quá khứ qua đi chứ không thể nào biến mất, ông bà già đến tìm con, cô người yêu ngày xưa của anh đến tìm anh nhắc nhở lại những kỉ niệm ngày xưa khiến anh khao khát được biết về nguồn gốc của mình. Chiến tranh đã hằn sâu dấu vết đau thương của nó lên cả một dân tộc chứ không chỉ riêng anh nhưng sống là phải tiến về phía trước chứ không phải mãi ôm quá khứ đau buồn để nhụt chí cùn lòng. Hiểu được điều đó anh thấy vui hơn để hòa nhập vào cuộc sống mới, những gì đã qua như một giấc mơ mà anh muốn quên khi vừa thức dậy.
Như vậy, trên đây là các vở kịch của Nguyễn Đình Thi được ông sáng tác trong gần 30 năm. Như chính ông thú nhận, đó là khoảng thời gian ông say mê kịch nhất. Nhà văn nói bằng tác phẩm của mình, điều tâm đắc đó đã thôi thúc Nguyễn Đình Thi sáng tác thật nhiều. Mười vở kịch không phải là con số ít, nhất là khi đặt trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Đình Thi cả về nhạc, thơ,
tiểu thuyết, lí luận phê bình. Thiên tư của Nguyễn Đình Thi quả thật phong phú, sức sáng tạo cũng vô cùng dồi dào. Người ta vẫn thường gọi ông là nhà văn Nguyễn Đình Thi hay nhà thơ Nguyễn Đình Thi, hy vọng ngày càng có nhiêu công trình, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu thêm về kịch của ông để người ta sớm công nhận ông là nhà viết kịch Nguyễn Đình Thi.